Định Hướng Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học


giá trị về lòng khoan dung, đức độ, giá trị về trí tuệ, sáng tạo.....

GDKNS với việc hình thành và phát triển nhân cách.

Trong cuộc sống cá nhân, KNS có vai trò vô cùng quan trọng. Việc vận dụng KNS vào trong cuộc sống của mỗi con người chính là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về giao tiếp, giúp cá nhân tạo dựng được chỗ đứng trong xã hội. Xét trong quan hệ liên nhân cách, nếu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cá nhân tạo dựng được hình ảnh tốt về bản thân và các mối quan hệ hợp tác tốt trong xã hội. Đối với lứa tuổi HS đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách thì KNS đóng vai trò quan trọng bởi nhờ có KNS các em học tập hiệu quả, nhờ có KNS các em tự tin tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, trải nghiệm bản than ...nhờ đó, các em học được cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng các tiểu chuẩn đó vào thực tiễn.

GDKNS cho HSTH giữ vai trò rất to lớn trong việc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống và từ đó, các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực bởi thành quả của quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, việc GDKNS còn xây dựng và tạo nên nét văn hóa trong nhà trường. [18]

1.2.2. Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Giáo dục cho trẻ những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp trẻ thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Dựa vào các quy định trong Công văn 463/BGD&ĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT (2015) trong đó nội dung giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Theo quy định thì việc giáo dục KNS cho HS tiểu học tại các cơ sở giáo dục tập trung vào một số nội dung sau: [4]


Nội dung giáo dục KNS đối với học sinh tiểu học

Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho HS kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Phương thức tổ chức giáo dục KNS

- Các cơ sở giáo dục chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục KNS hoặc liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động giáo dục KNS. Để đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục KNS, khuyến khích các cơ sở giáo dục liên kết với các đơn vị vừa có chương trình giáo dục KNS cho người học vừa có chương trình bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về giáo dục KNS.

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 5

- Giáo dục KNS thông qua việc tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng tăng cường hoạt động học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học;

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và ngoài nhà trường, tập trung vào việc giáo dục những KNS cơ bản, qua đó hình thành cho HS các giá trị sống, KNS tích cực;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, tổ chức các hoạt động giáo dục KNS.

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học

1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tiểu học

Giai đoạn lứa tuổi HS tiểu học là giai đoạn mà các quá trình nhận thức từ cảm giác đến tư duy của các em có một sự phát triển toàn diện.

Cảm giác đã hòa vào trong dạng nhận thức cảm tính phức tạp nhất là tri giác đến nỗi không thể nghiên cứu riêng 2 quá trình đó. Các loại cảm giác ở trẻ khá phát triển, những cảm giác bên ngoài bao gồm: nhìn (thị giác), nghe (thính


giác), ngửi (khứu giác), nếm (vị giác), da (xúc giác). Những liên hệ cảm giác vận động tinh tế và chính xác được hình thành, những liên hệ này đảm bảo tính chính xác của hành động và sự kiểm tra bằng mắt các hành động đó. [9, 22]

Tri giác: Vào đầu lứa tuổi HS tiểu học, sự tri giác của các em còn mang tính tổng thể, chưa đạt đến trình độ tri giác phân biệt, vì vậy các em thường tri giác đại thể ít đi sâu vào chi tiết, các em chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác. [9, 22]

Đầu lứa tuổi tiểu học, sự tri giác của các em mang tính không chủ định là chủ yếu, các em dễ bị thu hút bởi những hình ảnh, đồ vật có nhiều màu sắc rực rỡ, những hoạt động náo nhiệt. So với lứa tuổi mẫu giáo, thị giác của trẻ tiểu học nhạy bén hơn, các em từ 7 đến 10 tuổi đã phân biệt được những màu cơ bản nhưng chưa phân biệt được sắc điệu của mỗi loại màu. Tri giác thời gian còn chậm so với tri giác không gian. Đến cuối lứa tuổi tiểu học tri giác chủ định của các em đã phát triển, gắn liền với sự phát triển quan sát của các em.

Tư duy: Đầu lứa tuổi HS tiểu học, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế.Việc học tập của các em chủ yếu dựa trên sự phân tích, so sánh, đối chiếu các đối tượng, hình ảnh trực quan. Những khái quát về sự vật hiện tượng của các em còn mang tính trực tiếp, cảm tính, các em thường dùng những hình tượng, biểu tượng bên ngoài, những hình tượng, biểu tượng ấn tượng do cảm giác mang lại nên gây khó khăn trong việc hình thành khái niệm cho các em. Tư duy của các em vẫn còn bị cái tổng thể chi phối, tư duy phân tích chỉ mới bắt đầu hình thành nên các em chưa thể hình thành các biểu tượng một cách chính xác, vững chắc, do đó các em dễ bị nhầm lẫn, sai sót khi lĩnh hội các khái niệm dù đơn giản [53]

Như vậy, trong quá trình phát triển tư duy của trẻ có sự chuyển từ chỗ sử dụng các hành động thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ cụ thể được đề ra một cách trực quan đến các hành động trí tuệ bên trong, những hành động được rút gọn lại. Trong khi đó, hành động thực tiễn không bị mất đi, không bị thay thế mà


còn tiếp tục được giữ lại để dự trữ và sẽ được bộc lộ ở giữa lứa tuổi tiểu học khi giải quyết những nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn với trẻ.

Đến cuối giai đoạn thứ hai, đa số HS tiểu học đã biết khái quát trên những cơ sở, những biểu tượng đã tích lũy được.Tư duy lý luận cũng bắt đầu phát triển, là dấu hiệu để phát triển tư duy logic.

Tưởng tượng: Trẻ ở giai đoạn này có điều kiện thuận lợi để phát triển trí tưởng tượng vì hầu hết những tri thức ở sách giáo khoa, các em được Thầy Cô mô tả bằng lời, bằng hình vẽ, mô hình… Trí tưởng tượng của các em được chia làm 2 thời kỳ:

- Từ 6 đến 8 tuổi: Trẻ ít xử lý những biểu tượng đã có, tưởng tượng của trẻ chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Ban đầu, tưởng tượng tái tạo của các em còn nghèo nàn và chưa được phù hợp với đối tượng, các em thường chỉ hình dung được trạng thái ban đầu và cuối cùng của sự vật hiện tượng, dần dần các em mới có thể hình dung được đối tượng một cách đầy đủ, trọn vẹn trạng thái trung gian của sự vật hiện tượng.

- Từ 9 đến 12 tuổi: Trẻ xử lý sáng tạo những biểu tượng, tưởng tượng sáng tạo phát triển. Trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ sẽ có điều kiện phát triển thông qua các môn học, đặc biệt khi trẻ được vẽ, nặn tượng, cắt dán hoặc viết một đoạn văn.

Trí nhớ: Sự phát triển trí nhớ của các em ở lứa tuổi này cũng có những bước phát triển vượt bậc so với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt trí nhớ trực quan hình ảnh của các em phát triển mạnh nhất. Hình thức ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đến khoảng giữa lứa tuổi tiểu học thì khả năng ghi nhớ có chủ định của các em mới được hình thành một cách rò nét. Trẻ trong độ tuổi từ lớp một đến lớp ba thì ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế, các em chưa biết tổ chức việc ghi nhớ ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ, đến lớp bốn thì ghi nhớ có ý nghĩa bắt đầu phát triển. Trẻ


thường tái hiện sự vật hiện tượng bằng cách học thuộc lòng, nặng tái hiện hình thức hơn là nội dung.

Chú ý: Đầu lứa tuổi HS tiểu học, sự chú ý của các em đã trở nên có chủ định nhưng còn yếu. Mặc dù sự tập trung chú ý của các em còn yếu, thiếu bền vững, dễ bị phân tán trong quá trình chú ý nhưng nhiều em cũng đã biết tập trung chú ý vào các tài liệu học tập, vào lời giảng, dặn dò của giáo viên. Khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh, sự chú ý của các em đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy.

Sự phát triển chú ý có chủ định của các em được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính chất xã hội cao cùng với sự trưởng thành về ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập. Dần dần, các em có khả năng mở rộng khối lượng chú ý và có kỹ năng phân phối chú ý đối với những dạng hành động khác nhau.

Sự hình thành tự ý thức. Sự phát triển nhân cách của HS tiểu học chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Việc tổ chức những giờ học chính khóa theo hệ thống nhất định, theo một qui định nghiêm túc đòi hỏi các em phải tập dần với việc tự điều khiển bản thân tuân theo những qui định đó chứ không thực hiện một cách tùy tiện theo mong muốn chủ quan của mình. Nhờ tính chủ định trong các quá trình nhận thức phát triển nên trẻ dần nắm được những chuẩn mực đạo đức và những qui tắc hành vi thông qua hoạt động học tập. Những chuẩn mực và qui tắc đó được tập trung và cô đọng ở bản nội qui của trường, lớp một cách rò ràng, cụ thể và được kiểm tra thường xuyên hàng ngày bởi hệ thống cán bộ lớp, cán bộ đội dưới hình thức thi đua. Khi thường xuyên tuân thủ những chuẩn mực, qui tắc đó, trẻ dần dần điều chỉnh hành vi của mình giúp cho nhân cách của trẻ phát triển. Hầu hết những trẻ ở lứa tuổi này rất ngoan, biết nghe lời và thực hiện tốt các chuẩn mực, nội qui của nhà trường.

1.3.2. Đặc điểm phát triển thể chất lứa tuổi học sinh tiểu học


Theo Nguyễn Toán cho rằng: Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện) [46]

Thể hình: hay còn gọi là hình thái, cấu trúc của cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những chỉ tiêu tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng cùng tư thế. Còn năng lực thể chất lại chủ yếu liên quan với những khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp... Nó bao gồm các tố chất vận động (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo...) và những năng lực vận động cơ bản của con người (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác...).

Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng,tâm lý của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm cả sức đề kháng với các bệnh tật. [45]

1.3.2.1. Đặc điểm phát triển hình thái của học sinh tiểu học.

Hình thái là một trong các yếu tố quan trọng thể hiện mức độ phát triển thể chất. Các chỉ tiêu hình thái nói lên sự phát triển của cơ thể như: chiều cao đứng,cân nặng, vòng ngực, vòng bụng, độ dầy lớp mỡ dưới da… trong đó, chiều cao đứng có độ di truyền rất cao ở nam giới (đạt 75%), còn cân nặng có độ di truyền thấp hơn (68%). Trong độ tuổi phát triển, chỉ tiêu về chiều cao đứng thường tỷ lệ thuận với cân nặng và một số chỉ tiêu khác. Mặt khác, chu vi các vòng của cơ thể thường tỷ lệ với sự phát triển về chiều cao đứng và cân nặng. Hình thái cơ thể cân đối cho phép các tố chất thể lực phát triển đồng đều.

Sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em theo lứa tuổi, giới tính ở mỗi giai đoạn có điểm khác nhau. Lứa tuổi nhi đồng đặt những nền tảng đầu tiên cho sự hoàn chỉnh của con người. Lúc này các em đang tiếp nhận những tri thức đầu tiên từ xã hội và có bước phát triển đột phá về nhận thức. Các em thích tìm hiểu, khám phá các hiện tượng xung quanh bản thân mình. Mặt khác, cấu tạo và hoạt


động của các cơ quan trong cơ thể đều có những thay đổi. Một số cơ quan dần dần hoàn thiện tạo điều kiện cho sự phát triển cơ thể. Lứa tuổi 9 – 10 đang chuẩn bị tâm thế để bước sang lứa tuổi phát triển tiếp theo là lứa tuổi dậy thì.

Hệ xương: Xương của các em chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao nên xương của các em còn rất yếu, đặc biệt là xương cột sống. Hệ xương của các em nói chung còn mềm, các chất liên kết xương tương đối kém, diện khớp của các em tương đối dày, khả năng duỗi của gân lớn, nhưng độ vững chắc của các khớp còn yếu, dễ bị trật khớp khi có tác động mạnh từ bên ngoài.

Đồng thời tránh những hình thức vận động căng thẳng, dễ gây tổn thương đến các đầu xương, cần chú ý rèn luyện tư thế đúng cho các em, sử dụng các bài tập phải hợp lý, có tính đến sức khoẻ của các em.

Hệ cơ: Cơ của HSTH bắt đầu phát triển và không đồng đều. Tỷ lệ Protit trong cơ còn ít, vì thế cơ dễ bị mỏi mệt khi hoạt động TDTT với thời gian nhất định. Khi giảng dạy TDTT cho đối tượng này cần chú ý phát triển sức mạnh các nhóm cơ nhỏ, các cơ duỗi và sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ [21].

1.3.2.2. Đặc điểm phát triển chức năng của học sinh tiểu học.

Hệ thần kinh: Lứa tuổi HSTH, tế bào não trưởng thành rất nhanh. Khi trẻ lên 6 tuổi có trọng lượng não bằng 85% của não ở người trưởng thành. Các thùy vò não sinh trưởng nhanh, các đuôi gai của tế bào thần kinh được phát triển nhiều hơn, các sợi thần kinh liên lạc tăng cao, hình thành đường dây mới nhiều hơn ở não, làm cho chức năng của não hoàn thiện nhanh. Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, nhưng độ linh hoạt thần kinh còn yếu, khi ức chế có điều kiện lại hình thành chậm. Vì vậy, trong quá trình tập luyện TDTT không nên đưa các bài tập, động tác phức tạp hoặc đơn điệu quá hay quá mới lạ trong cùng một buổi tập. Trong tập luyện TDTT, giáo viên cần có nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp giảng dạy, tổ chức học phải linh hoạt, không cứng nhắc đơn điệu, giảng giải, làm mẫu có trọng tâm chính xác đúng lúc, đúng chỗ. Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai cũng tăng dần, khả năng tư duy hình tượng


trực quan tương đối mạnh. Đây cũng là thời kỳ bắt đầu hình thành thế giới quan, nên cần thường xuyên bồi dưỡng cho các phẩm chất, ý chí, tôn trọng trật tự, kỷ luật. [26]

Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này hoạt động còn kém do tim còn nhỏ, trong khi đó quá trình trao đổi chất cao vì tim đập nhanh, mặt khác chức năng hoạt động của hệ tuần hoàn còn yếu, dễ bị kích thích, sức bền kém.

Cơ tim còn yếu, vòng tuần hoàn ngắn, dễ mệt mỏi nhưng cũng dễ hồi phục. Tần số tim cao, sự điều tiết của hệ giao cảm chiếm ưu thế, nên khi tập luyện nhịp tim tăng lên, tăng thích ứng lưu lượng tâm thu/phút, nhưng sự biến đổi huyết áp lại không rò. Vì vậy, không nên cho các em tập và vui chơi quá lâu một bài tập hoặc một động tác với cường độ lớn, cần thay đổi nội dung hoạt động trong một buổi tập. Những bài tập chạy có tác dụng rất tốt đến sự phát triển hệ tim mạch. [7, 23 ]

Hệ hô hấp: lứa tuổi này, đường hô hấp còn hẹp, lực cơ hô hấp yếu, trong khi nhu cầu cần ôxy lại cao, do đó hít thở còn gặp khó khăn khiến cho các em hay thở bằng mồm. Dung tích sống tăng dần, lượng thông khí phổi nhỏ, nhưng tỷ lệ của chúng trên trọng lượng cơ thể lại tương đối lớn, nên vấn đề thở của các em rất quan trọng. Cần dạy cho các em thói quen hít, thở bằng mũi với các động tác thể dục và các bài tập trò chơi vận động, hít thở sâu để rèn luyện cơ quan hô hấp.

Trao đổi chất và năng lượng: Ở lứa tuổi này quá trình đồng hoá chiếm ưu thế so với dị hoá. Quá trình trao đổi chất đạm, đường, mỡ, nước và các khoáng chất có ý nghĩa rất quan trọng đối với các em. Các tuyến giáp trạng, tùng, ức phát triển mạnh và tác động đến sự tăng trưởng của xương một cách mạnh mẽ, làm tăng tỷ lệ các phần cơ thể. [21]

1.3.2.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh tiểu học.

Sự phát triển khả năng vận động và các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển cơ thể nói chung và của từng cơ quan chức năng nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022