Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


LÊ VĂN MẠNH


VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


Mã số : 60 38 01 07

Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thúy Lâm


Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Lê Văn Mạnh


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục chữ cái viết tắt


LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 5

1.1. Khái niệm và đặc trưng của hợp đồng lao động 5

1.1. 1. Khái niệm hợp đồng lao động 5

1.1.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động 8

1.2. Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và các yếu tố cấu thành của nó 12

1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động. 12

1.2.2. Phân loại các vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động 15

1.3. Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 24

1.3.1. Vi phạm về chủ thể giao kết hợp đồng lao động 24

1.3.2. Vi phạm về hình thức giao kết hợp đồng lao động 26

1.3.3. Vi phạm về nội dung hợp đồng lao động 29

1.3.4. Vi phạm về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng lao động 30

1.4. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm giao kết hợp đồng lao động 33

1.4.1. Hợp đồng lao động vô hiệu 33

1.4.2. Xử lý giao kết hợp đồng lao động vô hiệu 35

1.4.3. Các biện pháp xử phạt chính 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40

Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 41

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 41

2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật về chủ thể giao kết 42

2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về ức hợp đồng lao động 47

2.3. Thực trạng vi phạm pháp luật về nội dung giao kết hợp đồng lao động 53

2.4. Thực trạng vi phạm pháp luật về giao kết loại hợp đồng lao động 56

2.5. Thực trạng vi phạm pháp luật về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng lao động 59

2.6. Thực trạng xử lý vi phạm về giao kết hợp đồng lao động 68

2.7. Đánh giá chung về vi phạm giao kết hợp đồng lao động 71

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ HẠN CHẾ VIỆC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 79

3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp ợp đồng lao động. 79

3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động. 79

3.1.2. Một số đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động .. 81

3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế việc vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động. 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


- BLĐ-TB&XH Bộ Lao động thương binh và xã hội

- QĐ-CP Quyết định – Chính phủ

- TT Thông tư

- WTO Tổ chức thương mại thế giới

-NLĐ Người lao động

-NSDLĐ Người sử dụng lao động

-BHXH Bảo hiểm xã hội


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong sự phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện địa hóa cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kể từ năm 2007, trở thành một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Cùng với đó, sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với sự đầu của các Công ty nước ngoài đã góp phần giải quyết việc là cho người lao động trên khắp cả nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, lao động phổ thông chiếm số lượng lớn và vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp bên cạnh lực lượng lao động trí thức, có trình độ cao. Pháp luật lao động Việt Nam đã có những chế định về hợp đồng, nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của người lao động.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhỏ bởi suy thoái toàn cầu và các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài tác động đó. Doanh nghiệp buộc phải có những hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng nhằm tăng lợi nhuận giảm thiểu chi phí... Và đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là người lao


Trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, quan hệ lao động ngày càng đòi hỏi sự hài hoà về lợi ích trên cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ nhưng không trái với quy định của pháp luật. Việc thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật

lao động về giao kết hợp đồng lao động không những bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động mà còn đối với cả người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, nó còn xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần việc ngăn ngừa, hạn chế và giải quyết một cách hiệu quả các tranh chấp lao động, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, hài hòa của các quan hệ lao động trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tế của hợp đồng lao động nói chung, đặc biệt là thực tiễn giao kết hợp đồng lao động nói riêng, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay ” làm luận văn thạc sỹ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về pháp luật Hợp đồng lao động như: luận văn Thạc sỹ Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động (2009) - Ngô Thị Thanh Huyền; luận văn Tiến sỹ Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động-những vấn đề lý luận và thực tiễn(2013)- Nguyễn Thị Hoa Tâm; luận văn thạc sỹ: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng- Nguyễn Văn Minh(2014)... Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động”- Thạc sỹ Nguyễn Thúy Hà, “Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam”- PGS. Tiến sỹ Lê Thị Hoài Thu ... cùng với hệ thống giáo trình: Giáo trình “Luật Lao động Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân (2008, 2011,2014); hay Giáo trình luật Lao động Việt Nam, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội (1999).

Ngày đăng: 20/12/2023