* Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
- Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện
Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy đa số các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh được thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng (tỷ lệ % ở mức độ này dao động từ 52,2% đến 72,2%). Những nội dung được thực hiện thường xuyên hơn cả là Những kiến thức về giáo dục giới tính, tình dục (đặc điểm sinh lý của tuổi dậy thì; quan hệ tình dục an toàn (41,3%). Đây là những kiến thức nằm trong chương trình giáo dục của môn sinh học. Do đó, có thể nói các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai mới chỉ thực hiện những nội dung giáo dục giới tính bắt buộc nằm trong chương trình phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chưa chủ động trong việc biên soạn chương trình riêng để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Tất cả các nội dung đều có ý kiến cho rằng chưa thực hiện. Đặc biệt, nhiều nội dung quan trọng như giáo dục cho học sinh Về quyền của các em với cơ thể của mình; Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại tình dục; Kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ (với người thân trong gia đình, với thầy/cô giáo, với bạn khác giới và người khác) để phòng ngừa sự xâm hại; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp để phòng ngừa và xử lý hậu quả của hành vi xâm hại tình dục có tới trên 20% đánh giá là chưa thực hiện. Thực trạng này đòi hỏi các nhà trường cần chú trọng đến việc biên soạn riêng chương trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh để giúp các em có thể tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại.
Chia sẻ với chúng tôi, cô Q., giáo viên trường PTDTBT THCS Sa Pa nói: Xét về mặt lý thuyết, nhiều GV cho rằng việc lồng ghép giảng dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục vào các môn học sẽ không làm nặng thêm chương trình. Nhưng thực tế, để làm được điều này đòi hỏi GV phải điều chỉnh phương pháp dạy học, khéo léo sắp xếp thời gian dạy lồng ghép kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục hợp lý nhằm không gây quá tải về nội dung, thời lượng lên lớp. Do đó cũng gây áp lực cho người dạy nên nhiều tiết học lồng ghép GV thực hiện theo hình thức “đối phó. Bên cạnh đó, một số giáo viên chia sẻ: mặc dù biết là rất quan trọng nhưng việc giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại tình dục cho HS hiện vẫn chưa đưa vào chương trình thành môn học bắt buộc. Vì thế, cách phổ biến nhất mà các trường áp dụng hiện nay là lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS vào một số môn học như: Sinh học, Giáo dục công dân, giờ sinh hoạt chủ nhiệm… và các hoạt động ngoài giờ cho các em tham gia.
- Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy, HS trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có sự đánh giá tương đồng so với CBQL, GV về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS ở các trường PTDTBT THCS khi đa số HS cho rằng các nội dung này được thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng và không bao giờ. Nội dung được các em đánh giá thực hiện thường xuyên hơn cả là Những kiến thức về giáo dục giới tính, tình dục (đặc điểm sinh lý của tuổi dậy thì; quan hệ tình dục an toàn); Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại tình dục. Thực trạng này đòi hỏi các nhà trường cần tiến hành thường xuyên và đồng bộ các nội dung giáo dục bởi kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục bao gồm một hệ thống kiến thức và kỹ năng thành phần, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thiếu hụt bất cứ nội dung nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của sự hình thành kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở học sinh.
* Thực trạng mức độ hiệu quả của việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS
- Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả
Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cũng cho thấy đa số CBQL, GV đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS ở mức độ ít hiệu quả và không hiệu quả. Trong đó, các nội dung được đánh giá hiệu quả có điểm trung bình cao nhất là về thủ phạm xâm hại tình dục (2,17), Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại tình dục (2,08), Kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ (với người thân trong gia đình, với thầy/cô giáo, với bạn khác giới và người khác) để phòng ngừa sự xâm hại (2,11), Kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại (2,08) cũng chỉ nằm trong khoảng ít hiệu quả với
trung bình chung dưới 2,33. Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, thầy L.V.T., giáo viên trường PTDTBT THCS Bản Hồ nói: Hiện nhiều trường vẫn đang phải “tự bơi” trong việc trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS. Giáo viên đứng lớp phải tự mày mò tìm hiểu, xây dựng các nội dung lồng ghép, phương pháp truyền đạt, phương tiện dạy học cho phù hợp với từng môn học, nội dung từng bài học để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Thời gian học lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh vào từng môn học rất ngắn, chỉ khoảng 3-5 phút nên hiệu quả chưa thật sự cao.
Thực trạng này một lần nữa phản ánh tính hình thức, làm “cho có” trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đồng thời đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
- Đánh giá của học sinh về mức độ hiệu quả
Đánh giá về hiệu quả của những nội dung nhà trường đã thực hiện trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS, học sinh lựa chọn chủ yếu ở mức ít hiệu quả. Điểm trung bình các nội dung dao động từ 1.52 đến
2.27. Như vậy, kết quả này phù hợp với kết quả thu được theo đánh giá của CBQL và GV, đòi hỏi các nhà trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cần có biện pháp khắc phục để việc thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra.
2.2.3.2. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Khảo sát thực trạng các phương pháo giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV)
Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | ĐTB MĐTH | TH | ĐTB MĐHQ | TH | |||||
TX | TT | CTH | HQ | IHQ | KHQ | |||||
Phương pháp thảo luận nhóm | 18,1 | 58,3 | 23,6 | 11,1 | 56,9 | 31,9 | 1,93 | 2 | 1,79 | 5 |
Phương pháp nghiên cứu và xử lý tình huống | 16,7 | 59,7 | 23,6 | 15,3 | 61,1 | 23,6 | 1,93 | 2 | 1,92 | 2 |
Phương pháp thuyết trình | 6,9 | 70,8 | 22,2 | 8,3 | 73,6 | 18,1 | 1,85 | 4 | 1,90 | 3 |
Phương pháp đóng vai | 9,7 | 63,9 | 26,4 | 12,5 | 72,2 | 15,3 | 1,83 | 5 | 1,96 | 1 |
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề | 29,2 | 51,4 | 19,4 | 15,3 | 52,8 | 31,9 | 2,10 | 1 | 1,83 | 4 |
ĐTB chung | 1,91 | 1,85 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở
- Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Và Giáo Viên Về Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung
- Quy Ước Xử Lý Thông Tin Thực Trạng Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc
- Thực Trạng Quản Lý Nội Dung Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở
- Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
* Về mức độ thực hiện
Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy: việc sử dụng những phương pháp giáo dục KNPCXHTD cho HS PTDTBT THCS có sự khác nhau, trong đó các phương pháp được CBQLGD, GV cho rằng thường sử dụng thường xuyên hơn cả trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS có điểm trung bình cao nhất là Phương pháp đóng vai (ĐTB là 2,10); Phương pháp thảo luận nhóm và Phương pháp nghiên cứu tình huống đều có điểm trung bình 1,93. Như vậy, các phương pháp này chưa được chú trọng sử dụng, chỉ đạt mức thỉnh thoảng. Tuy nhiên, một phương pháp rất có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục nói riêng vẫn chưa được giáo viên chú trọng thực hiện đó là phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Khi sử dụng phương pháp này, GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề,
hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Vì vậy, chủ thể quản lý cần quán triệt việc sử dụng những phương pháp giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
* Về mức độ hiệu quả
Kết quả bảng 2.6 cũng cho chúng ta thấy thực trạng mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS. Các phương pháp được GV đánh giá là có hiệu quả hơn cả trong quá trình giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS, có điểm trung bình cao nhất trong số các phương pháp được thực hiện là các phương Phương pháp đóng vai (1,96), Phương pháp nghiên cứu tình huống (1,92), Phương pháp thuyết trình (1,90). Các phương pháp còn lại cũng được thực hiện và mang lại hiệu quả tuy nhiên có thứ hạng thấp hơn. Điểm trung bình chung về tính hiệu quả của việc thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS là 1,85, đạt mức ít hiệu quả.
Như vậy, nhìn chung, các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS được đánh giá thấp về cả mức độ thực hiện và tính hiệu quả, đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục cần có biện pháp khắc phục để phát huy ưu thế của từng phương pháp này, từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động.
2.2.3.3. Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Kết quả khảo sát thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của những hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV)
Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | ĐTB MĐTH | TH | ĐTB MĐHQ | TH | |||||
TX | TT | CTH | HQ | IHQ | KHQ | |||||
Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản | 12,5 | 55,6 | 31,9 | 9,7 | 31,9 | 58,3 | 1,81 | 1 | 1,51 | 4 |
Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. | 9,7 | 38,9 | 51,4 | 8,3 | 36,1 | 55,6 | 1,58 | 2 | 1,53 | 3 |
Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ | 18,1 | 44,4 | 37,5 | 12,5 | 38,9 | 48,6 | 1,81 | 1 | 1,64 | 1 |
Thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS PTDTBT THCS | 9,7 | 16,7 | 59,7 | 5,6 | 43,1 | 51,4 | 1,36 | 3 | 1,54 | 2 |
ĐTB chung | 1,55 | 1,56 |
Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy điểm trung bình chung của các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là 1,55, tương ứng với mức chưa thực hiện (khoảng điểm dao động từ 1,00 đến 1,66).
