Đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý Của Ban Giám Hiệu Đối Với Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm

Có 189/200 (94,5%) ý kiến của cán bộ, giảng viên cho rằng Ban giám hiệu đã tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho SV thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hành với hai cấp độ: cấp độ toàn trường do Nhà trường và Đoàn Thanh niên tổ chức, cấp độ lớp học do giáo viên bộ môn và khoa chuyên môn phụ trách.

Qua thực trạng nêu trên cho thấy Ban giám hiệu Trường Đại học Hải Dương đã quan tâm tới các biện pháp chỉ đạo thực hiện tích hợp nội dung giáo dục KNM cho SV thông qua truyền giảng trên lớp, thông qua chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng mềm cho SV, chỉ đạo thực hiện hoạt động ngoại khoá.

2.3.3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý của Ban giám hiệu đối với hoạt động giáo dục kỹ năng mềm

Đánh giá hiệu quả tác động của Ban giám hiệu Trường ĐHHD đối với hoạt động GDKNM được tổng hợp qua bảng 2.8:

Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả tác động của Ban giám hiệu đối với các hoạt động GDKNM


TT


Các giá trị

Mức độ

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực

hiện

1

Lập kế hoạch, xây dựng chương trình

182

11

7

91,0%

5,5%

3,5%

2

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện

152

21

27

76,0%

10,5%

13,5%

3

Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch

145

32

23

72,5%

16,0%

11,5%

4

QL cơ sở vật chất và các điều kiện khác

121

39

40

60,5%

19,5%

20,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 9

Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục

148

34

18

74,0%

17,0%

9,0%

6

Quản lý việc kiểm tra đánh giá GDKNM

180

9

11

90,0%

4,5%

5,5%

5


a) Thực trạng quản lý thời gian, kế hoạch công tác giáo dục KNM

Về kế hoạch quản lý thời gian, kế hoạch giáo dục, rèn luyện KNM của BGH theo 6 biện pháp, đa số GV đánh giá là có thực hiện nhưng không thường xuyên. Riêng biện pháp 1: Lập kế hoạch, xây dựng chương trình có đến 91,0%; biện pháp 6: Quản lý việc kiểm tra đánh giá GDKNM có 90,0% CBQL và GV đánh giá là thường xuyên.

Qua trao đổi với một số CBQL và GV trong nhà trường, việc QL thời gian rèn luyện KNM của SV là rất khó, chỉ có thể quản lý thời gian chính khoá, còn thời gian không chính khoá thì mỗi SV có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nên chủ yếu là tự thức của mỗi cá nhân.

b) Thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNM cho SV

Với các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế của BGH Trường Đại học Hải Dương như trên, chúng tôi nhận thấy Nhà trường đã quan tâm đến việc tổ chức hoạt động giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế, nhưng việc thực hiện các biện pháp chưa đồng đều, thiếu đồng bộ. Vì vậy, muốn đẩy mạnh công tác giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, BGH Trường Đại học Hải Dương cần có sự quản lý các biện pháp này chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa.

c) Thực trạng quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch (giảng viên)

Theo đánh giá của CBGV, công tác Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, GV tham gia vào quá trình giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế trong Trường chỉ được thực hiện ở mức thường xuyên (tỉ lệ số người trả lời trên 50% ở mức độ thường xuyên) và kết quả đạt được chỉ là mức trung bình.

d) Thực trạng công tác tổ chức các điều kiện hỗ trợ, phục vụ công tác giáo dục KNM cho SV

Kết quả cho thấy nhà trường đã thực hiện công tác này khá tốt nhưng số tỉ lệ người chọn chỉ ở mức khoảng 60,5%. Tuỳ vào đặc trưng của từng công việc nhà trường thực hiện thường xuyên hay thực hiện định kỳ.

e) Thực trạng công tác quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục

Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn cán bộ, giảng viên của Trường cho thấy Ban giám hiệu cũng đã chú trọng trong công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, sự phối hợp này thu được kết quả chưa cao, thể hiện ở sự đánh giá của cán bộ, giảng viên chỉ ở mức độ 74% là thường xuyên.

g) Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá công tác giáo dục KNM cho SV khối ngành kinh tế

Kết quả thu được cho thấy, mức độ thực hiện thường xuyên và kết quả đánh giá thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo nhà trường còn thấp. Từ thực tế công tác quản lý hoạt động thực hành cho SV, kết hợp với phỏng vấn sâu một số GV, SV, tôi nhận thấy Trường Đại học Hải Dương có thực hiện công tác kiểm tra đánh giá giáo dục KNM cho SV nhưng thông qua các hoạt động chuyên môn và thường lồng ghép với

các hoạt động phong trào.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế Trường Đại học Hải Dương

2.4.1. Những mặt mạnh và kết quả đạt được

- Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra các chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn; các chủ trương chính sách được phổ biến, triển khai kịp thời tới các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội nhận thức đúng từ đó tham gia tích cực công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ có đạo đức tốt, có tri thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- BGH Trường Đại học Hải Dương đã quan tâm chăm lo, phát triển các KN của SV một cách toàn diện đáp ứng theo quy định “chuẩn đầu ra” các chuyên ngành đào tạo về kiến thức, KN, thái độ trong đó có KNM. Điều này có tác động trực tiếp tới mục tiêu, chương trình, các hoạt động đào tạo, các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện của Trường ĐHHD. Tạo ảnh hưởng tích cực việc phát triển KN nghề nghiệp, KNM, ý thức rèn luyện KNM cho SV khối ngành kinh tế.

- Công tác giảng dạy được đầu tư quan tâm theo hướng tích hợp kiến thức liên mục, liên môn, liên ngành nhằm giúp SV nắm vững được kiến thức theo hệ thống chương trình, giúp SV vận dụng được những kiến thức đã học để thực hành thực tập và phục vụ công việc sau này. “Chuẩn đầu ra” chuyên

ngành đào tạo của Nhà trường ngoài KN chuyên môn, đã xác định các KNM cần thiết SV cần đạt được.

- Toàn thể cán bộ, giảng viên trong nhà trường đảm bảo đủ theo quy định, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có lập trường quan điểm vững vàng, chấp hành tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, có tinh thần trách nhiện, tận tụy với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt, có nhận thức đúng về tầm quan trọng của KNM đối với SV.

- Đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết với sự phát triển của Nhà trường. Đội ngũ giảng viên đã có sự phát triển nhất định và có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện hoạt động GDKNM.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế


- Trong thời gian qua, Nhà trường đã thực hiện quản lý công tác GDKNM cho SV khối ngành kinh tế nhưng chưa thực sự đề cao hoạt động này. Trường chưa có chương trình riêng về phát triển KNM cho SV, chưa có đội ngũ GV được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.

- Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít thực hành trải nghiệm thực tế. Môn học về KNM bố trí trong chương trình, kế hoạch đào tạo còn ít và đơn điệu, chủ yếu là môn học tự chọn. Giáo trình, tài liệu về KNM còn ít.

- Còn tồn tại nhiều SV khối ngành kinh tế tại Trường ĐHHD có nhận thức hạn chế về tầm quan trọng của KNM. Mặt khác, SV khối ngành kinh tế còn hạn chế nhiều về việc lập kế hoạch và xây dựng phương pháp rèn luyện

và phát triển KNM cần thiết.


- Việc đổi mới phương pháp giáo dục KNM của GV vẫn chưa tác động mạnh đến việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện kỹ năng cho SV khối ngành kinh tế. Các hoạt động ngoại khóa, các phong trào đoàn thanh niên, hội SV ít, còn mang tính thụ động, hình thức...

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phục vụ công tác giáo dục KNM cho SV chưa được đầu tư đầy đủ, chưa đáp ứng được chương trình đào tạo theo “chuẩn đầu ra” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2.4.2.2. Nguyên nhân


- Sinh viên học tại Trường phần lớn xuất thân từ nông thôn thường chân thật, chất phát chịu ảnh hưởng của nhiều phong tục tập quán làng xã do vậy thường nhút nhát, chậm chạp và có tính kỷ luật không cao. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong việc phát triển KNM cho SV.

- Nhận thức của người đứng đầu Trường chưa đầy đủ và sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động GDKNM. Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện hoạt động GDKNM chưa rõ ràng, cụ thể.

- Một số cán bộ, giảng viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của KNM đối với việc phát huy năng lực của người học. Đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ GDKNM. Trong đó còn có những giảng viên chưa thật sự cố gắng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức GDKNM.

- Điều kiện về cơ sở vật chất của Trường còn hạn chế, nguồn kinh phí mua sắm bổ sung trang thiết bị, giáo trình tài liệu phục vụ cho GDKNM cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Có thể thấy bên cạnh những mặt mạnh là cơ bản thì công tác quản lý GDKNM cho SV khối ngành kinh tế của Trường ĐHHD vẫn còn bộc lộ nhiều những tồn tại hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới.


Tiểu kết Chương 2


Trong chương 2, qua điều tra khảo sát cho thấy rằng: Công tác quản lý GDKNM cho SV khối ngành kinh tế Trường ĐHHD theo nhận định của đa số CBQL và GV thì hầu như đã được đưa vào kế hoạch tổ chức thực hiện, khởi đầu từ năm học 2011-2012 nhưng kết quả đạt được chỉ ở mức tương đối khá.

Trong nhận thức của đội ngũ GV, SV và các lực lượng GD tại Trường cũng đã bắt đầu có sự nhận thức về tính cấp thiết của công tác giáo dục này. BGH Trường Đại học Hải Dương đã quan tâm chăm lo, phát triển các KN của SV một cách toàn diện đáp ứng theo quy định “chuẩn đầu ra” các chuyên ngành đào tạo về kiến thức, KN, thái độ trong đó có KNM. Điều này có tác động trực tiếp tới mục tiêu, chương trình, các hoạt động đào tạo, các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện của Trường ĐHHD. Tạo ảnh hưởng tích cực việc phát triển KN nghề nghiệp, KNM, ý thức rèn luyện KNM cho SV khối ngành kinh tế.

Công tác giảng dạy được đầu tư quan tâm theo hướng tích hợp kiến thức liên mục, liên môn, liên ngành nhằm giúp SV nắm vững được kiến thức theo hệ thống chương trình, giúp SV vận dụng được những kiến thức đã học để thực

hành thực tập và phục vụ công việc sau này. “Chuẩn đầu ra” chuyên ngành đào tạo của Nhà trường ngoài KN chuyên môn, đã xác định các KNM cần thiết SV cần đạt được.

Trong thời gian qua, Nhà trường đã thực hiện quản lý công tác GDKNM cho SV khối ngành kinh tế nhưng chưa thực sự đề cao hoạt động này. Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít thực hành trải nghiệm thực tế. Môn học về KNM bố trí trong chương trình, kế hoạch đào tạo còn ít và đơn điệu, chủ yếu là môn học tự chọn. Giáo trình, tài liệu về KNM còn ít.

Để thực sự đạt được hiệu quả trong công tác quản lý GDKNM cho SV theo hướng tích cực thì Nhà trường cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, giáo dục hiện đại... và cần phải quan tâm đến một số biện pháp được đề xuất ở chương sau.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí