Khái Quát Giá Trị Di Sản Văn Hóa Vật Thể Ở Tỉnh Cao Bằng

Hàng năm, tỉ lệ lên lớp của học sinh THPT trong thành phố đạt từ 98% trở lên; trong đó học sinh khá, giỏi tính bình quân là 78,3%. Số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 96,3%. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt từ 95-99%.

Đa số các em là học sinh dân tộc sống không tập trung, nhà ở xa trường, khó khăn trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Chất lượng giáo dục đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Cơ sở vật chất đang được tăng cường về thiết bị, thư viện, phòng học bộ môn. Đội ngũ GV ngày càng được chuẩn hóa. Công tác xã hội hóa ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là tỉ lệ HS dân tộc chiếm tỉ lệ lớn trên 90% đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục giá trị văn hóa vật thể cho học sinh nói riêng.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vật thể nói riêng và của cả nước nói chung. Trong quá trình giảng dạy các GV chưa cải tiến phương pháp, còn nặng về dạy chữ, ít quan tâm đến việc giáo dục toàn diện học sinh. Việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, là công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh còn hạn chế

2.2. Khái quát giá trị di sản văn hóa vật thể ở tỉnh Cao Bằng

Có thể nói, DSVH vật thể là tiềm năng cho ngành du lịch, là cơ sở cho việc tham quan du lịch, gắn với du lịch, là bệ đỡ cho công nghiệp văn hóa và tạo nguồn cho nền kinh tế du lịch, được đánh giá là một nền công nghiệp không khói. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng những DSVH vật thể, di tích lịch sử đang được phát huy giá trị cho ngành du lịch như: khu danh lam thắng cảnh thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, khu di tích lịch sử Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, mặt trận Đông Khê,… Song xem xét lại, ta có thể thấy mảng DSVH vật thể có tiềm năng lớn đang bị bỏ quên, đang bị hủy hoại. Những DSVH vật thể chưa thực sự được nhân dân, học sinh và các ban ngành chức năng quan tâm đúng mực.

Theo đồng chí Ngô Thị Cẩm Châu, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng, hiện nay về văn hoá vật thể, tỉnh ta đã thống kê được 214 di tích. Trong đó có 82 di tích được xếp loại, với 28 di tích cấp Quốc gia và 54 di tích cấp tỉnh. Một số dự án đầu tư tôn tạo lớn như Khu di tích Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo đã và đang được triển khai. Các khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến thắng Chiến dịch Biên giới 1950 và khu du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, hồ Thang Hen… đang dần dần thu hút khách du lịch và trở thành điểm đến của nhiều du khách. Bên cạnh đó, những di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ như các thành cổ Na Lữ, Phục Hòa, cố đô Cao Bình; các di chỉ khảo cổ Ngườm Bốc, Ngườm Vài... cũng là những nét văn hóa độc đáo của vùng đất cổ Cao Bằng, là tiềm năng du lịch hấp dẫn chưa có điều kiện để tập trung khai thác.

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là nơi lưu giữ nhiều DSVH vật thể và phi vật thể có giá trị, trong đó có hệ thống văn bia. Đây là DSVH vô cùng quý giá mà các thế hệ tiền nhân để lại. Văn bia Cao Bằng được dựng ở nhiều vị trí, địa điểm, địa hình khác nhau như trong đền, chùa, miếu, trên sườn đồi, núi cao, bờ suối, bờ sông, vách đá, trần hang, mỏ nước, trước mộ, cầu… Theo thống kê, tổng số văn bia được phát hiện trên địa bàn tỉnh tính đến nay là 48 văn bia, được thể hiện dưới 2 dạng bia khối và bia ma nhai. So với các địa phương khác, văn bia Cao Bằng không nhiều về số lượng, nhưng phong phú về thể loại. Hầu hết các văn bia Cao Bằng đều khắc rõ niên đại, chỉ có một số ít văn bia không đề niên hiệu, niên đại. Trong số 48 văn bia được phát hiện, có 42 văn bia còn rõ chữ được đưa vào nghiên cứu, số bia có khắc rõ niên đại, niên hiệu là 35 bia; 7 văn bia còn lại không rõ niên đại, niên hiệu.

Những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của tỉnh đã trải qua bao thăng trầm thời gian và biến cố lịch sử nhưng vẫn hàm chứa giá trị tinh thần, nhân văn sâu sắc, có giá trị trong giáo dục tri thức, hình thành nhân cách con người. Đồng thời, các di sản văn hoá đã và đang phát huy vai trò trong quảng bá hình ảnh quê

hương. Đã có nhiều di tích được khôi phục, tu bổ, như: Đền Kỳ Sầm, Chùa Đống Lân (Thành phố); Chùa Viên Minh (Hoà An); Hang Kéo Quảng (Nguyên Bình)... Nhiều di sản văn hoá vật thể đã bị mai một hoặc lãng quên nay được phục hồi.

Hằng năm, trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều lễ hội văn hoá truyền thống gắn với các DSVH vật thể được tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh cùng nhân dân địa phương tham gia, tiêu biểu như: Lễ hội Pháo hoa (Quảng Uyên); hội Đền Kỳ Sầm (Thị xã), hội Chùa Đà Quận, Chùa Đống Lân (Thành phố)... Các lễ hội có sự hài hoà giữa văn hoá truyền thống với hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí cũng như sinh hoạt văn hoá của nhân dân.

Những năm gần đây, Sở VH-TT&DL quan tâm phối hợp với các sở, ban, ngành phát huy các giá trị văn hoá trở thành nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thông qua các loại hình văn hoá gắn với sản xuất sản phẩm du lịch có giá trị hàng hoá, tạo thu nhập cho người dân. Các ngành nghề truyền thống, như: dệt thổ cẩm (Hà Quảng), chạm khắc bạc (Nguyên Bình), nghề rèn Phúc Sen (Quảng Uyên)... đã làm nên những vùng hàng hoá và các sản phẩm lưu niệm có ý nghĩa. Các loại ẩm thực mỗi nơi một vẻ khác nhau, như: hạt dẻ, tương Méc cảng (Trùng Khánh); khẩu si (Hà Quảng), măng bào (Bảo Lạc),... thu hút sự quan tâm của du khách và đem lại nguồn thu nhập cho người dân. Tỉnh đang từng bước đầu tư xây dựng các làng văn hoá du lịch trở thành điểm du lịch, Làng văn hoá Khuổi Ky (Trùng Khánh) được xây dựng theo chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá... Giá trị các di tích văn hoá, lịch sử và cách mạng Khu di tích lịch sử Pác Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo, di tích Đông Khê,... được chú trọng phát huy, góp phần quan trọng thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Cao Bằng. Đồng thời nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo tồn và giữ gìn các DSVH.

Đồng chí Hà Văn Hiển, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đòi hỏi cần có tầm nhìn, sự hiểu biết, tri thức khoa học để bảo tồn phát huy một cách đúng mức, không những giữ gìn được nguyên vẹn mà

còn thăng hoa các giá trị văn hoá. Truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc là nhân tố quan trọng của sự phát triển bền vững. Sở VH-TT&DL luôn quan tâm chú trọng, tích cực tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá truyền thống, để đưa các giá trị di sản văn hoá vào đời sống, biến thành sức mạnh vật chất và tinh thần cho xã hội.

Như vậy, Giá trị DSVH vật thể ở tỉnh Cao Bằng rất đa dạng và phong phú, là tiềm năng cho ngành công nghiệp không khói để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới các ban ngành, đoàn thể có liên quan cần có những kế hoạch và giải pháp cụ thể để đưa nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể vào trường học để giáo dục học sinh một cách hiệu quả.

2.3. Khái quát về khảo sát thực trạng quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

2.3.1. Mục tiêu khảo sát

Thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng. Trên cơ sở đó, đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT.

2.3.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng.

- Thực trạng quản lý giáo dục giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng.

2.3.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu khảo sát

- Khảo sát trên 240 CBQL, giáo viên và 2951học sinh của 05 trường trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

- Sử dụng 60 phiếu đối với CBQL, GV và 200 phiếu đối với học sinh.

- Xử lý số liệu bằng các phương pháp:

+ Quan sát, đàm thoại.

+ Điều tra bằng phiếu.

+ Trao đổi với lãnh đạo và GV các trường.

+ Phân tích các báo cáo tổng kết.

+ Phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.

2.4. Thực trạng giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV và học sinh về quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã thăm dò ý kiến của CBQL, GV qua phiếu khảo sát đối với 60 người “Đồng chí hãy cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh‌

STT

Các mức độ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

Rất quan trọng

7

11,7

2

Quan trọng

37

61,7

3

Không quan trọng

16

26,6


Cộng

60

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 7

[Nguồn thống kê từ 60 phiếu khảo sát]


Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy 73,4 % cán bộ GV nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng. Còn có đến 26,6% CBQL, GV cho rằng nó không quan trọng. Điều này cho thấy nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố

Cao Bằng là chưa đồng đều. Nhiều cán bộ quản lý, GV còn coi nhẹ công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh. Họ chỉ quan tâm chú ý đến dạy chữ, chưa quan tâm đến dạy người cho học sinh giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh. Các trường còn lại có quan tâm đến công tác giáo dục toàn diện cho HS trong đó còn nhiều nội dung khác như giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục đạo đức pháp luật, giáo dục hướng nghiệp... còn giáo dục giá trị DSVH vật thể cũng chỉ là một phần nhỏ giống như các hoạt động đó nên công tác này chưa được đầu tư đúng mức.

Học sinh sống trong môi trường có rất nhiều DSVH mang giá trị lớn tại địa phương mà không biết hoặc không hiểu tường tận, không định hướng được nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DSVH v ật t h ể trong cuộc sống. Hoặc nếu có thì nội dung cũng chỉ hời hợt, phương pháp truyền thụ chưa bài bản, khoa học, thiếu trải nghiệm thực tế nên tác dụng không nhiều. Vì vậy trong giảng dạy thường chỉ nặng về thuyết trình nhồi nhét kiến thức, đọc chép áp đặt học sinh nên chưa thường xuyên thu hút học sinh quan tâm tới học tập về giá trị của các DSVH vật thể.

Khảo sát đối với 200 học sinh "Em hãy cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể", kết quả thu được như sau:


Bảng 2.7. Nhận thức của HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh‌

STT

Các mức độ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

Rất cần thiết

28

14

Cần thiết

91

45,5

3

Có cũng được không cũng được

46

23

4

Không cần thiết

35

17,5


Tổng

200

100,0

2

[Nguồn thống kê từ 200 phiếu khảo sát]


Qua kết quả khảo sát bảng 2.7 có thể thấy đa số học sinh ý thức được mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể chiếm tỉ lệ 59,5%. Nhưng có đến 23% các em cho rằng có cũng được không cũng được điều này có nghĩa các em chưa nhận thức hết được vị trí, tầm quan trọng của vấn đề. Đặc biệt còn có tới 17,5% HS cho rằng vấn đề giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng là không cần thiết.

Như vậy có thể thấy được công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng chưa được quan tâm thường xuyên và đồng đều. Nhiều trường có thực hiện nhưng công tác tuyên truyền về vấn đề này còn hạn chế nên nhận thức của CBQL, GV, HS còn chưa cao.

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng về việc giáo dục giá trị DSVH vật thể trong nhà trường THPT là một việc cần thiết, phải làm để đạt được sự đồng thuận trong quá trình triển khai các kế hoạch giáo dục cụ thể.

2.4.2. Thực trạng nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

Qua khảo sát ở 10 CBQL và 50 GV về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể, thu được kết quả ở bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng‌


Số TT


Nội dung giáo dục DSVH vật thể

Ý kiến đánh giá

Tổng

Thứ

bậc

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm

Tổng

điểm

Điểm

TB


Giáo dục nhận thức, thái độ về

DSVH vật thể

33

99

20

40

7

7

146

2,43

1


2

Giáo dục học sinh trở thành

những tuyên truyền viên tích cực về giá trị của DSVH vật thể


25


75


20


40


15


15


130


2,17


4


3

Giúp học sinh có ý thức bảo vệ

các giá trị tốt đẹp của DSVH vật thể


28


84


23


46


9


9


139


2,32


2

4

Giáo dục hành vi ứng xử văn

hóa với các DSVH vật thể

15

45

25

50

20

20

115

1,92

7


5

Giáo dục ý thức trách nhiệm bảo

tồn và phát huy giá trị của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề thủ

công…


9


27


28


56


23


23


106


1,77


8

6

Giáo dục tình yêu thiên nhiên,

tình yêu quê hương đất nước

11

33

34

68

15

15

116

1,93

6


7

Tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của thanh niên trong xây

dựng và bảo vệ tổ quốc


15


45


29


58


16


16


119


1,98


5

8

Giáo dục ý thức bảo vệ các

DSVH vật thể địa phương

8

24

15

30

37

37

91

1,52

9

9

Biết bảo tồn và phát huy các giá trị

DSVH vật thể của dân tộc

22

66

27

54

11

11

131

2,18

3


10

Giáo dục ý thức trách nhiệm biết

xây dựng các giá trị DSVH vật thể mới.


5


15


16


32


39


39


86


1,43


10

1

[Nguồn thống kê từ 60 phiếu khảo sát]

Qua bảng 2.8 có thể thấy mức độ thực hiện các nội dung giáo dục gía trị DSVHVT cho học sinh ở các trường THPT thành phố Cao Bằng đã được thực hiện nhưng mức độ không đồng đều nhau. Các nội dung được thực hiện khá tốt là:

Giáo dục nhận thức, thái độ về DSVH vật thể với 146 điểm, điểm trung bình 2,34.

Giáo dục học sinh trở thành những tuyên truyền viên tích cực về giá trị của DSVH vật thể với 130 điểm, điểm trung bình 2,17.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí