Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học


1.1.4.3. Phương pháp giảng dạy trò chơi vận động

Để giảng dạy trò chơi vận động cho HS tiểu học đạt hiệu quả cao cần được tiến hành qua các bước sau:

- Chọn trò chơi và biên soạn thành giáo án giảng dạy .

- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức trò chơi .

- Tổ chức đội hình cho HS chơi.

- Giới thiệu và giải thích trò chơi .

- Điều khiển trò chơi

- Đánh giá kết quả cuộc chơi

Lựa chọn trò chơi và biên soạn giáo án giảng dạy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Để giảng dạy cho HS một trò chơi, công việc đầu tiên của người GV là chọn trò chơi (trừ những trò chơi đã qui định trong chương trình và sách hướng dẫn giảng dạy).

Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. Ví dụ trong một buổi hoạt động ngoại khoá ở ngoài trời. GV muốn có một hoạt động sôi nổi, hấp dẫn có thể lôi cuốn được tất cả HS vào hoạt động thi đua giữa tổ này với tổ khác hay lớp này với lớp khác . Như vậy là GV đã xác định được mục đích, yêu cầu để chọn trò chơi, trong trường hợp này GV có thể chon trò chơi “Chạy tiếp sức” hay “Tiếp sức chuyển vật” hoặc “Lò cò tiếp sức”v.v…

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 4

Khi chọn trò chơi GV còn cần phải chú ý dến trình độ và sức khoẻ của HS

, ví dụ như HS lớp 1 thì trình độ tiếp thu cũng như khả năng phối hợp vận động và sức khoẻ còn có hạn, do đó không thể chọn những trò chơi phức tạp hoặc đòi hỏi sức mạnh cao. Ngoài ra GV còn phải chú ý đến đặc điểm giới tính, địa điểm định tổ chức cho HS chơi rộng hay hẹp, có bảo đảm không, phương tiện tổ chức cho HS có đầy đủ để tổ chức được trò chơi đó hay không v.v…

Sau khi đã chọn được trò chơi, GV cần biên soạn thành giáo án giảng dạy từng bước cho các em từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chỉ biết tham gia chơi


một cách cầm chừng, thụ động đến biết tham gia chơi một cách hoàn toàn chủ động và có thể sáng tạo được. Ví dụ, khi chọn trò chơi “Mèo đuổi chuột”, giáo án lúc đầu chỉ làm sao cho HS biết cách chơi, chuột chạy đường nào mèo đuổi đường đó, giáo án sau nâng lên cho HS biết đọc các câu đồng dao trước và trong khi chơi, sau đó mức cao hơn nữa có thể đổi một phần cách chơi như không quy định “mèo” cứ phải đuổi đúng theo đường mà mèo có thể chạy đón đầu v.v…

Chuẩn bị địa điểm, phương tiện để tổ chức cho HS chơi

Sau khi chọn được trò chơi , GV nghiên cứu kỹ các quy tắc và luật lệ của trò chơi và sau đó soạn thành giáo án ở những mức độ khác nhau để dần dần tổ chức cho các em biết tham gia chơi một cách thành thục. Công việc đầu tiên là lúc này là chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức cho các em chơi. Về phương tiện cần phải phân chia ra những phương tiện GV cần chuẩn bị và phương tiện nào HS cần chuẩn bị.

Ví dụ: "Nhảy dây cá nhân" thì HS phải chuẩn bị dây, muốn vậy GV phải nhắc nhở các em trong giờ học trước để các em chuẩn bị, thậm chí ngày hôm sau đến giờ Thể dục , thì hôm trước đó GV lại nhắc lại một lần nữa để các em nhớ và chuẩn bị. Đối với GV thì phương tiện để tổ chức cho HS chơi cần chia ra làm hai loại, loại thứ nhất là loại cần phải chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho HS chơi.

Ví dụ: làm mô hình đầu ngựa, mua bóng v.v…và loại thứ hai kẻ vẽ sân chơi để chơi thì có thể tiến hành để chuẩn bị trước nếu kẻ bằng vôi nước, sơn v.v… còn nếu vẽ bằng phấn thì đợi đến giờ học mới kẻ vẽ.

Về địa điểm, sau khi đã chọn địa điểm GV cho HS thu nhặt các vật gây nguy hiểm và có thể phải quét dọn cho bảo đảm môi trường sư phạm.

Tổ chức đội hình cho HS chơi

Tổ chức đội hình cho HS chơi dược qui định trong một số nhiệm vụ sau:

- Tập hợp HS theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia đội (nếu trò chơi phải chia đội).


- Chọn vị trí đứng của GV để giải thích và điều khiển trò chơi.

- Chọn đội trưởng cho từng đội hoặc những người tham gia đóng vai trò của cuộc chơi, ví dụ: “mèo”, “chuột”v.v…

- Tuỳ theo tính chất của trò chơi, GV có thể tổ chức trò chơi theo nhiều đội hình khác nhau: đội hình hàng dọc, đội hình hàng ngang, đội hình một hay hai vòng tròn v.v… ở mỗi đội hình như vậy, vị trí đứng của GV để giải thích và điều khiển trò chơi cũng khác nhau, tuy nhiên có một nguyên tắc phải chú ý là làm sao cho HS phải nghe rò được lời của GV nói, nhìn rò được GV làm mẫu và GV phải quan sát được toàn bộ HS và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của các em.

Giới thiệu và giải thích trò chơi

Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào tình hình thực tiễn và sự hiểu biết của đối tượng:

Nếu các em chưa biết trò chơi đó, thì cần giới thiệu, giải thích và làm mẫu tỷ mỉ, nhưng nếu các em đã biết hoặc đã nắm vừng trò chơi đó rồi thì cách giới thiệu và giải thích lại khác v.v…

Tuy vậy, thông thường khi giới thiệu và giải thích trò chơi nên tiến hành theo mấy bước sau: Gọi tên trò chơi, luật lệ và cách chơi, yêu cầu về tổ chức kỷ luật, cách đánh giá thắng, bại (phân thắng, thua) và những điểm cần chú ý khác.

Đối với HS tiểu học, khi được tổ chức chơi các em thường muốn được tổ chức chơi ngay, nhất là những trò chơi mà các em đã biết, sau khi GV gọi tên trò chơi các em đã biểu lộ tình cảm ngay như reo hò hưởng ứng hoặc không đồng ý chơi trò chơi đó v.v…

Dù ở trong trường hợp nào các em cũng không thích giảng giải dài dòng, vì vậy khi giải thích trò chơi, GV nên nói ngắn gọn, rò ràng, dễ hiểu, nhưng phải làm sao cho tất cả HS đều nghe và nắm được cách chơi.

Đối với những trò chơi các em đã hiểu luật lệ chơi, GV không cần giải thích trò chơi nữa, mà nên nêu thêm một số yêu cầu. Có thể đưa ra một số yêu


cầu cao, chặt chẽ hơn lần chơi trước đòi hỏi HS phải cố gắng mới hoàn thành được. Có như vậy các em mới thấy hào hứng, hăng hái, phát huy hết khả năng sức lực, trí tuệ và óc sáng tạo của mình.

Giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích lệ được HS tham gia chơi một cách thực sự là nghệ thuật của người điều khiển. Vì vậy mỗi GV cần tích luỹ kinh nghiệm và không nên coi thường khâu giới thiệu và giải thích trò chơi.

Điều khiển trò chơi

Khi các em chính thức vào chơi là lúc người điều khiển phải đóng vai trò như một trọng tài trong một trận thi đấu. Mọi tình huống như vi phạm luật, thống kê điểm thắng và thua của từng đội để rồi phân loại thắng - thua, giải quyết các vấn đề kiện cáo v.v… đều do người điều khiển quyết định. Vì vậy, người điều khiển phải nắm vững tiến trình và theo dòi trò chơi thật chặt chẽ.

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà sư phạm, lúc cho HS chơi trò chơi mới, thì thường cho các em chơi thử một đến hai - ba lần, sau mỗi lần GV cần nhận xét và bổ sung thêm những điều về luật để các em nắm vững luật, sau đó mới cho các em chơi chính thức và có thi đua.

Thông thường, người điều khiển phải làm một số công việc sau:

- Cho HS làm một số động tác khởi động (có thể cho HS khởi động trước khi tổ chức đội hình chơi).

- Cho các em bắt đầu cuộc chơi.

- Theo dòi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân hoặc tập thể những HS tham gia chơi.

- Điều chỉnh khối lượng vận động của trò chơi.

- Đề phòng chấn thương (bảo hiểm) ở những chỗ cần thiết.

- Khi điều khiển trò chơi , GV có thể điều chỉnh khối lượng vận động cho các em bằng nhiều cách:

- Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu trò chơi,


rút ngắn hoặc tăng thời gian cuộc chơi.

- Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi (rút ngắn hoặc tăng cự li, giảm hoặc tăng trọng vật…).

- Thay đổi số lượng người chơi.

- Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc luật lệ chơi.

- Nghỉ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động).

Khi điều khiển trò chơi, GV phải chú ý bảo hiểm cho các em và tìm các biện pháp phòng ngừa chấn thương có thể xẩy ra. Cần nhắc nhở và giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn thương có hiệu quả nhất.

Đánh giá kết quả cuộc chơi

Sau mỗi lần hoặc một số lần cho HS chơi GV cần nhận xét, đánh giá kết quả cuộc chơi.

Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, GV phải thống kê được những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội, cụ thể: Về thời gian đội nào hoàn thành trước, nhiều hay ít người vi phạm luật lệ, đội hình đội ngũ có trật tự kỷ luật không v.v…

Dựa vào yêu cầu, nội qui chơi, kết quả cuộc chơi GV đánh giá và phân loại thắng thua thật công bằng, rò ràng. GV phải hết sức lưu ý vấn đề này, vì đôi khi có GV nêu yêu cầu và luật lệ chơi rất khắt khe, nhưng khi đánh giá kết quả cuộc chơi lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng. Do đó đã làm cho HS mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của người điều khiển. Đây là những điều đã xẩy ra không phải hạn hữu, ngay đến các trò chơi của người lớn như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… chúng ta cũng đã thấy những hiện tượng như vậy và tất nhiên là kết quả của cuộc chơi mà chúng ta tổ chức cho HS chơi bị giảm đi nhiều, mất đi ý nghĩa giáo dục và đôi khi dẫn dến sự hiềm khích, hiểu lầm v.v…

Có thể nói, điều khiển tiến trình một cuộc chơi (nhất là với HS tiểu học


các em hiếu động và mức độ hiểu biết còn có hạn chế) sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được HS tham gia chơi một cách thích thú, đó là nghệ thuật của nhà sư phạm.

Có lẽ chỉ có lòng yêu trẻ, yêu nghề, sự ham học hỏi, nghiên cứu sưu tầm tích luỹ kinh nghiệm thì nghệ thuật đó mới ngày càng phong phú và hoàn thiện.

1.2. Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

1.2.1. Kỹ năng sống

1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng

Trong Từ điển Tiếng Việt do Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, do nhà xuất bản từ điển bách khoa năm 2013, trang 559 thì kỹ năng là năng lực vận dụng những kiến thức đã thu thập trong lĩnh vực nào đó vào thực tiễn [51]

Theo Lê Văn Hồng, kỹ năng là "khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới". [22, 23].

Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng: "kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể", [10]

Theo Từ điển Giáo dục học, “kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”.

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: "kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình". [49]

Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm chung trong quan niệm về kỹ năng:

+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động.

+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá

nhân.


+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.

Như vậy, kỹ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, những quan niệm ấy không hề mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần kỹ năng mà thôi.

Từ sự phân tích trên, luận án hiểu kỹ năng như sau: kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có với những điều kiện phù hợp, không chỉ vậy kỹ năng còn là biểu hiện năng lực của con người.

1.2.1.2. Khái niệm kỹ năng sống

Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Có thể nêu ra một số cách tiếp cận kỹ năng sống như sau:

Xét ở phạm vi rộng, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra khái niệm về kỹ năng sống giáo dục dựa trên cơ sở gồm bốn mục tiêu - trụ cột cơ bản của giáo dục: Học để biết - Học để làm - Học để là chính mình - Học để cùng chung sống, đó là: kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

WHO (1997) định nghĩa: kỹ năng sống là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) (2012) đưa ra quan điểm: kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Cách tiếp cận này nhấn mạnh sự cân bằng về tiếp thu tri thức,


hình thành thái độ và kỹ năng nhằm giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới.

Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: kỹ năng sống là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng với cuộc sống. Tác giả cho rằng kỹ năng song nhìn dưới góc độ năng lực tâm lý là những kỹ năng giúp con người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lý. [35]

Từ góc độ tâm lý học, tác giả Nguyễn Quan Uẩn khẳng định: kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống kỹ năng nói lên năng lực sống của con người giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hằng ngày có kết quả trong những điều kiện xác định của cuộc sống. [49]

Các quan niệm trên đều tập trung nhấn mạnh khả năng của cá nhân nhằm duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi rường xung quanh. Kỹ năng có mối quan hệ mật thiết và cân bằng với kiến thức và thái độ, đồng thời biểu hiện những giá trị sống trong hoạt động và giao tiếp hằng ngày.

1.2.1.3. Vai trò của kỹ năng sống đối với học sinh tiểu học

Thông qua KNS, con người trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, xúc cảm, kinh nghiệm sống, ...để biến nó thành tri thức, KNS của mỗi người. KNS giúp con người hình thành, phát triển nhân cách, tạo nên hệ giá trị sống tích cực và tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Trong xã hội, con người là tổng hòa các mối quan hệ và vì vậy, KNS giữ vai trò quan trọng, nó được thể hiện cơ bản dưới một số nội dung sau:

GDKNS tạo nên hệ giá trị sống tích cực của HS

HSTH là lứa tuổi bình minh của cuộc đời, hình thành phát triển nhân cách HSTH có tính chất nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Do đó, phát triển KNS cho HS có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển sau này của HS.

GDKNS cho HS sẽ giúp các em hướng tới giá trị sống tích cực, hành vi văn hóa ứng xử và giá trị sống tích cực; đó là giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022