Hai hình thức thường xuyên được thực hiện hơn cả trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản; thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Cả hai hình thức này đều có điểm trung bình là 1,81 nằm trong khoảng ít hiệu quả (1,67 đến 2,33). Bên cạnh đó, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS PTDTBT THCS và hoạt động trải nghiệm cũng được thực hiện nhưng chưa được chú trọng. Với đặc trưng hoạt động chủ đạo của HS PTDTBT THCS là hoạt động học tập thì thông qua các hình thức này học sinh sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức liên quan đến
kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Như vậy, có thể nói, việc sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS chưa phong phú và đòi hỏi chủ thể quản lý cần chỉ đạo sử dụng đa dạng các hình thức này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động.
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Quản lý mục tiêu giáo dục là cơ sở định hướng cho việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành hoạt động giáo dục ở nhà trường. Khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS huyện Sa Pa chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa (theo đánh giá của CBQLGD, GV)
Khách thể | Mức độ thực hiện | ĐTB | TH | ||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
Xác định rõ mục tiêu sẽ đạt được của từng nội dung giáo dục KN cho HS PTDTBT THCS | CBQL | 12,5 | 31,9 | 33,3 | 22,2 | 2,35 | 5 |
GV | 20 | 28,4 | 33,3 | 18,3 | |||
Xác định các hoạt động, các nguồn lực hỗ trợ giáo dục kỹ năng PCXHTD cho HS PTDTBT THCS để đạt được mục tiêu đã đề ra | CBQL | 16,7 | 29,2 | 31,9 | 22,2 | 2,42 | 4 |
GV | 21,7 | 25,0 | 33,3 | 20,0 | |||
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS để đạt được mục tiêu | CBQL | 20,8 | 36,2 | 23,6 | 19,4 | 2,60 | 2 |
GV | 28,3 | 20,0 | 25,0 | 26,7 | |||
Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra | CBQL | 16,7 | 38,9 | 18,1 | 26,3 | 2,46 | 3 |
GV | 26,7 | 25,0 | 28,3 | 20,0 | |||
Đánh giá kết quả giáo dục KNPCXHTD cho HS PTDTBT THCS theo mục tiêu đề ra | CBQL | 19,4 | 44,4 | 15,4 | 20,8 | 2,64 | 1 |
GV | 23,3 | 25,0 | 30,0 | 21,7 | |||
ĐTB chung | 2,49 |
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa cho thấy việc quản lý mục tiêu chưa được đánh giá cao. Các nội dung đánh giá phân bố ở cả 4 mức: tốt, khá, trung bình và yếu, trong đó số ý kiến tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình.
Hai nội dung được đánh giá cao nhất là đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS theo mục tiêu đề ra (2,64) và Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS để đạt được mục tiêu (2,60). Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, mục tiêu hoạt động bao gồm hệ thống các mục tiêu thành phần, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động quản lý nói chung và giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh nói riêng. Việc quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh bao hàm việc xác định rõ mục tiêu sẽ đạt được của từng nội dung giáo dục kỹ năng này cho HS PTDTBT THCS (các em sẽ lĩnh hội được những gì sau khi tham gia vào hoạt động giáo dục; các hoạt động và các nguồn lực hỗ trợ giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS để đạt được mục tiêu? Thực hiện kế hoạch như thế nào? Ai là người thực hiện những kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS?...). Tức là, trước khi tiến hành chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động giáo dục để đạt mục tiêu và đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu sẽ đạt được của từng nội dung giáo dục cho học sinh; xác định các hoạt động, các nguồn lực hỗ trợ hoạt động giáo dục này để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì thế, việc tiến hành không đồng bộ, thiếu logic các nhiệm vụ trong quản lý mục tiêu giáo dục sẽ không đảm bảo kết quả của hoạt động giáo dục.
Có sự chênh lệch giữa đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Ở hầu hết các nội dung, giáo viên đánh giá mức độ tốt cao hơn, còn ở cán bộ quản lý là mức khá. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không đáng kể.
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS huyện Sa Pa cho thấy nội dung quản