Xây Dựng Môi Trường Bán Trú An Toàn, Lành Mạnh, Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Học Sinh

3.2.5. Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng môi trường bán trú trung học cơ sở an toàn, lành mạnh nhằm tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh giúp các em có lối sống lành mạnh, được bảo vệ khỏi những nguy cơ bị xâm hại tình dục.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Môi trường trong trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở bao hàm các điều kiện vật chất như: điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của trường, cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học và những yếu tố tinh thần của môi trường văn hóa giáo dục bao gồm: bầu không khí tâm lý trong trường, những nét truyền thống, các giá trị cùng với quan niệm, đạo đức, thái độ của thầy/cô giáo và học sinh trong hoạt động dạy học, trong các quan hệ, cung cách ứng xử của các thành viên, quan điểm chỉ đạo của cán bộ quản lý,…

Để xây dựng được môi trường nhà trường lành mạnh, an toàn cần dựa trên cả điều kiện vật chất và những yếu tố tinh thần và phải đảm bảo các yêu cầu theo Chỉ thị 18/CT-Ttg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (ngày 16 tháng 5 năm 2017). Muốn làm được như vậy mỗi nhà trường cần phải đảm bảo các nội dung sau:

Ban giám hiệu các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thành lập tổ công tác phòng chống xâm hại tình dục học sinh, tổng hợp và nghiên cứu các vụ xâm hại học sinh nói chung, học sinh phổ thông dân tộc bán trú nói riêng để xác định các tình huống, hoàn cản có thể xảy ra hành vi xâm hại người học. Từ đó xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan hữu quan từ cấp cơ sở như Ủy ban nhân dân xã/phường để tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các gia đình người học tầm quan trọng của việc dạy con em các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động phòng chống xâm hại tình dục học sinh trong nhà trường.

Ban giám hiệu nhà trường chú trọng tới việc nâng cao đạo đức nhà giáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc tuyển chọn giáo viên giảng dạy, công tác trong trường phổ thông dân tộc bán trú; chú trọng tới công tác tư vấn, hỗ trợ người học.

Thành lập đường dây nóng trong trường, cung cấp cho người học số điện thoại của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, thông tin của người trợ giúp trong trường khi các em gặp phải những tình huống khó khăn.

Đánh giá lại mục tiêu của nhà trường: Xem xét lại các mục tiêu hoạt động và vị thế của nhà trường trong môi trường hiện tại và xu hướng trong tương lai. Cần đưa ra tuyên bố chính thức về triết lý giáo dục của nhà trường.

Đánh giá thực trạng về vật chất của trường: địa điểm, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, điều kiện ăn, ở của học sinh,... và đối chiếu với những quy định trong Nghị định để khắc phục, bổ sung kịp thời.

Thu thập thông tin và phân tích về hiện trạng môi trường giáo dục nhà trường, xác định các giá trị truyền thống,tìm ra sự kết nối mục tiêu, mong muốn và hành động, đánh giá những nguy cơ xâm hại tình dục học sinh ở môi trường bán trú… là bước khởi đầu của quá trình xây dựng môi trường giáo dục nhà trường. Nội dung thông tin cần tập trung vào việc hiểu về bản chất của môi trường giáo dục nhà trường, ảnh hưởng của môi trường giáo dục nhà trường đến đời sống và hoạt động của các thành viên trong trường.

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường giáo dục nhà trường: Tình hình địa phương; Kinh tế và nhu cầu phát triển; Sứ mệnh của nhà trường; Điều kiện cơ sở vật chất; Năng lực của lãnh đạo, quản lý,…

Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy trình, thủ tục làm việc; Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế văn hóa cho nhà trường: Dự thảo quy chế; Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo quy chế và ban hành.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh nói riêng, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học.

Thực hiện công tác y tế, tư vấn, công tác trợ giúp người học; Thường xuyên phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đảm bảo giáo dục học sinh đạt hiệu quả tốt nhất.

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý: Nhằm cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.

Phát huy năng lực và vai trò làm gương của cán bộ quản lý: Văn hóa quản lý, quyền lực và uy tín, phân cấp trong quản lý,… Xây dựng các hình mẫu: Điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu,…

Nhà trường thực hiện được tốt các nội dung trên sẽ tạo ra được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đảm bảo học sinh được bảo vệ, không bị tổn hại về vật chất và tinh thần; Không có tệ nạn xã hội, không có bạo lực, xâm hại người học; cán bộ quản lý có lối sống lành mạnh, ứng xử có văn hóa; học sinh được tôn trọng được đối xử bình đẳng và nhân ái, được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để hình thành phẩm chất và năng lực. Trong một trường như vậy người học sẽ luôn có cảm giác an toàn, thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của các em.

Xây dựng bầu không khí dân chủ: Cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển khả năng của mình.

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần đề cao vai trò của hoạt động phòng chống xâm hại tình dục người học; thường xuyên trau dồi các kiến thức, ngoài cập nhật các thông tin chỉ đạo cấp trên cần tìm hiểu các kiến thức qua mạng xã hội, xác định được các nguy cơ xâm hại học sinh tiềm ẩn trong môi trường bán trú.

Các thành viên trong trường hành động như một khối thống nhất, thực thi hoạt động phòng chống xâm hại tình dục người học với tinh thần trách nhiệm cao.

Cần có sự phối tham gia của gia đình và lực lượng xã hội để hỗ trợ về cơ sở vật chất, tài chính và các điều kiện cần thiết khác để xây dựng môi trường giáo dục nhà trường.

3.2.6. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

* Mục tiêu của biện pháp

Nhiệm vụ giáo dục học sinh nói chung và giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nói riêng là việc hết sức quan trọng đòi hỏi phải có sự vào cuộc tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội bởi môi trường sống và giao tiếp của các em rất đa dạng. Do đó, việc hình thành kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở không chỉ được thực hiện

tại trường, mà việc rèn luyện kỹ năng này cần được thực hiện cả ở trong gia đình. Điều này chỉ có thể thực hiện khi có sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần tác động nâng cao nhận thức cho phụ huynh/người thân của học sinh về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em và tầm quan trọng của việc hình thành cho các em kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

- Nhà trường và gia đình cần thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

- Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên trao đổi với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh về các kiến thức và kỹ năng cụ thể để phụ huynh có thể giáo dục con em khi ở nhà.

- Ban giám hiệu quán triệt giáo viên trong việc duy trì thường xuyên việc trao đổi về vấn giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, về sự tiến bộ của học sinh và những khó khăn khi thực hiện, kết quả đạt được trong quá trình giáo dục kỹ năng này cho các em.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cha mẹ học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho con và chủ động phối hợp với nhà trường để thực hiện nội dung giáo dục này.

- Ban giám hiệu nhà trường phải chỉ đạo đội ngũ giáo viên tích cực, chủ động phối hợp với phụ huynh, hướng dẫn và hỗ trợ phụ huynh trong việc dạy con phòng chống sự xâm hại.

- Đội ngũ giáo viên cần thấy được sự cần thiết phải phối hợp với gia đình, cha mẹ học sinh để việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em đạt hiệu quả.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Mỗi biện pháp quản lý giáo dục đều có những vị trí và vai trò nhất định trong quá trình quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa. Tuy nhiên, các biện pháp này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là một hệ thống các biện pháp hướng tới mục tiêu giáo dục chung, mỗi biện pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó. Hơn nữa, mỗi biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Trong thực tế quản lý giáo dục, đặc biệt là

giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, để có thể giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh những mâu thuẫn, nhà quản lý phải vận dụng nhiều biện pháp phối hợp để giải quyết, phải tùy theo tính chất, điều kiện, hoàn cảnh mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp. Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Do đó, cần phải đảm bảo tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trong nhà trường. Mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi đơn lẻ thực hiện từng biện pháp.

Trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thì biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên là cơ sở cho các biện pháp còn lại. Có những biện pháp là then chốt trong hoạt động quản lý, tác động tới các nội dung quản lý khác như công tác lập kế hoạch. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm vùng miền, đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số và môi trường bán trú có ý nghĩa quyết định bởi vì phải có kế hoạch rõ ràng thì mới có thể tiến hành thực hiện được. Tuy vậy, cũng không thể xem nhẹ vai trò của các biện pháp khác vì nó có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý, nó tạo điều kiện để các nhà quản lý chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt mục tiêu quản lý của tổ chức.

Việc sử dụng các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở phải được đặt trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nếu các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai thực hiện đồng bộ hoạt động này sẽ góp phần vào sự thành công của công tác giáo dục học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở nói chung và công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho các em nói riêng, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, của địa phương và của ngành.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến bằng phiếu hỏi dành cho 72 cán bộ quản lý và giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.

3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa


TT


Biện Pháp

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Xếp hạng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú

trung học cơ sở


72


100


0


0


0


0


1


2

Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với đặc điểm môi trường bán trú và

học sinh người dân tộc thiểu số


64


88.89


8


11.11


0


0


3


3

Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng

chống xâm hại tình dục trẻ em


68


94.44


4


5.56


0


0


2


4

Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở


68


94.44


4


5.56


0


0


2


5

Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục

học sinh


64


88.89


8


11.11


0


0


3


6

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở


64


88.89


8


11.11


0


0


3


Trung bình cộng


92.59

0

7.41


0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 13

Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy: Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết với tổng tỷ lệ % là 100%, trong đó trên 90% khách thể đánh giá là rất cần thiết. Trong các biện pháp trên, biện pháp Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở được đánh giá cần thiết nhất, với tỷ lệ % là 100.0%. Nhận thức là cơ sở của hành động. Hoạt động giáo dục và việc quản lý này chỉ có hiệu quả khi cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của nó, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và quản lý phù hợp.

Biện pháp Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và biện pháp Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đều được 94.4% khách thể đánh giá ở mức rất cần thiết.

3 biện pháp còn lại là Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số; Xây dựng môi trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh và Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở cũng được đánh giá cao về mức độ rất cần thiết và cần thiết. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều phù hợp với thực tiễn giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở đang theo học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú.

3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai


TT


Biện Pháp

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

Xếp hạng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở


68


94.44


4


5.56


0


0.0


1


2

Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân

tộc thiểu số


57


79.17


15


20.83


0


0.0


4


3

Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

trẻ em


53


73.61


19


26.39


0


0.0


5


4

Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú

trung học cơ sở


52


72.22


20


27.78


0


0.0


6


5

Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình

dục học sinh


58


80.56


14


19.44


0


0.0


3


6

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở


60


83.33


12


16.67


0


0.0


2


Trung bình cộng


80.56


19.44


0,0


Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí