+ Tổng số cuộc phỏng vấn theo dự kiến là: 32 HV x 5 Tổng C ty x 3 cuộc =
480 cuộc;
Bên cạnh đó tác giả còn tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý và quản lý đào tạo bình quân 5 cuộc phỏng vấn/ 1 tổng công ty = 25 cuộc;
3. Nội dung đánh giá và các bước khảo sát chất lượng chương trình đào tạo Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo là những tiêu chuẩn về chất lượng cần đạt được ở mỗi khâu trong quy trình triển khai đào tạo. Tiêu chí này là cơ sở để so sánh và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo CNKT tại EVN, đồng thời xác lập mục tiêu để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho những khóa học cụ thể tại EVN. Trên cơ sở tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đã được trình bày tại Chương 1 của luận án này, tác giả xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, mức độ đạt mục tiêu
khóa đào tạo.
Bảng 3: Bảng tổng hợp mức độ đạt của tiêu chí đánh giá
Cấp độ đánh giá | Kết quả Phiếu điều tra | Kết quả sau đào tạo Bảng điểm | Bảng kết quả KD | |
1 | Phản ứng | 4 trong thang điểm 5 | ||
2 | Kiến thức | 4 trong thang điểm 5 | Điểm 6 trong thang điểm 10 | |
3 | Kỹ năng | 60% phiếu khảo sát thể hiện có sự thay đổi kỹ năng sau đào tạo | ||
4 | Tác động | 4 trong thang điểm 5 | 25% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Phụ (1997), “Các Vấn Đề Tồn Tại Trong Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Công Cuộc Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa”, Kỷ Yếu Hội Thảo
- Tiêu Chuẩn 1. Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Trường Được Xác Định Rõ Ràng, Cụ Thể;
- Tiêu Chuẩn 1. Địa Điểm Của Trường Thuận Tiện Cho Việc Đi Lại, Học Tập, Giảng Dạy Của Người Học, Giáo Viên, Cán Bộ Quản Lý Và Các Hoạt Động
- Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp điện lực Việt Nam - 32
- Thông Tin Người Quản Lý (Người Đánh Giá):
- Về Sự Phù Hợp Của Hình Thức Kiểm Tra
Xem toàn bộ 316 trang tài liệu này.
* Đánh giá phản ứng: Một khóa học được gọi là thành công nếu các phiếu
điều tra về mức độ hài lòng của học viên đạt trung bình 4 điểm trong thang điểm 5.
* Đánh giá kiến thức: Kiến thức của học viên được thể hiện qua bài kiểm tra sau khóa học. Thông thường, thang điểm dùng trong trường hợp này là 10 điểm, trong đó học viên đạt điểm 5 được coi là hoàn thành môn học. Tuy nhiên, con số này không phản ánh chính xác mức độ thu nhận kiến thức thực tế sau đào tạo, nên cần khảo sát thêm về chất lượng của câu hỏi kiểm tra. Tổng hợp hai thông tin này sẽ cho thấy kiến thức thực tế học viên có được sau khóa học.
* Đánh giá kỹ năng (Đánh giá mức độ thay đổi kỹ năng trước và sau đào tạo):
Chỉ số đánh giá mức độ thay đổi kỹ năng được gọi là đạt nếu có sự khác biệt giữa
6
trước và sau đào tạo, trung bình là +0,5 điểm. Điều đó thể hiện hành vi của học viên
đã được cải thiện sau đào tạo.
* Đánh giá tác động: Một khóa đào tạo được coi là tác động đáng kể vào công việc sản xuất kinh doanh nếu chỉ số tác động được đánh giá trung bình là 4 trong thang điểm 5, đồng thời góp phần tăng kết quả công việc của các cá nhân tham gia đào tạo.
Các bước tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo
Các bước tiến hành khảo sát đánh giá được tổng kết tại bảng 4-phụ lục 2 như
sau:
Bảng 4: Bảng tổng hợp các bước tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo
Cấp độ đánh giá | Công cụ | Thời điểm đánh giá | Đối tượng/ trách nhiệm | |
1 | Cấp độ phản ứng | Biểu A | Tại thời điểm kết thúc khóa học | Học viên |
Tập hợp & phân tích kết quả | Tác giả | |||
2 | Cấp độ kiến thức | Biểu B; | Cùng thời điểm với cấp độ 3 | Học viên |
Tập hợp & phân tích kết quả | Tác giả | |||
3 | Đánh giá kỹ năng | Biểu C1; | Sau khi kết thúc khóa học 3 tháng | Học viên |
Biểu C2; | Sau khi kết thúc khóa học 3 tháng | Quản lý trực tiếp | ||
Tập hợp & phân tích kết quả | Tác giả | |||
4 | Đánh giá tác động | Biểu D; | Sau khi kết thúc khóa học 3 tháng | Quản lý trực tiếp |
Biểu D1 | 3 quý trước ĐT & 2 quý sau ĐT | Quản lý trực tiếp | ||
Tập hợp & phân tích kết quả | Tác giả |
(Xem - Phụ lục 2.1: Biểu công cụ A; B; C1; C2; D kèm theo luận án này)
4. Phiếu điều tra, khảo sát
Quá trình khảo sát tại các Tổng Công ty điện lực diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2010 cho 5 nghề CNKT.
Kết quả hoàn thành 626 phiếu khảo sát cho 4 cấp độ; 119 cuộc phỏng vấn học viên và các quản lý trực tiếp, đồng thời hoàn thành nghiên cứu 23 bộ hồ sơ đào tạo tại cấp cơ sở đào tạo cấp Tổng công ty và Tập đoàn.
Mức độ khách quan của kết quả khảo sát
Để đảm bảo tính khách quan và trung thực của kết quả các bảng hỏi, trong quá trình thực hiện khảo sát, tác giả đã nhấn mạnh về mục đích của khảo sát này là nhằm nghiên cứu đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo và tất cả các thông tin thu
7
thập sẽ được giữ bí mật, đảm bảo không ảnh hưởng tới cá nhân người được đánh giá.
Về mặt quản lý hành chính trong suốt quá trình khảo sát, tác giả đã xây dựng một nhóm hỗ trợ với các thành viên là nhân viên tại các đơn vị - là những người độc lập không bị tác động bởi kết quả đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo sau này. Nhóm hỗ trợ này được đào tạo tập trung về phương pháp triển khai, quản lý và thu thập kết quả khảo sát.
Quá trình trả lời bảng hỏi và phỏng vấn cá nhân được thực hiện độc lập, có sự giám sát của thành viên nhóm hỗ trợ, đảm bảo trả lời khách quan; đồng thời, thời gian trả lời bảng hỏi và trả lời phỏng vấn cũng được quy định mức tối thiểu để đảm bảo chất lượng của khảo sát. Thời gian trả lời bảng hỏi và thời gian phỏng vấn được quy định như sau:
Bảng 5: Phân bố thời gian phỏng vấn cho từng cấp độ đánh giá
Cấp độ 1 | Cấp độ 2 | Cấp độ 3 | Cấp độ 4 | |
T/gian: Trả lời bản hỏi (Phút) | 60 | 30 | 45 | 45 |
T/gian: Phỏng vấn (Phút) | 60 | 30 | 30 | 30 |
(Xem – Phụ lục 2.2: Biểu PVB1, PVC1,PVC2; D2)
5. Phân bổ phiếu điều tra, đặc điểm đối tượng khảo sát
a) Phân bổ phiếu điều tra, khảo sát
Trên thực tế, để áp dụng mô hình đánh giá Kirkpatrick vào đánh giá chất lượng đào tạo CNKT tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam một cách đầy đủ nhất, tác giả đã lựa chọn ra 5 khóa đào tạo tiêu biểu nhất cho 5 nghề. Đây là những khóa đào tạo nâng cao kỹ năng nghề đặc trưng nhất cho mỗi nghề và gần với tiêu chuẩn chất lượng nhất được đề cập trong luận án này. Dưới đây là phân bố phiếu khảo sát đã được thực hiện theo nghề đào tạo và theo 4 cấp độ chất lượng:
Bảng 6: Phân bổ phiếu khảo sát theo cấp độ đánh giá và theo nghề đào tạo
Tổng số | Tổng số | % hoàn thành | T.nghiệm điện | Điều độ | Đo lường | Q.lý- V.hành | Xây lắp điện |
8
phiếu phát ra | phiếu thu về | A | B | A | B | A | B | A | B | A | B | ||
Cấp độ 1 | 160 | 150 | 93,75 | 25 | 25 | 40 | 35 | 30 | 28 | 50 | 48 | 15 | 14 |
Cấp độ 2 | 160 | 150 | 90,6 | 25 | 25 | 40 | 35 | 30 | 28 | 50 | 48 | 15 | 15 |
Cấp độ 3 (học viên tự đánh giá) | 160 | 150 | 98,26 | 25 | 25 | 40 | 35 | 30 | 28 | 50 | 48 | 15 | 15 |
Cấp độ 3 (Quản lý đánh giá) | 160 | 150 | 100 | 25 | 25 | 35 | 35 | 30 | 28 | 48 | 48 | 15 | 15 |
Đánh giá cấp độ 4 | 26 | 26 | 100 | 4 | 4 | 6 | 6 | 4 | 4 | 8 | 8 | 4 | 4 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát học viên tiến hành tháng 1 năm
2011
A: Tổng số phiếu phát ra: 666 phiếu B: Tổng số phiếu thu về: 626 phiếu
b) Đặc điểm người được tham gia trả lời khảo sát:
Trong tổng số 626 lượt phiếu cho 4 cấp độ, có 450 lượt phiếu là công nhân sản xuất trực tiếp, chiếm 71,88% và 176 lượt phiếu là người quản lý trực tiếp của công nhân, chiếm 28,12%. Sau đây là đặc điểm công nhân sản xuất trực tiếp:
- Cấu trúc về giới tính:
