Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý, giúp cán bộ quản lý nắm bắt được kết quả của hoạt động, từ đó đối chiếu với mục tiêu đề ra để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa ở mức trung bình (điểm trung bình chung là 2,45). Các nội dung kiểm tra, đánh giá được phân bố ở tất cả các mức tốt, khá, trung bình, yếu, trong đó mức trung bình chiếm đa số. Điểm trung bình dao động từ 2.33 đến 2.68. Nội dung được đánh giá thực hiện tốt nhất là Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh (điểm trung bình = 2.68); Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh (điểm trung bình = 2.49). Công cụ kiểm tra, đánh giá có ảnh hưởng lớn tới công tác kiểm tra. Mặc dù xếp thứ hạng 2 nhưng vẫn còn khoảng 10% khách thể đánh giá nội dung này còn yếu.
Xây dựng các lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh được đánh giá thấp nhất (điểm trung bình = 2.33). Công cụ đánh giá có tốt, kế hoạch kiểm tra có bài bản nhưng nếu những người thực hiện hạn chế về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm thì vẫn không đảm bảo cho kết quả của hoạt động kiểm tra. Vì thế, đây là vấn đề mà các cán bộ quản lý giáo dục cần lưu ý khắc phục trong việc triển khai hoạt động ở giai đoạn tiếp theo.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Mức độ ảnh hưởng | ||||||
Ảnh hưởng nhiều | Ảnh hưởng ít | Không ảnh hưởng | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
Mục tiêu, yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông | 68 | 94,4 | 4 | 5,6 | 0 | 0,0 |
Yếu tố giáo dục gia đình | 67 | 93,1 | 5 | 6,9 | 0 | 0,0 |
Yếu tố môi trường xã hội | 68 | 94,4 | 4 | 5,6 | 0 | 0,0 |
Nhận thức của CBQL và GV về giáo dục KNPCXHTD cho học sinh PTDTBT THCS | 70 | 97,2 | 2 | 2,8 | 0 | 0,0 |
Nhận thức của học sinh PTDTB THCS về XHTD và tầm quan trọng của giáo dục KNPCXHTD | 72 | 100,0 | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 |
Năng lực của CBQL, GV trường PTDTBT THCS | 70 | 97,2 | 2 | 2,8 | 0 | 0,0 |
Môi trường sống nội trú của học sinh PTDTBT THCS | 71 | 98,6 | 1 | 1,4 | 0 | 0,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Ước Xử Lý Thông Tin Thực Trạng Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc
- Thực Trạng Phương Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Pa,
- Thực Trạng Quản Lý Nội Dung Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai
- Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ
- Xây Dựng Môi Trường Bán Trú An Toàn, Lành Mạnh, Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Học Sinh
- Đối Với Ban Giám Hiệu Các Trường Ptdtbt Thcs Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát cho thấy: Tất cả các yếu tố đều được đa số khách thể đánh giá có ảnh hưởng lớn đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trong đó, yếu tố được 100% khách thể lựa chọn mức độ ảnh hưởng nhiều là Nhận thức của học sinh PTDTBT THCS về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Tiếp theo các yếu tố Môi trường sống bán trú của HS PTDTBT THCS, Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho HS PTDTBT THCS và Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có số lượng khách thể đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ % dao động từ 97.2% đến 98.6%). Nhận thức là cơ sở của hành động. Mọi tác động giáo dục của nhà trường chỉ có hiệu quả khi bản thân người nhận sự tác động là học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục đó và nỗ lực trong việc tiếp nhận kiến thức, đồng thời tự học, tự rèn luyện để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để phát triển. Xếp thứ hai là yếu tố Môi trường sống bán trú của HS. Chúng ta biết rằng, việc sống chung trong môi trường cả nam lẫn nữ, việc cùng sinh hoạt, cùng học tập là một lợi thế trong quá trình giáo dục các kỹ năng
phòng chống xâm hại tình dục cho HS đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến các em bị xâm hại, vì thế đây là yếu tố đòi hỏi các nhà quản lý phải đặc biệt lưu ý vì có ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh. Những yếu tố còn lại cũng được trên 90% khách thể đánh giá có mức độ ảnh hướng lớn đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thực trạng này là một trong những căn cứ quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
2.5.1. Về ưu điểm
Hầu hết CBQL, GV đã nhận thức sâu sắc, đã nỗ lực trong công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và đã đạt được những thành quả nhất định. Cụ thể: Đã có sự chỉ đạo của lãnh đạo phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu các nhà trường về việc chủ động xây dựng các kế hoạch giáo dục toàn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh nói chung, học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS nói riêng.
Đội ngũ cán bộ quản lý đã triển khai hoạt động này ở các trường THCS, được thể hiện ở việc xác định mục tiêu của hoạt động; chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Việc tổ chức hoạt động giáo dục này trong tình trạng vấn nạn xâm hại tình dục ngày càng có chiều hướng gia tăng với các đối tượng là thủ phạm đa dạng (bố, ông, anh em ruột, người thân, thầy cô giáo, hàng xóm, người thân quen, người lại....), hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân, gia đình và xã hội gây hoang mang, lo lắng cho người dân trên cả nước thì việc làm này là cần thiết và đáng được ghi nhận.
2.5.2. Hạn chế
Tiến hành hoạt động một cách hình thức, nhồi nhét, làm qua loa cho xong là những vấn đề đang tồn tại trong thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS. Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện còn hời hợt, chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu các văn bản hướng dẫn
chuyên sâu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Thiếu sự đầu tư về chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS.
Một số CBQL, GV nhận thức chưa sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh cho HS; còn thiếu các kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh; Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV về nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh chưa được chú trọng; Đa số giáo viên mới chỉ lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trong một số môn học chiếm ưu thế.
Chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá riêng công tác quản lý cũng như thực hiện giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh mà chủ yếu lồng ghép vào các tiêu chí đánh giá xếp loại chung (theo tuần, tháng, theo đợt thi đua, sơ kết, tổng kết…) nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao.
Hơn nữa, sự nghèo nàn của các nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, việc chưa thay đổi cách thức quản lý, kiểm tra đánh giá là những thiếu sót cần khắc phục trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS.
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là chính nhận thức của học sinh PTDTBT THCS về xâm hại tình dục còn hạn chế. Tiếp đó là việc đánh giá thấp tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS của các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên cũng là một nguyên nhân của thực trạng này. Thực tế cho thấy không phải giáo viên nào được chọn dạy các chủ đề liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS cũng đều có năng lực và được tập huấn về việc giảng dạy các nội dung này trong nhà trường.
Môi trường bán trú của HS PTDTBT THCS là yếu tố thuận lợi khi các em được học chung, sinh hoạt chung để học tập lẫn nhau. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn trong công tác quản lý của nhà trường để đảm bảo an toàn cho các em, phòng chống xâm hại tình dục.
Kết luận chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho thấy:
Đa số học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa chưa nhận thức đúng về bản chất của xâm hại tình dục trẻ em..Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh còn hạn chế.
Một số trường phổ thông dân tộc bán trú THCS chưa xác định tường minh mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
Các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh còn nghèo nàn, chưa được thực hiện thường xuyên và mức độ hiệu quả chưa cao.
Các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh chưa được chú trọng sử dụng để phát huy hiệu quả. Hình thức giáo dục còn nghèo nàn, kém hấp dẫn.
Trong hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh cũng tồn tại nhiều hạn chế ở tất cả các nội dung: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động này. Các lĩnh vực quản lý đều được đánh giá chung ở mức độ trung bình và một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên nhận xét ở mức độ yếu. Cụ thể: những yếu kém được thể hiện ở việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS để đạt được mục tiêu; ở nội dung quản lý việc bồi dưỡng giáo viên tại các trường PTDTBT THCS về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS qua các hoạt động giáo dục, ở việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS; ở việc chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em và môi trường bán trú THCS; ở công tác xây dựng lực lượng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và các yếu tố đó đều được đánh giá là ảnh hưởng lớn, đặc biệt là Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS; Nhận thức của học sinh PTDTBT THCS về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục; Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và Môi trường bán trú của HS PTDTBT THCS.
Thực trạng trên là căn cứ để đề ra các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo và hướng tới mục tiêu bảo đảm sự phát triển toàn diện cho học sinh trung học cơ sở. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu, định hướng toàn bộ hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Hoạt động giáo kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trung học cơ sở nhằm định hướng giúp các em không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân trước hành vi xâm hại. Vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo; phải quán triệt yêu cầu của phong trào thi đua do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai phát động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Đồng thời, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa phải hướng tới bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trung học cơ sở là giúp học sinh có được những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Khi xây dựng, lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú
trung học cơ sở huyện Sa Pa phải xuất phát từ tình hình thực trạng giáo dục, chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên của từng trường, phải phù hợp với đặc điểm vùng miền với đặc thù là huyện miền núi, vùng xa, vùng khó khăn và khả năng phối hợp của các lực lượng, những thuận lợi, khó khăn của các cơ sở, địa phương có tác động, ảnh hưởng tới việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Trên cơ sở nắm vững những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở một cách thiết thực, khả thi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục trung học cơ sở nói riêng.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện
Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở phải mang tính đồng bộ và toàn diện.
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa phải được tiến hành một cách chặt chẽ tất cả các bước; phải được triển khai một cách đồng bộ, hệ thống, các biện pháp trở thành một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có vị trí, vai trò riêng song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng hỗ trợ cho nhau.
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
* Mục tiêu của biện pháp
Hành động đúng phải bắt đầu từ nhận thức đúng, bởi vậy, nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh về hành vi xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là một biện pháp hết sức cần thiết, giúp họ tích cực và chủ động trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo chú trọng công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn trường về các hình thức xâm hại tình dục, về tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích, rõ ràng, đồng thời phải phù hợp với quan điểm của Bộ Giáo dục và đào tạo về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa nói riêng và cả nước nói chung.
Các hình thức tuyên truyền cần đa dạng như: Phối hợp với các phòng, ban khác tại nhà trường, các đoàn thể, hội cha mẹ HS PTDTBT THCS để tổ chức hội nghị về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Phối hợp với các báo, tạp chí, xây dựng phim phóng sự, chuyên đề nhằm phản ánh hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trung tâm, trường học, giới thiệu các gương mặt tiêu biểu đã thành công trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường phải có nhận thức sâu sắc về tính cấp thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Ngoài ra, Hiệu trưởng phải có chuyên môn vững vàng, có thể chỉ đạo và hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Có như vậy công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh mới đạt được hiệu quả.
Phòng GD&ĐT cần lập kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV các trường trung học cơ sở nói chung, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở nói riêng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh cũng như bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động này cho họ.