Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 12


chưa cao. Còn các biện pháp khác đều đánh giá tính cần thiết và tính khả thi chủ yếu ở mức rất cần thiết và rất khả thi.

Tiểu kết chương 3

Xuất phát từ thực trạng phân tích tại chương 2, tác giả xây dựng 04 nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa; Nguyên tắc Đảm bảo tính khả thi. Từ đó, tác giả đề xuất 05 biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông gồm: (1) Xác định các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tại cơ sở giáo dục và tương ứng với các giá trị sống theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục 2018; (2) Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua giáo dục trải nghiệm phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng nhà trường; (3) Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa nhà trường với các đối tượng có liên quan trong tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm; (4) Huy động các nguồn lực ( nhân lực; vật lực…) trong và ngoài nhà trường phục vụ triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm; (5) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng định phát triển năng lực.

Trên cơ sở đề xuất các biện pháp, tác giả xây dựng mối quan hệ giữa các biện pháp và tiến hành khảo nghiệm bằng cách trưng cầu ý kiến CBQL, GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua HĐ trải nghiệm. Các ý kiến đều đồng tình với các biện pháp tác giả đề xuất. Qua khảo nghiệm cũng cho thấy tác giả tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS để có thể áp dụng vào quản lý giáo dục KNS ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Đồng thời qua kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy: Biện pháp xác định các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tại cơ sở giáo dục và biện pháp huy động các nguồn lực (nhân lực; vật lực…) trong và ngoài nhà trường phục vụ triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1.Về mặt lý luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên về mặt lý luận, có thể rút ra một số nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Hoạt động giáo dục KNS là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường, là con đường quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo dục KNS thông qua HĐTN là phương thức hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của các em theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đồng thời, đây cũng là hướng đi tích cực cần được triển khai rộng rãi ở các địa phương trên cả nước.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS nói riêng và giáo dục KNS thông qua HĐ TN ở trường THCS là tác động của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục KNS theo hướng để học sinh tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, có được những năng lực, kỹ năng thực thụ cho tương lai. Đây là một cách giáo dục có hiệu quả đã được minh chứng bởi nền giáo dục nhiều quốc gia khác, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho HS.

Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 12

Trong quá trình quản lý, để tạo được sự đồng thuận của những lực lượng tham gia hoạt động này, việc bồi dưỡng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS về cơ bản là đúng đắn. Đa số giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý đã có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của người hiệu trưởng, của giáo viên trong việc quản lý giáo dục KNS việc tổ chức HĐ TN. Nhìn chung, HS đều rất hứng thú đối với các hoạt động giáo dục KNS dưới hình thức trải nghiệm, tích cực chủ động tham gia vào việc thiết kế, tham gia ý kiến, chủ động phối hợp triển khai các nội dung hoạt động. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS được sử dụng đa dạng, phong phú.

1.2. Về mặt thực tiễn

Việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường


THCS huyện Đắk Glong, Đắk Nông bước đầu đã có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự đầu tư thỏa đáng về các điều kiện CSVC và phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục KNS. Đa số trường vẫn còn lúng túng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS ở các trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức, hiểu biết của đội ngũ CBQL và GV về các kỹ năng sống còn có những hạn chế nhất định; Năng lực triển khai, tổ chức các hoạt động trải nghiệm lồng ghép với giáo dục KNS của giáo viên còn nhiều hạn chế, các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS còn thiếu thốn.

Theo đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý giáo dục KNS thông qua HĐ TNS cho học sinh THCS cần thực hiện tốt các biện pháp sau: (1) Xác định rõ nội dung chương trình giáo dục KNS ở trường THCS. Phát huy vai trò sáng tạo của giáo viên và học sinh trong việc xây dựng các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục KNS cho học sinh. Tổ chức học hỏi kinh nghiệm và tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý tham gia tập huấn, học hỏi kinh nghiệm các nội dung do Sở, BGD&ĐT tổ chức; (2) Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục KNS cho học sinh, đặc biệt, tùy từng địa phương, có cơ chế khuyến khích học sinh và giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy và học. Cố gắng lồng ghép các KNS thông qua xây dựng tình huống ở tất cả các bộ môn;

(3) Tăng cường thông tin về lợi ích của HĐTN trong việc bồi dưỡng KNS cho học sinh cấp THCS, đặc biệt là đối với cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh thường kỳ, ban phụ huynh học sinh hoặc trực tiếp mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm đó cùng với học sinh. Đồng thời, hoạt động kiểm tra, đánh giá nên có sự phối hợp cùng cha mẹ học sinh để theo dõi kết quả giáo dục KNS của học sinh tại gia đình; (4) Đối với các cơ sở giáo dục cần: Hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường THCS; Nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên thông qua hoạt động đào tạo, tập huấn, trao đổi công tác chuyên môn; Chuẩn bị tốt các điều kiện CSVC và phương tiện phục vụ việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS; Xây dựng cơ chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã


hội trong việc giáo dục KNS cho học sinh và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao năng lực giao duc cho đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy các cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục KNS tại các địa phương có tính tới các điều kiện và đặc điểm riêng của từng địa phương.

Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoặc đề xuất phối hợp giữa các ban ngành trên địa bàn quản lý nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể ở địa phương.

Tham mưu với ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong, bố trí nguồn tài chính, nguồn nhân lực đầy đủ cho các đơn vị trường học đặc biệt là các trường vùng sâu vùng xa, vùng có tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao để các trường có nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt hơn công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.2. Đối với các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Ưu tiên nguồn lực cho các HĐTN tại các nhà trường; phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong Ban quản lý nhằm hỗ trợ các giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên các lớp trong việc triển khai các hoạt động trải nghiệm cụ thể.

Định kỳ cần tiến hành khảo sát thực trạng KNS của học sinh nhà trường để từ đó xác định những nội dung KNS cần tăng cường giáo dục cho học sinh đồng thời đánh giá được hiệu quả giáo dục đề kịp thời lên phương án xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường cho phù hợp với thực tiễn.

Xây dựng và điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, cơ chế khen thưởng để có thể tạo động lực làm việc tốt hơn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường làm tốt hơn nữa hoạt động giáo dục cho học sinh nói chung, giáo dục KNS cho học sinh nói chung.

Tận dụng tất cả cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường, tận dụng, khai thác tiềm năng cơ sở vật chất của xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho việc học tập.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Quốc Bảo (1997), “Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục”, Tạp chí phát triển giáo dục, số 1-1997.

[2]. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề GDKNS, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[3]. Nguyễn Thanh Bình (2007), “Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm”, Tạp chí giáo dục (Tr 18,19)

[4]. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5]. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học – tài kiệu dành cho giáo viên, NXB giáo dục Việt Nam

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội.

[8]. Bộ GD & ĐT (2013), Kế hoạch số 1088/KH-BGD&ĐT hoàn thiện bộ tài liệu GDKNS qua các môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học, THCS và THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.

[9]. Bộ GD & ĐT (2014), Ban hành thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[10]. Bộ GD & ĐT (2018; 2019; 2020), Chỉ thị của Bộ trưởng về nhiệm vụ năm học 2018-2019; 2019-2020; 2020-2021.

[11]. Bộ GD & ĐT (2014), Kỷ yếu hội thảo HĐTN sáng tạo của học sinh phổ thông.

[12]. Bộ GD & ĐT (2018), Thông tư 32 ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

[13]. Bộ GD & ĐT (2020), Thông tư 32 ngày 15 tháng 9 năm 2020 ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học.


[14]. Bộ GD & ĐT - CV Số: 463/BGDĐT - GDTX - Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX, ngày 28 tháng 01 năm 2015.

[15]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mĩ Lộc (1995), Lí luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Giáo dục.

[16]. Trần Văn Chương (2016), Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.

[17]. Chương trình Hoạt động trải nghiệm (2018), Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[18]. Bùi Ngọc Diệp (2017), Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, https://123doc.org/document/4464262-mot-so-van-de-chung-ve-hd-tnst.htm.

[19]. Đoàn Thị Duyến, Quản lí giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

[20]. Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[21]. Hoàng Thị Hiền (2014), Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, ĐHSP - ĐHTN.

[22]. Phan Văn Kha (2007), Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[23]. Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

[24]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) (2010), Giáo dục Giá trị sống và Kỹ năng sống cho học sinh, Hà Nội.

[25]. Luật Giáo dục, (2005), NXB Chính trị quốc gia.


[26]. Luật Giáo dục, (2019), NXB Chính trị quốc gia.

[27]. Cao Thị Hồng Nhung (2017), Quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 2-4.

[28]. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông (2019), Các báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, 2019 - 2020, 2020-2021.

[29]. Nguyễn Ngọc Quang (1989), “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục”, Trường quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,

giáo trình của Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo TW1, Hà Nội.

[31]. Phạm Văn Sơn (2012). Tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trong thời kỳ mới. Kỷ yếu hội thảo: Sáng tạo giáo dục do Dự án Phát triển giáo dục THCS II, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2012, Hà Nội.

[32]. Ngô Thị Tuyên (Chủ biên) (2010), Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, NXB giáo dục Việt Nam.

[33]. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) (2019), Tài liệu tìm hiểu về chương trình hoạt động trải nghiệp và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tài liệu tập huấn giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[34]. Đinh Thị Kim Thoa, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm”.

[35]. Đỗ Ngọc Thống (2015), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (Số 115/2015). [36]. Ma Thị Minh Trang (2018), Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

[37]. Bùi Sỹ Tụng, Lê Kiến Thiết, Phan Nguyên Thái, Nguyễn Trọng Tiến (2007), Hoạt động nghiệp vụ của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, NXB Đại học Sư phạm.


[38]. UNESCO: Kỹ năng sống - cầu nối tới khả năng con người, Tiểu ban giáo dục UNESCO - 2003 (Life skills - The bridge to Human Capabilited).

[39]. Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong (2020), Các báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng năm 2018, 2019, 2020.

[40]. Phan Thanh Vân (2011), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

[41]. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí