Đối Với Ban Giám Hiệu Các Trường Ptdtbt Thcs Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai

Số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy tính khả thi cũng được các khách thể đánh giá cao, không có biện pháp nào là không khả thi, thể hiện mức độ tin tưởng cao về việc thực hiện các biện pháp được đề xuất. Biện pháp Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sởđược đánh giá là khả thi nhất, chiếm 94.4% ý kiến cho rằng rất khả thi.

Hai biện pháp Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đều được trên 80% ý kiến đánh giá rất khả thi. Ba biện pháp còn lại cũng được đánh giá rất khả thi với tỷ lệ trên 70%.

Tuy nhiên, so với tính cần thiết thì tính khả thi có phần được đánh giá thấp hơn. Có thể giải thích rằng, mặc dù các biện pháp đều cần thiết trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở nhưng để thực hiện các biện pháp này còn phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng tài chính, quyết tâm của các lực lượng, điều kiện, hoàn cảnh để thực hiện...

Nhìn chung các biện pháp mà chúng tôi đề xuất để quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú đều mang tính cần thiết và khả thi cao. Do đó, các trường có thể áp dụng những biện pháp này để thực hiện cho nhà trường trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện cần linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường và của người học.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số; Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh; Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Sáu biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp này thì công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa sẽ được sẽ đạt kết quả tốt. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều cần thiết và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, mà trẻ chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để chấp nhận hoặc từ chối và hành vi này trái với các quy định của pháp luật,các thuần phong mĩ tục của xã hội.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, HS PTDTBT THCS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS trong nhà trường.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 14

Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho thấy:

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa còn hạn chế. Đa số học sinh chưa nhận thức đúng về bản chất của xâm hại tình dục trẻ em.

Một số trường phổ thông dân tộc bán trú THCS chưa xác định tường minh mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh còn nghèo nàn, chưa được thực hiện thường xuyên và mức độ hiệu quả chưa cao.

Các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh chưa được chú trọng sử dụng để phát huy hiệu quả. Hình thức giáo dục còn nghèo nàn, kém hấp dẫn.

Trong hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh cũng tồn tại nhiều hạn chế ở tất cả các nội dung: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động này. Các lĩnh vực quản lý đều được đánh giá chung ở mức độ trung bình và một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên nhận xét ở mức độ yếu. Cụ thể: những yếu kém được thể hiện ở việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục cho HS PTDTBT THCS để đạt được mục tiêu; ở nội dung quản lý việc bồi dưỡng giáo viên tại các trường PTDTBT THCS về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS qua các hoạt động giáo dục, ở việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS; ở việc chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em và môi trường bán trú THCS; ở công tác xây dựng lực lượng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh,...

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và các yếu tố đó đều được đánh giá là ảnh hưởng lớn, đặc biệt là Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS; Nhận thức của học sinh PTDTBT THCS về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục; Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và Môi trường bán trú của HS PTDTBT THCS.

Trên cơ sở thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số; Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình

dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh; Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Sáu biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều cần thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai

- Ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai một cách cụ thể, rõ ràng về mục tiêu, nội dung, phương pháp để các cơ sở giáo dục tiến hành tổ chức tốt các hoạt động giáo dục này

- Chỉ đạo các phòng giáo dục tiến hành tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm các trường để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; tập huấn cách thức tổ chức thực hiện, kiến thức, kĩ năng thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại.

- Chỉ đạo các phòng giáo dục tăng cường, kiểm tra kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho HS của các trường.

- Cải tiến cách đánh giá nhà trường, đánh giá HS PTDTBT THCS để nhà trường có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS.

- Tăng cường công tác kiểm tra và xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các nhà trường.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, GV các nhà trường về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS

- Tổ chức hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Nghe báo cáo kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt.

- Yêu cầu các trường nộp kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS về Phòng Giáo dục và đăng ký tổ chức hoạt động mẫu.

- Chú ý nhiều hơn đến những sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động này.

- Có chế độ khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS.

2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

- Đầu năm học tổ chức thực hiện biện pháp xây dựng đội ngũ nòng cốt, đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS PTDTBT THCS về vị trí và vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS

- Chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS, lựa chọn nội dung phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở.

- Xây dựng nội quy, quy chế cho lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS

- Tạo điều kiện dành kinh phí mua sắm trang thiết bị cần thiết, sách báo tài liệu để phục vụ hoạt động này.

- Có chế độ hợp lý cho người phụ trách chính công tác này.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp, quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng.

- Tạo cơ hội để nhà trường được giao lưu với trường bạn để trao đổi, học tập kinh nghiệm.

2.4. Đối với các cấp quản lý, các ngành chức năng

- Phối hợp với các tổ chức, ban ngành có liên quan tập huấn cho đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên Tổng phụ trách Đội nói riêng về nghiệp vụ và cung cấp tư liệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS.

- Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ thanh tra viên; có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, dự các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS ; trong các đợt thanh tra toàn diện nhà trường cần đi sâu và thanh tra công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS.

- Nhân rộng các điển hình các mô hình hoạt động tiêu biểu, sáng tạo. phối hợp với các đài truyền hình phát sóng các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS ở các đơn vị thực hiện tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Thị Vân Anh (2014), Trẻ bị xâm hại tình dục, Báo cáo xã hội học, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

2. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1998), Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh, Cục xuất bản - Bộ Văn hóa, Hà Nội, tr.3.

3. BCH TW Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 12 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng sống, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, Nxb Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống, Nxb Đại Học Sư Phạm.

6. Bộ GD&ĐT (2015), Văn bản số 463/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2015.

7. Bộ Tư pháp (1996), Một số vấn đề về giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em (1989).

9. Nguyễn Thị Đào (2014), Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác xã hội, Kỷ yếu công trình khoa học (Phần II), Đại học Thăng Long, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Dũng (2010), Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, Sáng kiến kinh nghiệm dạy học, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Đồng Nai.

11. Lò Mai Hạnh (2018), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, trường ĐHSP - ĐHTN.

12. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2008), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm.

13. Phí Thị Hiếu (2017), “Một số vấn đề lý luận về xâm hại trẻ em”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 153, 2017.

Ngày đăng: 01/06/2023