Tần Suất Temc Tham Gia Vào Nhóm Giáo Dục Kỹ Năng Sống


3.3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Với TEMC nói chúng và TEMC đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay thì việc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng sống là rất cần thiết trong bối cảnh khi mà các em phải tự nuôi sống bản thân sau khi tốt nghiệp phổ thông. Kỹ năng sống được xem là chìa khóa giúp TEMC có thể tự ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế đa số các em còn hạn chế về kỹ năng sống, nhút nhát, chưa chủ động lập kế hoạch cho bản thân, kỹ năng giao tiếp hạn chế.... Hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi được thể hiện cụ thể trong kết quả khảo sát dưới đây:

* Nội dung hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống

Có nhiều nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, việc tổ chức những nội dung gì và tần suất như thế nào còn tùy thuộc vào các cơ sở chăm sóc TEMC. Kết quả khảo sát về tần suất tham gia vào các nhóm giáo dục kỹ năng sống của TEMC tại ba cơ ở thể hiện ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống


Tần suất trẻ tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng

sống

Tần số

Tần suất (%)

1 tháng/1 lần

11

6,9

2 tháng/1 lần

41

25,8

3 tới 6 tháng/1 lần

78

49,0

6 tới 9 tháng/1 lần

23

14,5

9 tới 12 tháng/1 lần

6

3,7

Tổng

159

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Dựa vào bảng số liệu cho thấy đa số trẻ được tham gia vào các nhóm giáo dục kỹ năng sống với tần suất khác nhau. Có tới 49,0% trẻ cho rằng các em được tham gia vào các nhóm giáo dục kỹ năng sống khoảng thời gian từ 3 tới 6 tháng, trong khi đó chỉ có 3,7% ý kiến cho rằng phải nửa năm hoặc 1 năm các em mới được tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống.

So sánh về tần suất tham gia giữa ba cơ sở là Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4 cho thấy có sự khác biệt nhất định và thể hiện Bảng 3.8.


Bảng 3.8. So sánh về tần suất TEMC đã tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống giữa ba cơ sở

Mức độ ảnh hưởng của những khó khăn tới cuộc sống của TEMC

Làng trẻ em Birla HN

Làng trẻ em SOS HN

TTBTXH 4

Tổng

1 tháng/ lần

4

36,6

5

45,5

2

18,1

11

2 tháng/1 lần

14

34,1

17

41,5

10

24,4

41

3 tới 6 tháng/1 lần

23

29,4

44

56,4

11

14,1

78

6 tới 9 tháng/1 lần

4

17,4

8

34,7

11

47,8

23

9 tới 12 tháng/1 lần

1

16,6

1

16,7

4

66,6

6

Tổng

46

75

38

159

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Bảng số liệu cho thấy tần suất tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống giữa Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla chênh lệch không quá nhiều so với TTBTXH4. Đa số hai Làng trẻ chiếm tỷ lệ cao với tần suất 3 tới 6 tháng là 29,4% (Làng trẻ em Birla )và 56,4% (Làng trẻ em SOS) trong khi tần suất từ 9 tới 12 tháng TTBTXH4 lại chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 66,6% do số lượng TEMC của trung tâm thường xuyên biến động, có những trẻ được chuyển tới trung tâm tạm thời, có những trẻ vừa được chuyển tới và còn một số lý do khác.

Trích phỏng vấn sâu thể hiện:

Trung tâm cũng định kỳ tổ chức các buổi học kỹ năng sống cho các con, con nào cũng được tham gia chỉ có những con mới vào có thể là chưa tới đợt học kỹ năng sống, nhưng số đó cũng ít thôi em ạ” (PVS, nữ, 46 tuổi – TTBTXH4).

Nội dung các buổi giáo dục kỹ năng sống rất đa dạng, thể hiện ở Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Nội dung của các buổi giáo dục kỹ năng sống


Nội dung giáo dục kỹ năng sống

Tần số

Tần suất (%)

Giúp trẻ xác định giá trị bản thân

21

13,2

Giúp các thành viên trong nhóm học cách ra quyết định

19

11,9

Giúp các thành viên trong nhóm xác định vấn đề

18

11,3

Xác định mục tiêu

23

16,3

Chủ đề khác

78

49,0

Tổng

159

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)


Mỗi buổi giáo dục kỹ năng sống sẽ tập chung vào một vấn đề nhất định. Kết quả phân tích bảng số liệu cho thấy các nội dung giáo dục kỹ năng sống chủ yếu về sức khỏe sinh sản, an toàn giao thông. Đó là lý do vì sao có tới 49,0% ý kiến cho rằng “Chủ đề khác”. Trong khi các nội dung về: giúp trẻ xác định giá trị bản thân, ra quyết định, xác định vấn đề, xác định mục tiêu chiếm tỷ lệ thấp.

Trích phỏng vấn sâu khi thực hiện thì NVCTXH có trả lời về các nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống như sau:

“Chúng tôi vẫn tổ chức nhiều chủ đề khác nhau cho các con, nhưng mà chủ đề về tình yêu, giới tính, sức khỏe sinh sản được tổ chức nhiều lần, còn các chủ đề như chị nói bên chúng tôi cũng có đề cập tới nhưng không nhiều và không thường xuyên” (PVS, nữ, 32 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).

* Hình thức hoạt động nhóm

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống mang tính chung chung cho tất cả các trẻ tại Trung tâm/Làng trẻ, đó vẫn là cách mà tất cả trẻ được tập hợp lại để lắng nghe những chia sẻ của NVCTXH hoặc các thầy/cô giáo. Chưa có sự phân chia nhóm nhỏ và thực hiện can thiệp CTXHN riêng theo nhu cầu và đặc điểm tâm – sinh lý của từng lứa tuổi.

Biểu đồ 3 3 Hình thức tổ chức hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống 1

Biểu đồ 3.3. Hình thức tổ chức hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Biểu đồ cho thấy đa số ý kiến cho rằng cách thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống chủ yếu là ngồi trong phòng và nghe thầy/cô giáo và NVCTXH giảng dạy chiếm 77,9%. Các phương án còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp, trong đó có


3,9% ý kiến cho là phương án khác. Với phương án “Khác” ở đây đa số các em cho rằng các em được học trên lớp học, thông qua video...

Trích phỏng vấn sau về hình thức tổ chức hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống dưới đây:

“Chúng cháu hay được tham gia theo từng gia đình cô ạ, cũng có khi tổ chức theo khối học ạ!” ” (PVS, nữ, 12 tuổi – Làng trẻ em SOS).

Như vậy, cách thức tổ chức hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống chủ yếu vẫn mang tính đại trà, chưa tổ chức riêng các nhóm nhỏ phù hợp với nhu cầu, độ tuổi, giới tính... Điều đó dẫn tới hiệu quả hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống chưa cao.

* Kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Từ kết quả khảo sát về tần suất tham gia các buổi giáo dục kỹ năng sống cho thấy, mặc dù tần suất 1 tháng, 2 tháng và 3 tới 6 tháng trẻ được tham gia chiếm tỷ lệ cao và thể hiện rằng hoạt động giáo dục kỹ năng sống được tổ chức thường xuyên. Tuy nhiên, kết quả lại không hiệu quả bằng tần suất 6 tới 9 tháng và 9 tới 12 tháng.

Trích kết quả phỏng vấn sâu:

Thi thoảng chúng cháu được tham gia vào các buổi giáo dục kỹ năng sống. Có những đợt tổ chức liên tục về một chủ đề nào đó nhưng chúng cháu khó nhớ, nhưng có khi có những chủ đề nửa năm hoặc lâu hơn mới tổ chức thì chúng cháu lại thấy dễ hiểu, nhớ hơn và áp dụng vào cuộc sống tốt hơn” (PVS, nữ, 15 tuổi – Làng trẻ em SOS).

Về hình thức tổ chức các buổi giáo dục kỹ năng sống cũng chưa phù hợp do các buổi giáo dục kỹ năng sống thường được tổ chức đại trà cho tất cả trẻ em trong Trung tâm/ Làng trẻ mà chưa có sự phân hóa theo nhu cầu, độ tuổi... dẫn tới hiệu quả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống chưa được cao.

Bảng 3.10. Kết quả hoạt động của nhóm giáo dục kỹ năng sống


Nơi sống hiện nay

Các thành viên trong nhóm mạnh

dạn, tự tin hơn

Học được kỹ năng cơ

bản

Xác định được giá trị

bản thân

Học được một phần nhỏ kỹ

năng


Khác


Tổng

Làng trẻ em

SOS

10

47,6

12

44,4

9

39,1

33

46,4

11

64,7

75

Làng trẻ em

Birla HN

7

33,3

9

33,3

5

21,7

21

29,5

4

23,5

46

TTBTXH 4

4

19,0

6

22,2

9

39,1

17

23,9

2

11,7

38

Tổng

21

27

23

71

17

159

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)


Từ bảng số liệu sánh giữa ba cơ sở cho thấy đa số trẻ cho rằng chỉ học được một phần nhỏ kỹ năng và chưa hiểu và vận dụng tốt được các kỹ năng. Bên cạnh đó, với phương án trả lời “Khác” cũng có 17 ý kiến chiếm tỷ lệ 10,7%. Rõ ràng sự khác biệt giữa các cơ sở do nhiều yếu tố như: cách thức tổ chức; ý thức chủ động, sự tích cực của trẻ.

Trích phỏng vấn sâu về phương án trả lời “Khác” và kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống:

Sau khi học xong các buổi dạy kỹ năng sống, chúng cháu có biết về các vấn đề đấy, nhưng chỉ là biết thôi cô ạ!” (PVS, nữ, 15 tuổi – Làng trẻ em SOS).

Trích một số phỏng vấn sâu khác:

Cháu cũng hiểu hơn về chủ đề hôm đó được nghe, nhưng mà nhiều nội dung cháu chưa hiểu kỹ” (PVS, nữ, 16 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).

Cũng qua quá trình khảo sát (các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng như các nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống), đa số các cơ sở tập trung vào các chủ đề như tình bạn, an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân mà ít tập trung vào các kỹ năng rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn hay giúp trẻ xác định giá trị bản thân... Không những vậy, các buổi giáo dục kỹ năng sống thường tổ chức tập trung với hầu hết trẻ của cơ sở và chưa có sự phân hóa độ tuổi, giới tính, nhu cầu, vấn đề của trẻ. Vì vậy hiệu quả các buổi giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế.

Như vậy, cách thức tổ chức các hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống, từ đó đòi hỏi cần tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo phương pháp công tác xã hội nhóm một cách khoa học.

3.3.2. Thực trạng hoạt động hướng hướng nghiệp

* Nội dung hoạt động nhóm

Hiện nay, hoạt động hướng nghiệp đã và đang ngày càng được chú trọng trong các trường học, cơ sở chăm sóc trẻ em cũng như trong gia đình. Bởi lẽ, khi trẻ được hướng nghiệp tốt sẽ giúp các em định hướng được con đường mình đi và cần chuẩn bị hành trang như thế nào để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào độ tuổi từ 14-16 tuổi.


Bảng 3.11. So sánh nhu cầu tham gia vào nhóm hướng nghiệp (Trẻ từ 14-16 tuổi)‌

N = 84


Độ tuổi

Làng trẻ em Birla HN

Làng trẻ em SOS HN

TTBTXH 4


Tuổi: 14-16

Thích

Không thích

Thích

Không thích

Thích

Không thích

26

89,6

3

10,3

37

86,0

4

9,3

10

83,3

2

16,7

Tổng

29

43

12

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội thích tham gia nhóm hướng nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 89,7%, trong khi đó, TTBTXH4 có tỷ lệ thấp nhất là 83,3%. Với những trẻ trả lời không thích tham gia nhóm hướng nghiệp đa số là những trẻ chưa có mục tiêu trong học tập, cuộc sống cũng như chưa có sự chuẩn bị về nghề nghiệp tương lai.

Bên cạnh đó, trẻ cũng chia sẻ các buổi hướng nghiệp thường được tổ chức chung cho cả Làng/Trung tâm, chưa có các buổi hướng nghiệp theo nhu cầu của từng nhóm nhỏ, chưa giúp các em khám phá điểm mạnh cũng như phân tích các hướng đi cho từng cá nhân trẻ.

Hoạt động hướng nghiệp mặc dù rất quan trọng và là hoạt động trọng tâm cho TEMC khi các em bước vào lớp 10, tuy nhiên tần suất tổ chức các buổi hướng nghiệp lại chưa được thường xuyên.

Bảng 3.12. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm hướng nghiệp


Tần suất trẻ tham gia vào nhóm hướng nghiệp

Tần số

Tần suất (%)

1 tháng/1 lần

9

10,7

2 tháng/1 lần

11

13,1

3 tới 6 tháng/1 lần

27

32,1

6 tới 9 tháng/1 lần

32

38,1

9 tới 12 tháng/1 lần

5

5,9

Tổng

84

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Từ bảng số liệu cho thấy hoạt động hướng nghiệp đều được cả ba cơ sở tổ chức định kỳ. Có tới 38,1% trẻ cho rằng được tham gia vào nhóm hướng nghiệp khoảng 6-9 tháng/1 lần. Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sâu NVCTXH và TEMC thì được biết, hoạt động hướng nghiệp đó được lồng ghép vào các buổi họp


chung của Trung tâm/Làng trẻ hay các buổi sinh hoạt định kỳ mà không phải là nhóm hướng nghiệp nhỏ có phân chia theo độ tuổi, giới tính và nhu cầu của trẻ.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

Chúng tôi cũng có tổ chức các buổi hướng nghiệp cho TEMC của Làng, nhưng chúng tôi thường tập hợp các con khối 12 hoặc cả khối 10,11 lại và giải đáp thắc mắc cho các con cũng như chia sẻ về một số ngành nghề phù hợp với các con. Thi thoảng có con nào thắc mắc chúng tôi cũng tư vấn riêng cho con” (PVS, nữ, 47 tuổi – Làng trẻ SOS).

Trích các phỏng vấn sâu khác:

“Chúng cháu có được tham gia vào các buổi tư vấn hướng nghiệp, trong buổi đó chúng cháu được giải đáp những thắc mắc từ phía các cô chú và các mẹ, nhưng chúng cháu chưa được tham gia vào nhóm hướng nghiệp nhỏ nào theo tiến trình như cô nói ạ!” (PVS, nữ, 16 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).

Cũng có một số ý kiến cho rằng khoảng 9 tới 12 tháng các em được tham gia nhóm hướng nghiệp một lần chiếm 5,9%. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu đa số cho rằng đó là các em học trung học phổ thông và được định hướng nghề nghiệp trước khi đăng ký hồ sơ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Biểu đồ 3 4 Các nội dung thực hiện trong nhóm hướng nghiệp Nguồn Kết quả 2

Biểu đồ 3.4. Các nội dung thực hiện trong nhóm hướng nghiệp

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Từ biểu đồ cho thấy có tới 52,0% ý kiến cho rằng thông qua các buổi hướng nghiệp, các em được hỗ trợ chọn trường, chọn nghề, trong khi ý kiến về tham vấn tìm hiểu sở thích của trẻ chỉ chiếm 11,0%. Mặc dù có tới 52,0% ý kiến cho rằng các em được định hướng chọn trường, chọn nghề, nhưng khi tiến hành phỏng vấn sâu, đa số các ý kiến cho rằng đó là việc định hướng theo khối ngành.


Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

“Chúng cháu được tư vấn xem mình nên học trường, hay ngành nghề nào ở các buổi sinh hoạt chung của Làng trẻ, chúng cháu được tư vấn chung là học được môn nào tốt về bên tự nhiên thì các cô chú tư vấn những nghề liên quan và nếu những bạn học được môn xã hội hay tốt ngoại ngữ cũng được các cô chú tư vấn thi vào các ngành thuộc khối xã hội” (PVS, nam, 16 tuổi – Làng trẻ em Biral Hà Nội).

Trích một số phỏng vấn sâu khác:

Chúng tôi có tổ chức định hướng cho các con nên thi vào trường nào phù hợp với lực học các môn mà hiện nay các con học được khá, còn những con học yếu chúng tôi khuyên các con nên đi học nghề” (PVS, nữ, 47 tuổi – Làng trẻ SOS).

Kết quả khảo sát có 2,0% ý kiến trả lời là phương án “Khác”, Kết quả phỏng vấn sâu đa số ý kiến cho rằng khi có thắc mắc trẻ gặp trực tiếp các NVCTXH để hỏi và nhờ giải đáp thắc mắc. Có nghĩa là hoạt động cá nhân và giải đáp bất cứ lúc nào trẻ có nhu cầu.

Như vậy, việc tổ chức các buổi hướng nghiệp theo tiến trình CTXHN hầu như các cơ sở chưa làm hiệu quả và mới chỉ dừng lại ở hoạt động chung. Các hoạt động đó vẫn mang tính đại trà và chưa tuân theo nguyên tắc của CTXHN là hướng tới đáp ứng nhu cầu của trẻ. Nội dung tìm hiểu sở thích của trẻ chưa được chú trọng khi chỉ có 11,0% ý kiến. Do chưa thành lập các nhóm nhỏ và tìm hiểu sở thích, khả năng của từng trẻ dẫn tới hiệu quả của các buổi hướng nghiệp chưa được tốt.

* Hình thức hoạt động nhóm

Để đạt được hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, đòi hỏi hình thức tổ chức cần phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Bảng 3.13: Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp


Tần suất trẻ tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống

Tần số

Tần suất (%)

Tổ chức theo các nhóm nhỏ

9

10,7

Tổ chức nhóm theo từng gia đình/phòng ở

12

14,2

Tổ chức lồng ghép chung vào các buổi sinh hoạt chung của

Làng trẻ/TTBTXH

60

71,4

Khác

3

3,5

Tổng

84

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)

Bảng số liệu cho thấy có tới 71,4% ý kiến cho rằng tổ chức nhóm hướng nghiệp được lồng ghép chung và các buổi sinh hoạt của cơ sở, trong khi phương án

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022