- Tổng phụ trách đội: 10 người
- Tổ trưởng chuyên môn: 20 người
- Giáo viên chủ nhiệm: 72 người
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Khảo sát thực trạng kĩ năng sống của học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk; thực trạng về công tác quản lý GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Đắk Glong.
Tác giả điều tra bằng phiếu câu hỏi
Bước 1: Khảo sát phụ lục 1 và phụ lục 2 đối với cán bộ quản lý và giáo viên của 10 trường, xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi với 04 mức độ.
Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng và tổ chức khảo sát.
Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu. Sử dụng công thức (n-1)/n để tính khoảng cách giữa các mức độ, cụ thể tác giả sử dụng 4 mức độ vậy áp dụng công thức thì khoảng cách giữa các mức độ là 0,75
Nhận thức | Kỹ năng | Thực hiện | Ảnh hưởng | ĐTB | |
Mức 1(4 điểm ) | Rất phù hợp | Tốt | Rất ảnh hưởng | 3,27 - 4,00 | |
Mức 2( 3 điểm ) | Phù hợp | Khá | Ảnh hưởng | 2,52 - 3,26 | |
Mức 3( 2 điểm ) | Ít phù hợp | Trung bình | Ít ảnh hưởng | 1,76 - 2,51 | |
Mức 4( 1 điểm ) | Không phù hợp | Yếu | Không ảnh hưởng | 1 - 1,75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Lứa Tuổi Trung Học Cơ Sở
- Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Và Phát Triển Giáo Dục Huyện Đăk Glong Tỉnh Đăk Nông
- Kết Quả Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Kết Quả Giáo Dục Kỹ Năng Sống Của Học Sinh Thcs Tại Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông.
- Thực Trạng Công Tác Chỉ Đạo Thực Hiện Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Đăk Glong –
- Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Lý Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Thcs Huyện Đăk Glong – Tỉnh Đăk Nông
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
2.3. Kết quả khảo sát thực trang quản lý giáo dục kỹ năng sống của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đăk Glong – Tỉnh Đăk Nông
2.3.1. Kết quả khảo sát về sự phù hợp, cần thiết thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm
Để đánh giá về thực trạng về mức độ cần thiết hay không trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, tác giả đã xây dựng phiếu câu hỏi để khảo sát đối với cán bộ quản lý, giáo viên các trường kết quả như sau
Bảng số 2.3: Kết quả khảo sát về sự cần thiết, phù hợp của việc GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Tiêu chí đánh giá | Rất phù hợp | Phù hợp | Ít phù hợp | K.phù hợp | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | % | S L | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường THCS là phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục hiện nay | 80 | 66.67 | 31 | 25.8 3 | 7 | 5.83 | 2 | 1.67 | 3.58 | 1 |
2 | GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm giúp người học có nhiều thêm cơ hội rèn luyện giúp hình thành các ký năng sống hữu ích và phù hợp với cuộc sống | 73 | 60.83 | 35 | 29.1 7 | 10 | 8.33 | 2 | 1.67 | 3.49 | 2 |
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 10 năm 2021 |
Qua kết quả khảo sát cho ta thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều cho biết nhận thấy rằng nếu thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động nghiệm trong tình hình hiện nay là rất phù hợp, điều này có thể nhận thấy qua việc khảo sát của tiêu chí 1 và 2 của bảng trên đều đạt điểm trung bình đạt 3.49 và 3.58. Từ đó có thể nói đây cũng là một điểm thuận lợi để cho việc triển khai kết quả nghiên cứu này tới các nhà trường trong thời gian tới.
Phân tích cụ thể chúng tôi thấy với tiêu chí số 1, có 80 cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá rất phù hợp, chỉ có số ít giáo viên đánh giá ít phù hợp và không phù hợp. Điểm trung bình ở tiêu chí này 3.58 đạt mức rất phù hợp; tiêu chí số 2 có 73 cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức rất phù hợp chỉ có 02 giáo viên đánh giá không phù hợp đạt điểm trung bình 3.49 ở mức rất phù hợp. Điều này chứng tỏ cán bộ quản lý và giáo viên đã coi trọng vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nên các nhà trường trong toàn huyện Đắk Glong nói riêng và các trường phổ thông nói chung cũng cần phải coi trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.3.2. Thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng sống của học sinh THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Để đánh giá thực trạng kĩ năng sống của học sinh tại các trường THCS như thế nào tác giả đã xây dựng phiếu câu hỏi, khảo sát 120 cán bộ quản lý và giáo viên về kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tao, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học của các em học sinh ở tất cả các trường THCS trên toàn huyện Đắk Glong kết quả như sau:
Bảng số 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong.
Tiêu chí đánh giá | Tốt | Khá | T. Bình | Yếu | Điểm TB | Th ứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Biết nhận diện “vấn đề “ cần giải quyết | 35 | 29.17 | 52 | 43.33 | 27 | 22.50 | 6 | 5.00 | 2.97 | 1 |
2 | Xác định được “vấn đề” đến từ đâu | 24 | 20.00 | 57 | 47.50 | 31 | 25.83 | 8 | 6.67 | 2.81 | 2 |
3 | Xác định được mối liện hệ giữa bản thân với “ vấn đề” đã xác định | 20 | 16.67 | 56 | 46.67 | 36 | 30.00 | 8 | 6.67 | 2.73 | 3 |
Tiêu chí đánh giá | Tốt | Khá | T. Bình | Yếu | Điểm TB | Th ứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
4 | Xác định được nguyên nhân và bản chất của “vấn đề” | 18 | 15.00 | 52 | 43.33 | 37 | 30.83 | 13 | 10.83 | 2.63 | 6 |
5 | Lựa chọn phương hướng giải quyết “ vấn đề” mang tính khả thi nhất | 18 | 15.00 | 57 | 47.50 | 38 | 31.67 | 7 | 5.83 | 2.72 | 4 |
6 | Thực hiện giải quyết vấn đề theo phướng hướng giải quyết đã lựa chọn | 17 | 14.17 | 53 | 44.17 | 40 | 33.33 | 10 | 8.33 | 2.64 | 5 |
7 | Luôn biết theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cách thức giải quyết vấn đề | 15 | 12.50 | 48 | 46 | 45 | 37.50 | 14 | 11.67 | 2.57 | 7 |
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 10 năm 2021 |
Trung bình chung X = 2.72
Qua kết quả khảo sát câu hỏi về thực trạng kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của học sinh ở trường gần như các các bộ quản lý và giáo viên đánh giá kết quả kỹ của học sinh ở mức trung bình khá, điểm trung bình chung là 2.72 đánh giá ở mức khá.
Phân tích cụ thể chúng tôi thấy, trong 7 tiêu chí được khảo sát ở trên thì tiêu chí số 1, có 35 người chọn mức tốt, mức khá có 52 người chọn, tỷ lệ chọn kỹ năng sống của học sinh về tiêu chí này ở mức yếu và trung bình vẫn cao điểm trung bình ở tiêu chí này là 2.92 đạt mức khá và được đánh giá là là tốt nhất trong kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, điều đó chứng tỏ các em đã biết nhận diện được vấn đề và đưa ra hướng giải quyết. Còn tiêu chí số 7 về tự theo dõi, đánh giá và tự điều chỉnh chỉ có 15 cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá ở mức tốt, tỷ lệ đánh giá lựa chọn mức trung bình và yếu còn cao, điểm trung bình của tiêu chí này là 2,57. Tuy nhiên vẫn được đánh giá ở mức khá nhưng vẫn còn thấp, tiêu chí này là tiêu chí được lựa chọn thấp nhất. Điều đó cần đặt ra cho các nhà trường THCS xây dựng các
giải pháp điều chỉnh để nâng cao tỷ lệ học sinh biết cách xác định vấn đề và đưa ra các hướng giải quyết hợp lý.
Bảng số 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong.
Tiêu chí đánh giá | Tốt | Khá | T. Bình | Yếu | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Có thể tiếp xúc và đối thoại dễ dàng với những người không cùng ý kiến | 16 | 13.3 3 | 55 | 45.8 3 | 41 | 34.1 7 | 8 | 6.67 | 2.66 | 4 |
2 | Có thói quen tham khảo và tìm kiếm thông tin đa chiều | 20 | 16.6 7 | 56 | 46.6 7 | 36 | 30.0 0 | 8 | 6.67 | 2.73 | 3 |
3 | Luôn tò mò với tất cả những thông tin, sự vật, hiện tượng liên quan tới công việc của mình | 22 | 18.3 3 | 60 | 50.0 0 | 30 | 25.0 0 | 8 | 6.67 | 2.80 | 2 |
4 | Luôn bị hấp dẫn bởi sự hoạt động của mọi thứ xung quanh | 25 | 20.8 3 | 58 | 48.3 3 | 32 | 26.6 7 | 5 | 4.17 | 2.86 | 1 |
5 | Biết thẳng thắn nhận sai lầm và thừa nhận nhận định, quan điểm của người khác | 12 | 10.0 0 | 57 | 47.5 0 | 43 | 35.8 3 | 9 | 7.50 | 2.62 | 6 |
6 | Luôn tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo | 17 | 14.1 7 | 53 | 44.1 7 | 40 | 33.3 3 | 10 | 8.33 | 2.64 | 5 |
7 | Truyền đạt ý tưởng của mình một cách hiệu quả tới mọi người xung quanh | 10 | 8.33 | 51 | 46.0 0 | 45 | 37.5 0 | 14 | 11.67 | 2.48 | 7 |
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 10 năm 2021
Trung bình chung X = 2.68
Từ kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng trên, chúng tôi nhận thấy: đối với kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo học sinh các trường THCS được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá chưa cao, điểm trung bình chỉ đạt từ 2.48 đến 2.86 tuy học sinh luôn có chú ý hấp dẫn, tò mò quan tâm đến mọi hiện tượng liên quan đến bản thân đạt điểm trung bình 2.86 là cao nhất xếp ở mức khá, nhưng kỹ năng sáng tạo, kỹ năng trình bày, diễn đạt còn hạn chế, tỷ lệ ở mức yếu và trung bình còn cao, tiêu chí luôn tạo ra ý tưởng sáng tạo mới mẻ, truyền đạt ý tưởng có hiệu quả chỉ đạt mức trung bình 2.48 và 2.64 từ đó có thể thấy các em chưa biết cách khéo léo dung hòa các mối quan hệ, để đưa ra cách giải quyết vẹn toàn, chưa có tính sáng tạo cao trong việc giải quyết vấn đề, tỷ lệ này chủ yếu rơi vào các trường TH&THCS ĐắkPlao, trường THCS Đắk Nang, THCS Phan Chu Trinh, TH&THCS Trần Quốc Toản ở những trường này tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số khá đông, học sinh thì ngoài thời gian đi học văn hóa một buổi, buổi còn lại phải theo gia đình đi làm nương rẫy nên các em cũng ít tham gia nhiều hoạt động ở trường, ít được cọ xát nên sự tự tin, sáng tạo cũng hạn chế . Điều đó các nhà trường THCS cũng cần phải lưu ý để tăng cường giáo dục học sinh có thêm nhiều kỹ năng này.
Bảng số 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp và hợp tác của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong
Tiêu chí đánh giá | Tốt | Khá | T. Bình | Yếu | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
S L | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của các thành viên khác trong nhóm để hiểu nhau hơn | 30 | 25. 00 | 59 | 49.1 7 | 26 | 21.67 | 5 | 4.17 | 2.95 | 1 |
2 | Biết hỗ trợ và chia sẻ công việc cho nhau trong quá trình thực hiện công việc chung | 27 | 22. 50 | 54 | 45.0 0 | 33 | 27.50 | 6 | 5.00 | 2.85 | 2 |
Tiêu chí đánh giá | Tốt | Khá | T. Bình | Yếu | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
S L | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
3 | Có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành công việc theo kế hoạch đã xác định | 25 | 20. 83 | 54 | 45.0 0 | 32 | 26.67 | 8 | 6.67 | 2.78 | 4 |
4 | Biết kiềm chế tốt cảm xúc của chính mình và không ngừng học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác | 29 | 24. 17 | 49 | 40.8 3 | 35 | 29.17 | 7 | 5.83 | 2.83 | 3 |
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 10 năm 2021
Trung bình chung X = 2.85
Qua kết quả khảo sát về kỹ năng giao tiếp và hợp tác được cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường đánh giá học sinh ở mức khá điểm trung bình từ
2.83 đến 2.95. Điểm trung bình của kỹ năng này là 2.85 đạt ở mức khá, điều đó chứng tỏ kỹ năng này trong các nhà trường hiện nay đang được quan tâm để giáo dục cho học sinh.
Cụ thể trong 4 tiêu chí ở trên thì tiêu chí được đánh giá cao nhất đó là kỹ năng biết lắng nghe quan điểm của người khác, điểm trung bình ở tiêu chí này là 2.95, đạt mức khá trong đó có 30 người chọn ở mức tốt, chứng tỏ học sinh biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của các thành viên trong nhóm để hiểu nhau hơn, biết hỗ trợ và chia sẻ công việc cho nhau trong quá trình thực hiện công việc chung. Tiêu chí số 4 về nội dung tự chịu trách nhiệm, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra được các thầy cố đánh giá yếu hơn, có điểm trung bình là 2.78 có 25 giáo viên chọn ở mức tốt, còn lại là ở mức khá, mức yếu có 6 người đánh giá.
Như vậy về kỹ năng giáo tiếp và hợp của học sinh THCS huyện Đắk Glong, tuy chưa đạt được mức tốt nhưng cơ bản các em rất ngoan biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết tiếp thu để hoàn thiện bản thân hơn.
Bảng số 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng tự nhận thức và cảm thông của học sinh ở các trường THCS tại huyện Đắk Glong
Tiêu chí đánh giá | Tốt | Khá | T. Bình | Yếu | Điể m TB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Có khả năng nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của bản thân ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó | 28 | 23.3 3 | 52 | 43.3 3 | 33 | 27.5 0 | 7 | 5.83 | 2.84 | 3 |
2 | Có khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì | 26 | 21.6 7 | 54 | 45.0 0 | 32 | 26.6 7 | 6 | 5.00 | 2.80 | 4 |
3 | Có khả năng hiểu rõ chính xác đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình | 25 | 20.8 3 | 59 | 49.1 7 | 30 | 25.0 0 | 6 | 5.00 | 2.86 | 1 |
4 | Có khả năng hiểu rõ, nhận thức được tư duy và niềm tin của mình | 25 | 20.8 3 | 58 | 48.3 3 | 31 | 25.8 3 | 6 | 5.00 | 2.85 | 2 |
5 | Có khả năng hiểu rõ, nhận thức được những động lực thúc đẩy bản thân trong cuộc sống | 20 | 16.6 7 | 58 | 48.3 3 | 31 | 25.8 3 | 8 | 6.67 | 2.70 | 5 |
6 | Biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó. | 19 | 15.8 3 | 53 | 44.1 7 | 38 | 31.6 7 | 10 | 8.33 | 2.68 | 6 |
7 | Có khả năng nhận biết và hiểu được cảm nhận của bạn bè và người sống xung quanh mình, biết quan tâm và chăm sóc những người xung quanh | 15 | 12.5 0 | 54 | 46 | 40 | 33.3 3 | 11 | 9.17 | 2.61 | 7 |
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 10 năm 2021