Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ

Bản thân mỗi CBQL và GV phải luôn ý thức được rằng lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là thời kỳ quan trọng, là bước ngoặt trong sự phát triển cuộc đời mỗi con người, tạo tiền đề cho sự hoàn thiện ở lứa tuổi sau. Từ đó, họ phải có ý thức trách nhiệm cao nhất trong công tác giáo dục học sinh, hình thành ở học sinh những kỹ năng sống cơ bản nhất, trong đó có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số

* Mục tiêu của biện pháp

Xác định được các mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo Luật trẻ em năm 2016, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chỉ thị 18/CT-Ttg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (ngày 16 tháng 5 năm 2017) và phù hợp với đặc điểm môi trường bán trú trung học cơ sở, với đặc điểm riêng của học sinh người dân tộc thiểu số, đảm bảo vừa có tính hợp lý và vừa có tính khả thi nhằm định hướng các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho học sinh. Dựa trên kế hoạch này để huy động sự tham gia của giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở nghiên cứu kỹ Luật trẻ em, các văn bản pháp lý liên quan đến công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em như chỉ thị 18/CT-TTg ngày 16 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, các văn bản hướng dẫn của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như của Chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em để xây dựng kế hoạch trong cả năm học, trong đó xác định được vai trò, trách nhiệm của các Bộ, Ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động này.

Căn cứ vào Chương trình Giáo dục trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học cơ sở của Sở và Phòng

Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm chi tiết hóa các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở phù hợp với đặc điểm lứa tuổi nói chung của các em và những đặc điểm tâm lý riêng của học sinh người dân tộc thiểu số, với đặc thù môi trường bán trú; phân công nhiệm vụ cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên theo chức năng, tổ chức giáo dục lần lượt các nội dung theo chủ đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh đã xác định trong kế hoạch.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng nhà trường cần phải tìm hiểu, khảo sát tình hình của nhà trường về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, về những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến giáo dục đạo kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Đặc biệt cần quan tâm tới chất lượng giáo dục của năm học trước, đây chính là nền tảng vững chắc và thuyết phục làm căm cứ cho việc xây dựng kế hoạch hành động trong quản lý giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Cần xác định nguồn nhân lực chính cho việc thực hiện kế hoạch, bởi đây là điều kiện để kế hoạch được thực hiện khả thi. Tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thì lực lượng chính là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh là yếu tố quyết định trong việc thực hiện công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

Trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phối hợp các lực lượng trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở phù hợp với điều kiện của Nhà trường, của địa bàn nơi trường đóng là vùng miền núi, nơi mà trình độ nhận thức của nhiều người dân còn hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ năm học, các điều kiện khách quan - chủ quan, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chuyển môn, trình kế hoạch lên cấp trên phê duyệt, thông qua kế hoạch và thông qua nhiệm vụ cụ thể. Giao cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của tổ phù hợp với

nội dung giáo dục học sinh ở từng khối lớp. Các trường cần thành lập tổ cốt cán để xây dựng kế hoạch hoạt động khả thi; phải xây dựng được kế hoạch giáo dục kỹ năng này lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, đồng thời có kế hoạch cho cả năm học, từng học kỳ, từng nội dung giáo dục theo chủ đề và định hướng hoạt động giáo dục cụ thể. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thực hiện tại đơn vị mình.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 12

Giáo viên chủ nhiệm các lớp trên cơ sở kế hoạch và nhiệm vụ được giao tổ chức họp phụ huynh để thảo luận và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đã đề ra.

Việc cụ thể hóa kế hoạch cho từng học kỳ, từng nội dung giáo dục theo chủ đề kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là bước vô cùng quan trọng và có tính quyết định của quá trình quản lý và kế hoạch hóa cho từng giai đoạn, quyết định thành công của công tác quản lý. Hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở rất phức tạp và khó khăn, vì đối tượng quản lý là lứa tuổi thiếu niên với những biến đổi lớn lao về cả mặt thể chất và tâm lý mà đặc trưng là sự phát dục, sự phát triển tự ý thức. Đặc biệt, môi trường nội trú của các em chứa đựng những nguy cơ khiến các em dễ bị xâm hại từ phía giáo viên, bạn cùng học do phải sống xa gia đình, ít khi được về nhà, mọi sinh hoạt diễn ra tại nhà trường trong cả tuần học. Vì thế, khi kế hoạch hóa việc quản lý công tác này yêu cầu cán bộ quản lý phải tính toán và quan tâm đến nhiều yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là môi trường nội trú của học sinh, các nguy cơ tiềm ẩn đối với các em, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc trưng tâm lý của người dân tộc thiểu số và hoàn cảnh gia đình, trình độ nhận thức của cha mẹ học sinh.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường, đội ngũ Ban giám hiệu phải nắm vững và nghiêm túc thực hiện các các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Các tổ chuyên môn trong nhà trường và từng giáo viên phải nắm chắc tình hình của đơn vị mình, nghiêm chỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung

học cơ sở một cách cách hợp lý, đúng đắn, đạt hiệu quả. Kế hoạch có tính khả thi, tuân theo trình tự các bước tiến hành, tránh chồng chéo.

3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

* Mục tiêu của biện pháp

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là một trong số các kỹ năng sống của các em nhưng có đặc thù riêng. Do đó, việc tổ chức hoạt động này cần phù hợp để mang lại hiệu quả. Đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là những người trực tiếp hình thành cho học sinh kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Việc bồi dưỡng góp phần giúp giáo viên có hiểu biết sâu sắc về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, những hình thức biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của nó, những nội dung kiến thức và các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cần có ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở, từ đó nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục học sinh phổ thông dân tộc bán trú cho giáo viên.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở, Hiệu trưởng các nhà trường cần:

- Tạo điều kiện cho các giáo viên được tiếp cận, nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật, về hành vi xâm hại trẻ em, các hình thức biểu hiện của nó, thủ phạm, nguyên nhân, hậu quả, những địa điểm có thể xảy ra hành vi xâm hại tình dục trẻ em;

- Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em thông qua các bài viết trên các tạp chí, các trang báo điện tử về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccho trẻ.

- Tập huấn cho giáo viên những kiến thức cần trang bị cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở như: những nguy cơ xâm hại học sinh; những biểu hiện của hành vi xâm hại; thủ phạm của các vụ xâm hại; cách ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ để tránh bị xâm hại và các kỹ năng như: kỹ năng phòng ngừa sự xâm hại, kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại.

- Bồi dưỡng cho giáo viên các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Các phương pháp và hình thức này phải phù hợp với đối tượng là học sinh ở vùng cao, sống trong môi trường nội trú.

Việc bồi dưỡng giáo viên có thể thực hiện dưới các hình thức như cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn bổ sung kiến thức do Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức (nếu có). Cần chọn những giáo viên cốt cán nghiên cứu kỹ lưỡng về chương trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em để tham gia. Các giáo viên sau tập huấn sẽ trở thành lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm hướng dẫn lại, triển khai những nội dung đã được tập huấn cho giáo viên trong tổ, trong trường.

Hình thức mời các chuyên gia, các nhà khoa học có chuyên môn sâu về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh đến tập huấn trực tiếp cho đội ngũ giáo viên cũng góp phần nâng cao năng lực tổ chức hoạt động này cho các giáo viên.

Ngoài ra Hiệu trưởng có thể bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại học sinh cho đội ngũ giáo viên trong nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Khuyến khích giáo viên tự học, tự tìm hiểu các kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục qua các tài liệu, khai thác bồi dưỡng thường xuyên trên mạng.

- Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, đồng thời trực tiếp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn về thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở nhằm mục tiêu thảo luận, thống nhất về từng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động này. Các giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động giáo dục này có thể trao đổi về cách thức, phương pháp tổ chức hay khẳng định những kết quả đã đạt được. Những kết quả, kinh nghiệm tốt sẽ được thảo luận để khẳng định tính khoa

học, tính khả thi và có kế hoạch nhân rộng. Đồng thời, các giáo viên cũng có điều kiện để trao đổi, phát hiện những khó khăn, vướng mắc hay những điểm còn hạn chế trong việc tổ chức hoạt động để cùng tìm cách giải quyết, khắc phục hay điều chỉnh cho phù hợp. Để nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đòi hỏi mỗi buổi sinh hoạt phải có kế hoạch cụ thể, có sự phân công chuẩn bị các nội dung thảo luận...

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Giáo viên cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh và năng lực thiết kế hoạt động này. Mỗi giáo viên cần có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm theo sự định hướng của nhà trường.

- Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo và triển khai các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Mở rộng phạm vi liên kết với các trường khác để giáo viên có điều kiện trao đổi nhằm cập nhật kiến thức và học hỏi nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

- Nhà trường phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, tập huấn một cách cụ thể rõ ràng, đồng thời tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch theo đúng lộ trình đã xây dựng.

3.2.4. Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

* Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, tích hợp lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở trong các môn học chiếm ưu thế như môn sinh học, môn giáo dục công dân, ngữ văn và hoạt động trải nghiệm.

Việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo hướng phát huy thế mạnh của môn học chiếm ưu

thế và hoạt động ngoại khóa của các em là quan điểm hiện đại không những phù hợp với tâm lý của học sinh mà còn phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng này. Điều đó giúp cho hoạt động này trở nên phong phú, lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động, giúp học sinh có thể liên hệ thực tế và có nhận thức đúng đắn với các tình huống có thể xảy ra trong đời sống.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đối với các môn học chiếm ưu thế:

Ban giám hiệu chỉ đạo đến tổ chuyên môn, đến giáo viên về cách thức, phương pháp, nội dung lồng ghép các kiến thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh vào các bài giảng trên lớp, các môn học có đặc trưng phù hợp như môn sinh học, giáo dục công dân, ngữ văn... Tất cả các giáo viên phải thường xuyên có ý thức trong việc lồng ghép, tích hợp các kiến thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục vào bài giảng của mình kể cả trong giáo án và trong khi lên lớp. Chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung của hoạt động giáo dục và đối tượng học sinh.

Tổ chuyên môn trực tiếp quản lý, chỉ đạo việc soạn giảng, chuẩn bị trước khi lên lớp của giáo viên. Hiện nay chưa có tài liệu chính thống, đầy đủ và thời lượng cụ thể về nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trong chương trình nên cần hướng dẫn cụ thể, kiểm tra thường xuyên hoạt động này. Đảm bảo không để tình trạng soạn giảng qua loa, chiếu lệ, không có nội dung thống nhất cũng như phương pháp. Cán bộ quản lý kịp thời nắm bắt tình hình và điều chỉnh, bổ sung nội dung nếu thấy thực sự cần thiết. Cán bộ quản lý và tổ chuyên môn tổ chức các tiết học môn giáo dục công dân,

sinh học, ngữ văn để dạy mẫu, dự giờ nhằm kiểm tra việc giáo viên lồng ghép và tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở vào bài giảng để rút kinh nghiệm, chọn nội dung giảng dạy phù hợp và có hiệu quả.

Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chỉ đạo việc tự làm thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học để tiết học trực quan, sinh động và có hiệu quả tốt nhất.

Đối với các hoạt động ngoại khóa

Ban giám hiệu cần chỉ đạo tổ chức các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn học sinh, phù hợp từng nội dung kiến thức. Một số hình thức cần chú ý đó là:

Nhà trường mời các chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục đến nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, chú trọng đến các hình thức thức biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, dạy học sinh cách ứng xử trong các mối quan hệ để phòng ngừa xâm hại, cách thoát hiểm khi bị xâm hại.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên tổ chức các hội thi thuyết trình, hùng biện trong phạm vi toàn trường nhằm tạo ra các tuyên truyền viên tích cực trong công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục đồng thời tạo ra không khí thi đua, tham gia tích cực của mọi thành viên trong lớp, rèn luyện khả năng giao tiếp, thuyết trình, phát triển ngôn ngữ nói.

Nhà trường cần thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường (nếu trước đó chưa có) hoặcphát huy vai trò của đội ngũ tư vấn viên nhằm giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn tâm lý nói chung, trợ giúp các em trong vấn đề phòng ngừa xâm hại tình dục nói riêng.

Bố trí tủ sách riêng về phòng chống xâm hại tình dục trong thư viện nhà trường để các em tự học, tự nghiên cứu. Tủ sách này cần được cập nhật và bổ sung thường xuyên tạo nên sự phong phú và hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia tìm hiểu.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban giám hiệu trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở phải sát sao trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

- Giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về hành vi xâm hại trẻ em, xác định được những nội dung cần thiết của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề tích hợp.

- Những nội dung của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục phải được tích hợp một cách khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với từng chủ đề bài học.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí