Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Và Phát Triển Giáo Dục Huyện Đăk Glong Tỉnh Đăk Nông


Đặc điểm văn hóa, kinh tế vùng miền

Quản lý về GD KNS thông qua HĐTN cũng cần cân nhắc những khó khăn, những thuận lợi từ đặc điểm tình hình của từng địa phương, một số địa phương hiện nay rất khó khăn về khoảng cách địa lý, đặc biệt là vùng đặc biệt khó khăn thì công tác GD KNS lại càng khó hơn nữa chính vì thế bản thân ban giám hiệu và Hiệu trưởng cũng cần đưa ra những định hướng giải pháp cho các khối lớp liên quan đến điều kiện CSVC của trường trên tinh thần khuyến khích mọi hoạt động giáo dục KNS cho HS. Có thể cân nhắc, phối hợp cùng các ban, ngành đoàn thể tại địa phương để tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động triển khai các KNS như: Tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các cơ sở nghề, tìm hiểu hoạt động của các ngành như công an, cứu hỏa... tại địa phương.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động giáo dục KNS thông qua HĐTN trong nhà trường cần hiểu là hoạt động được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được thực hiện trong thực tế, có định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Qua trải nghiệm thực tiễn, HS có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định.

Hiện nay, quản lí hoạt động GD KNS cho HS tại các trường THCS đã đạt được những kết quả nhất định trong nhận thức và hành động của cán bộ quản lí, giáo viên nhân viên, CMHS và các lực lượng GD khác. Tuy nhiên, quản lí hoạt động GD KNS cho HS tại các trường THCS hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở lí luận lẫn thực tiễn, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và thực hiện tốt mục tiêu GD KNS đặc biệt thông qua HĐTN cho HS.

Năm học 2021-2022 là năm bắt đầu thực hiện chương trình trải nghiệm để GD KNS cho học sinh, là một nội dung chính, quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐTN, một số kỹ năng cần dạy trong nhà trường THCS, với các phương pháp giáo dục kỹ năng sống đó là: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp nêu gương, phương pháp thuyết phục, phương pháp rèn luyện. Với các hình thức giáo


dục kỹ năng sống như: hoạt động tham quan, tự nguyện, hoạt động nhân đạo, hoạt động giao lưu, hoạt động CLB, hoạt động thực hành,... trong đó quan tâm đến việc người cán bộ quản lý ở trường THCS phải làm tốt việc lên kế hoạch, phân công chuyên môn, triển khai quản lý, kiểm tra, đánh giá, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ảnh hưởng bởi các yếu tố: văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, khung chương trình, văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT, năng lực kinh nghiệm quản lý của các lực lượng tham gia, tính tích cực của học sinh, mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, điều kiện CSVC của nhà trường, địa phương. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống các trường THCS một cách hợp lý, phù hợp với khung chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương để việc giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả cao nhất.


Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH THCS

HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và phát triển giáo dục huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế- văn hóa – xã hội của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.1.1.1. Vị trí địa lý, dân số, khí hậu

Đắk Glong là một huyện của tỉnh Đắk Nông, huyện được thành lập theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ huyện Đắk Nông. Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, giáp với các huyện Lắk ở phía Đông Bắc, Đam Rông ở phía Đông, Lâm Hà ở phía Đông Nam, Di Linh và Bảo Lâm ở phía Nam, Đắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa ở phía Tây Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc.

Huyện Đắk Glong với diện tích tự nhiên 144.875,46 ha, có 7 đơn vị hành chính cấp xã, có xã cách trung tâm huyện 120 km. Toàn huyện có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống với 72.933 người. Trong đó chủ yếu là người dân tộc tại chỗ M’Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên địa bàn chiếm 60% dân số phân bố trên địa bàn các xã [39].

Đắk Glong vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 210c - 220c, nhiệt độ cao nhất 330c, tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ thấp nhất 140c, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2200 - 2400 mm, lượng mưa cao nhất 3000 mm. [39].

2.1.1.2. Kinh tế - xã hội

Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đăk Nông. Đời sống nhân dân chủ


yếu là nương rẫy còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế-xã hội chậm phát triển, có 37,32% thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Trong những năm gần đây, kinh tế-xã hội của huyện đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng, đóng góp ngân sách nhà nước ước đạt 37,745 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng ước đạt 16,9 triệu đồng, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên. Có thể nói nếu so với mặt bằng chung của cả nước, điều kiện kinh tế-xã hội của huyện còn thấp. Bởi lẽ, huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhiều phong tục và tập quán lạc hậu còn tồn tại, người dân chủ yếu là thuần nông, trình độ dân trí thấp. Xuất phát điểm kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp còn mang tính tự cung tự cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Các tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, đất, lao động, du lịch chưa được đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả, tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển giáo dục [39].

2.1.1.3. Đặc điểm về truyền thống văn hóa

Trên cơ sở phát triển và xuất phát từ yêu cầu khách quan, huyện Đắk Glong được chính thức thành lập vào tháng 6 năm 2005. Việc thành lập huyện là một mốc quan trọng cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt cũng là những cơ hội và thách thức mới cho huyện. Trên tất cả các lĩnh vực, Đảng bộ, chính quyền huyện Đắk Glong đã đề ra những chủ trương, tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp và động viên nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, từng bước khắc phục khó khăn, phát huy nội lực và tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các hoạt động kinh tế được giữ vững ổn định và có bước phát triển. Về văn hoá - xã hội, tiếp tục thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên về đổi mới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách đối với người có công…nên cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng hoạt động được nâng cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao có sự cố gắng lớn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, kể cả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng sâu, vùng xa.


Mặt khác, cư dân bản địa trên địa bàn huyện chủ yếu là người M’Nông và một số đồng bào người Mạ. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc chuyển vào làm ăn sinh sống ở Đắk Glong. Cũng như nhiều dân tộc anh em khác ở Tây Nguyên, dân tộc M’Nông trong quá trình lao động và đấu tranh để tồn tại và phát triển, đã sản sinh ra một nền văn hoá khá phong phú và giàu bản sắc văn hoá dân tộc; có thể kể đến một số lễ hội như sau: Lễ đâm trâu; lễ cúng bến nước; lễ hội cồng chiêng. [39].

2.1.2.4. Khái quát về giáo dục chung của toàn huyện Đăk Glong – Đăk Nông Năm học 2020-2021, huyện Đắk Glong có 43 trường học từ Mầm non đến

cấp THPT (trong đó cấp THCS có 07 trường; 03 trường TH &THCS; 01 trường PTDTNT THCS-THPT), ngành giáo dục huyện Đắk Glong được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiểu học mức độ 2, THCS mức độ 1 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Đến nay, trên địa bàn huyện có 05 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học và 02 trường THCS). Đa số các trường ở tất cả các bậc học đang còn gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học do nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, nên chất lượng giáo dục của huyện Đăk Glong còn thua kém với so với các địa phương khác.

Số học sinh ở các bậc học cụ thể như sau: Có 4.900 học sinh mầm non, 9691 học sinh tiểu học, 5.243 học sinh THCS và 1.283 học sinh THPT.

Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGD&ĐT, của SGD&ĐT, của UBND tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục và đào tạo huyện tập trung phát triển quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, cải tiến kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.

Mặt khác UBND huyện, PGD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó đội ngủ viên chức toàn ngành được nâng cao về chất lượng, tiếp tục


được kiện toàn và bổ sung về số lượng, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Như vậy, nhìn chung về chất lượng đội ngũ nhà giáo tỷ lệ đạt chuẩn 75 %, trên chuẩn là 12%, chưa đạt chuẩn là 13% (hiện đang thực hiện lộ trình nâng chuẩn). Đây là điều kiện cần thiết, là nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để phát triển đội ngủ nhà giáo của huyện nhà.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường học đã được các cấp quan tâm đầu tư. Từ năm học 2018-2019 đến nay PGD&ĐT huyện đã tham mưu với các cấp ngành trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học, mua sắm các thiết bị dạy học, xây dựng các phòng học mới với tổng kinh phí 80.5 tỷ đồng; Ngoài ra, từ nguồn kính phí tự chủ được giao, các trường đã chủ động triển khai cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, trang bị thêm thiết bị dạy học với tổng kinh phí trên 7.5 tỷ đồng. Như vậy, nhìn chung trong những năm qua các cấp luôn luôn tăng cường đầu tư cho các trường về cơ sở vật chất hướng tới kiên cố hóa trường lớp, để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia [28].

2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở của huyện Đăk Glong – Đăk Nông

* Quy mô trường lớp

Năm học 2021-2022, trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông có 07 trường THCS và 03 trường TH & THCS; với 264 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó 18 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng), 201 giáo viên đứng lớp, 10 tổng phụ trách, 17 nhân viên và 5450 học sinh. [28].

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp học các trường THCS năm học 2021-2022 của huyện Đắk Glong


STT

Trường

Tổng Số

lớp

Số HS

Số lớp của mỗi khối

Tỉ lệ TB

HS/lớp

6

7

8

9

1

Trường THCS Nguyễn Du

19

762

187

203

188

184

40

2

Trường TH &THCS Đắk Plao

08

298

76

75

74

73

37

3

Trường THCS Phan Chu Trinh

08

284

81

75

76

52

36

4

Trường THCS Chu Văn An

13

533

145

160

119

109

41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 6




STT

Trường

Tổng Số

lớp

Số HS

Số lớp của mỗi khối

Tỉ lệ TB

HS/lớp

6

7

8

9

5

Trường THCS Hoàng Văn Thụ

34

1480

393

424

336

327

44

6

Trường THCS Quảng Hòa

14

549

156

153

124

116

39

7

Trường THCS Đắk Nang

19

784

207

203

173

201

41

8

Trường THCS Đăk Rmăng

12

478

138

141

113

86

40

9

Trường TH&THCS Trần Quốc Toản

05

186

63

50

41

32

37

10

Trường TH &THCS Võ Thị Sáu

04

96

30

23

23

20

24

Tổng

10

136

5450

1476

1507

1267

1200

40

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong năm 2021

* Chất lượng giáo dục hai mặt học sinh THCS huyện Đắk Glong

Chất lượng giáo dục giáo dục hai mặt của học sinh trong toàn huyện hàng năm có tiến triển, số lượng học sinh giỏi tăng dần, yếu kém có giảm, về hạnh kiểm chủ yếu là hàh kiểm tốt và khá, tỷ lệ hạnh kiểm trung bình và yếu có nhưng chiếm tỷ lệ không cao. [28].

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại văn học lực, hạnh kiểm của HS 3 năm học gần nhất



Năm học

Tổng số HS

Kết quả xếp loại văn hóa

Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

2018-2019

4378

192

1272

2565

322

15

3272

933

168

04

2019-2020

4764

178

1322

2934

307

22

3633

988

141

01

2020-2021

5007

343

1486

2904

363

10

3930

920

144

09

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong năm 2019, 2020, 2021

* Cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất của huyện Đắk Glong cơ bản đã đáp ứng về số lượng và chất lượng theo quy chuẩn thông tư 13/2020 /TT-BGDDT và thông tư 14/2020/TT – BGDĐT về quy định cơ sở vật chất và học học bộ môn để đáp ứng công tác dạy và học. Cụ thể số phòng học và các phòng phục vụ công tác dạy và học như sau:

- Số Phòng học: 144 phòng

- Số Phòng học bộ môn: 30 phòng


- Thư viện: 10 phòng

- Thiết bị: 10 phòng

- Phòng học đa phương tiện: 05 phòng

- Nhà Đa năng: 06 nhà

Hiện nay mặc dù ở một số trường chưa đầy đủ về phòng học bộ môn, phòng đa chức năng nhưng ủy ba nhân nhân huyện đã phê duyệt để xây dựng thêm 18 phòng học kiên cố, 04 phòng đa cức năng, 12 phòng học bộ môn để dầu tư xây dựng tại trường THCS Hoàng Văn Thụ, Trường TH & THCS Trần Quốc Toản, trường TH& THCS Võ Thị Sáu.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá được thực trạng giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường THCS thông qua hoạt động trải nghiệm của huyện Đắk Glong để làm căn cứ thực tiễn khi đề xuất các biện pháp quản lý.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Trên cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN và quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh các trường THCS khảo sát thực trạng được với các nội dung sau:

- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, khảo sát được tiến hành ở 10/10 trường THCS thuộc huyện Đắk Glong, cụ thể:

- Đội ngủ CBQL: 18 người

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí