Quy Ước Xử Lý Thông Tin Thực Trạng Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc

tư hàng năm theo kế hoạch. Toàn huyện có 34/59 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 57,62%, đến hết nhiệm kỳ 2015-2020 phấn đấu có thêm 06 trường đạt chuẩn Quốc gia. Hiện huyện đã quy hoạch chi tiết 34 trường và điểm trường; quy hoạch 01 trường PTDTBT THCS (Trung Chải) địa điểm mới.

Mục tiêu đến năm 2020: huy động HS PTDTBT THCS ra lớp đạt 27% trở lên, duy trì và đảm bảo tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, phấn đấu trên 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và tương đương. Tiếp tục chuyển đổi các trường THCS có đủ điều kiện về học sinh bán trú sang mô hình trường PTDTBT. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học (thay thế các phòng học tạm bằng các phòng học kiên cố), từng bước hiện đại hóa trang thiết bị và phương tiện dạy - học ở các trường đạt chuẩn Quốc gia, trường PTDTBT. Chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông sách giáo khoa mới.

Đến tháng 01/2020, khi huyện Sa Pa thành lập Thị xã Sa Pa, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ cùng với UBND huyện Sa Pa trình UBND tỉnh cho phép thành lập thêm 01 trường THCS ở phường Sa Pả; 01 trường TH&THCS ở phường PhanXiPan; 01 trường TH&THCS ở phường Cầu Mây, và 01 trường học chất lượng cao tại khu vực thị trấn.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, làm rõ hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế tạo cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai thể hiện ở:

+ Thực trạng về mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa.

+ Thực trạng về việc thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

+ Thực trạng các phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

2.1.2.3. Khách thể khảo sát

Tiến hành khảo sát tại 6 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Sa Pa bao gồm các trường: Bản Phùng, Sa Pả, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải, Bản Hồ với số khách thể như sau:

- 12 CBQL.

- Mỗi trường 10 GV. Như vậy, tổng số mẫu nghiên cứu GV là 60.

- Mỗi trường 10 HS PTDTBT THCS. Như vậy, tổng số mẫu nghiên cứu là 60 HS PTDTBT THCS.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên CBQL, GV và HS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với một số CBQL, GV và HS với nội dung xoay quanh vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS.

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, những nhà giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục HS về các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS.

Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu khảo sát thu được, cụ thể là công thức tính tỷ lệ % và tính điểm trung bình. Quy ước cách thức xử lý số liệu khảo sát như sau:

Bảng 2.1. Quy ước xử lý thông tin thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Mức độ

Điểm quy ước

Điểm trung bình

Thường xuyên; hiệu quả

3

Từ 2,34 đến 3,00

Thỉnh thoảng; ít hiệu quả

2

Từ 1,67 đến 2,33

Chưa thực hiện; Không hiệu quả

1

Từ 1,00 đến 1,66

Tốt

4

Từ 3.26 đến 4,0

Khá

3

Từ 2.51 đến 3.25

Trung bình

2

Từ 1,76 đến 2,50

Yếu

1

Từ 1,0 đến 1,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 8

2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

2.2.1. Thực trạng nhận thức về xâm hại tình dục và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở về bản chất của xâm hại tình dục trẻ em

Khảo sát thực trạng nhận thức của Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở về bản chất của xâm hại tình dục trẻ em, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức về xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

STT

Nội dung

SL

%


1

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em

vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức


9


15,0

2

Làm những hình ảnh, video có tính chất xâm hại trẻ em

4

6,7

3

Ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tình dục

8

13,3

4

Ép buộc trẻ em quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các

hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn

39

65,0

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy nhận thức của HS PTDTBT THCS về xâm hại tình dục trẻ em còn nhiều hạn chế. Chỉ có 15% học sinh lựa chọn phương án đúng, thể hiện bản chất của xâm hại tình dục trẻ em là Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Đa số học sinh lựa chọn phương án Ép buộc trẻ em quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn (65%); hai nội dung còn lại chiếm tỷ lệ lần lượt là 6,7% và 13,3%. Như vậy, phần lớn học sinh quan niệm xâm hại tình dục là những hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm mà không biết rằng dâm ô trẻ, sử dụng trẻ vào mục đích khiêu dâm cũng là xâm hại tình dục. Những hạn chế này khiến các em có thể chủ quan và trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Vì thế, cùng với việc trang bị cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở những kiến thức về sinh lý lứa tuổi, cần giúp các em nhận biết những biểu hiện của xâm hại tình dục và các biện pháp, kỹ năng phòng chống hành vi này để học sinh biết ngăn ngừa, thoát hiểm khi bị xâm hại.

2.2.1.2. Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Với câu hỏi: “Em sẽ phản ứng thế nào khi/sau khi bị (hoặc giả sử bị) người khác (bạn cùng trường, thầy/cô giáo, người thân, quen, người lạ…) thực hiện các hành vi dưới đây?”, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở‌

huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tính theo %)



Hành vi

Cách xử lý của em

Khi ở trong tình huống/đứng trước nguy cơ bị xâm hại

Sau khi xảy ra tình huống/nguy cơ bị xâm hại

Chống trả quyết liệt/phản đối/chạy

trốn

Chấp nhận làm theo/

lờ đi

Giả vờ hợp tác/bị ốm/ngất... để tìm cơ hội

trốn thoát

Im lặng, giữ bí mật

Nói cho người khác biết để được

trợ giúp

Dùng vũ lực, đe dọa để sờ vào

vùng kín của em


52,3


42,5


5,2


86,7


13,3

Ép buộc em quan hệ tình dục

61,7

33,1

5,2

85,0

15,0

Bắt em sờ vào vùng kín của họ

55,0

31,0

14,0

90,0

10,0

Dụ dỗ, ép buộc em xem

những loại sách báo, phim ảnh khiêu dâm


38,0


53,5


8,5


81,7


18,3

Phô bày bộ phận sinh dục của

mình trước mặt em


72,8


17,2


0


88,3


11,7

Bắt em đứng/ ngồi theo tư

thế gợi dục


45,0


38,5


16,5


86,7


13,3

* Thực trạng kỹ năng xử lý của học sinh khi bị xâm hại tình dục

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy HS PTDTBT THCS chọn cách phản ứng khác nhau đối với các hành vi xâm hại tình dục. Nhìn chung, với những hành vi xâm hại bằng cách đụng chạm (Dùng vũ lực, đe dọa để sờ vào vùng kín của em; Ép buộc em quan hệ tình dục; Bắt em sờ vào vùng kín của họ), học sinh có phản ứng chống trả, phản đối, chạy trốn nhiều hơn so với những hành vi xâm hại bằng cách không đụng chạm (Dụ dỗ, ép buộc em xem những loại sách báo, phim ảnh khiêu dâm; Bắt em đứng/ngồi theo tư thế gợi dục). Rất ít học sinh bình tĩnh tìm cơ hội trốn thoát thủ phạm bằng cách giả vờ hợp tác hoặc ốm/ngất...Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều học sinh chấp nhận làm theo yêu cầu của thủ phạm khi bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau. Kết quả này cho thấy hạn chế về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trong mẫu nghiên cứu của

chúng tôi, đồng thời đòi hỏi việc trang bị những kỹ năng này cho các em giúp các em có thể phòng ngừa và thoát hiểm khi bị xâm hại.

* Cách xử lý của học sinh sau khi xảy ra tình huống/nguy cơ bị xâm hại

Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi/giả sử sau khi bị xâm hại tình dục, đa số học sinh chọn cách im lặng, giữ bí mật chứ không chia sẻ cho người khác biết để được trợ giúp. Đây là một thực tế đáng lo ngại, cho thấy hạn chế trong kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh PTDTBTTHCS. Do các em xấu hổ với hành vi mình gặp phải, sợ bị người khác chê cười, kỳ thị và đặc biệt là lời hăm dọa từ các thủ phạm xâm hại tình dục là nếu các em nói cho ai đó biết sẽ bị hắn trừng phạt (bị giết, bị đánh...) nên đã giấu kín sự việc. Vì thế, việc nâng cao nhận thức cho học sinh PTDTBTTHCS về hành vi xâm hại tình dục và trang bị cho các em các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là việc làm cấp thiết.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Nhận thức về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS là rất quan trọng, đặc biệt với những người làm công tác quản lý giáo dục ở nhà trường nói chung, trường PTDTBT THCS nói riêng. Nếu CBQL giáo dục, giáo viên có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục thì đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, tiến hành các hoạt động giáo dục ở nhà trường và huy động, phối hợp với gia đình, xã hội trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tại các trường PTDTBT THCS hiện nay.

Khảo sát nhận thức của CBQL giáo dục, giáo viên về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS tại các trường PTDTBT THCS, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh‌

STT

Mức độ

SL

%

1

Quan trọng

52

72,2

2

Bình thường

20

27,8

3

Không quan trọng

0

0

Số liệu thống kê ở bảng 2.4 cho thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là quan trọng (72,2%). Trao đổi với chúng tôi, cô giáo T. trường PTDTBT THCS Bản Phùng nói: Với những hiểu biết sơ sài và không khoa học, những kiến thức liên quan giới tính, tình dục của HS PTDTBT THCS còn hạn chế dễ dẫn đến việc các em trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Hơn nữa, gần đây, những vụ án liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện rất nhiều nên việc triển khai giáo dục để các em nhận diện được những biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, biết cách tự vảo vệ chính mình và truyền thông thêm cho bạn bè cùng trang lứa là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, 27,8% khách thể còn lại lựa chọn mức độ bình thường. Như vậy, mặc dù vấn nạn xâm hại trẻ em đã trở nên nhức nhối nhưng một số giáo viên vẫn chưa quan tâm tới việc trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để phòng ngừa và thoát hiểm khi bị xâm hại. Thực trạng này cho thấy nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh là cần thiết.

2.2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

2.2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa

Đánh giá của CBQL, GV, HS về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường

phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Nội dung

Khách thể

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

ĐTB MĐTH

TH

ĐTB MĐHQ

TH

TX

TT

CTH

HQ

IHQ

KHQ


1

CBQL,

GV

41,3

55,6

3,1

19,4

58,3

22,2

2,22

1

1,97

7

HS

31.7

56.7

11.6

35.0

48.3

16.7

2.20

1

2.27

1


2

CBQL,

GV

15,3

62,5

22,2

26,4

63,9

9,7

1,96

6

2,08

4

HS

18.3

75.0

6.0

31.7

63.3

5.0

2.10

4

2.18

5


3

CBQL,

GV

15,3

68,1

16,7

18,1

58,3

23,6

2,00

8

1,96

8

HS

11.0

51.7

18.3

35.0

50.0

15.0

2.12

3

2.20

4


4

CBQL,

GV

8,3

72,2

19,4

22,2

70,8

6,9

1,88

7

2,17

1

HS

30.0

26.7

43.3

45.0

18.3

36.7

1.87

8

2.08

8


5

CBQL,

GV

11,1

65,3

23,6

23,6

59,7

16,7

2,35

5

2,08

4

HS

43.3

33.3

23.3

18.3

15.0

66.7

2.20

1

1.52

7


6

CBQL,

GV

20,3

54,2

25,6

27,8

52,8

19,4

2,31

4

2,11

2

HS

10.0

86.7

3.3

30.0

65.0

5.0

2.07

5

2.25

2


7

CBQL,

GV

27,5

55,6

16,9

26,4

56,9

16,7

2,31

2

2,10

3

HS

13.3

80.0

6.7

31.7

61.7

6.7

2.07

5

2.25

2


8

CBQL,

GV

26,1

55,6

18,3

25,0

56,9

18,1

2,28

2

2,07

6

HS

11.7

81.7

6.7

26.7

63.3

10.0

2.05

7

2.17

5

Chú thích các nội dung giáo dục: 1. Những kiến thức về giáo dục giới tính, tình dục (đặc điểm sinh lý của tuổi dậy thì; quan hệ tình dục an toàn;…); 2. Về quyền của các em với cơ thể của mình; 3.Về những biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, có nguy hại cho sự an toàn của các em; 4. Về thủ phạm xâm hại tình dục; 5. Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại tình dục; 6. Kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ (với người thân trong gia đình, với thầy/cô giáo, với bạn khác giới và người khác) để phòng ngừa sự xâm hại; 7. Kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại;

8. Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp để phòng ngừa và xử lý hậu quả của hành vi xâm hại tình dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023