Với đặc điểm là sản xuất & kinh doanh điện năng, là công việc mang nhiều yếu tố kỹ thuật và đối tượng khảo sát là những người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh, nên hầu hết lực lượng lao động tập trung vào nam giới, trừ một vài ngành nghề, như kinh doanh hoặc CNTT. Cụ thể, trong tổng số 150 đối tượng sản xuất trực tiếp tham gia khảo sát, tổng số nam là 111 người, chiếm 74%; tổng số nữ
9
là 39 người, chiếm 26%. Phân bổ cấu trúc về giới tính cụ thể được thể hiện theo bảng tổng kết dưới đây:
Bảng 7: Cơ cấu theo giới tính và theo nghề tào tạo của công nhân sản xuất trả lời phỏng vấn
Nam | Nữ | Tổng | |||
Thí nghiệm điện | 20 | 80.0% | 5 | 20.0% | 25 |
Điều độ lưới điện | 31 | 88.6% | 4 | 11.4% | 35 |
Đo lường điện | 8 | 28.6% | 20 | 71.4% | 28 |
Quản lý - Vận hành | 48 | 100.0% | 0 | 0.0% | 48 |
Xây lắp điện | 4 | 28.6% | 10 | 71.4% | 14 |
Tổng | 111 | 39 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu phỏng vấn học viên tiến hành tháng 1 năm 2011
- Cấu trúc về độ tuổi: Phần lớn số CNKT tham gia khảo sát là đối tượng tương đối trẻ, với độ tuổi trung bình dưới 39 tuổi chiếm ưu thế (65,33%). Cụ thể phân bổ độ tuổi như sau:
Biểu đồ tổng kết cấu trúc về độ tuổi được thể hiện như hình vẽ dưới đây:
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 39 tuổi Từ 40 đến 49 tuổi Từ 50 đến 59 tuổi Trên 59 tuổi
Biểu đồ 1: Phân bố công nhân trả lời phỏng vấn theo tuổi đời
- Cấu trúc về tuổi nghề:
Tuổi nghề được tính bằng thời gian làm việc kể từ khi người lao động tìm
được việc làm theo đúng chuyên môn được đào tạo cho tới thời điểm khảo sát. Đối
10
với hầu hết cán bộ công nhân viên EVN, do không có hiện tượng “nhảy việc” hoặc chuyển công tác, nên tuổi nghề được tính bằng thời gian làm việc tại công ty. Phân bổ về tuổi nghề được tổng hợp theo biểu đồ dưới đây:
50.00%
45.00%
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
Từ 1 đến 2 năm Từ 2 đến 5 năm Từ 5 đến 7 năm Từ 7 đến 10 năm
Trên 10 năm
Biểu đồ 2 : Phân bố công nhân trả lời phỏng vấn theo tuổi nghề
- Cấu trúc về cấp bậc nghề:
Trong tổng số các đối tượng CNKT tham gia khảo sát, số CNKT bậc 1 là 12 người, chiếm 8%; CNKT bậc 2 là 19 người, chiếm 12,67%; CNKT bậc 3 là 44
người, chiếm 29,33%; CNKT bậc 4 là 47 người, chiếm 31,33%; CNKT bậc 5 là 22 người, chiếm 14,67% và CNKT bậc 6 là 4 người, chiếm 6%. Bảng tổng kết và phân bổ theo từng khóa học cho mỗi chuyên ngành được tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 8: Phân bố công nhân trả lời phỏng vấn theo bậc thợ
Thí nghiệm điện | Điều độ lưới điện | Đo lường điện | Quản lý Vận hành | Xây lắp điện | ||||||
CNKT bậc 1 | 12 | 48.00% | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% |
CNKT bậc 2 | 7 | 28.00% | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% | 12 | 25.00% | 0 | 0.00% |
CNKT bậc 3 | 6 | 24.00% | 15 | 42.86% | 6 | 21.43% | 17 | 35.42% | 0 | 0.00% |
CNKT bậc 4 | 0 | 0.00% | 20 | 57.14% | 8 | 28.57% | 19 | 39.58% | 0 | 0.00% |
CNKT bậc 5 | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% | 14 | 50.00% | 0 | 0.00% | 8 | 57.14% |
CNKT bậc 6 | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% | 6 | 42.86% |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu phỏng vấn học viên tiến hành tháng 1 năm 2011
11
- Cấu trúc về cơ cấu nghề nghiệp: Nghề Thí nghiệm điện là 25 người, chiếm 16,67%; nghề điều độ lưới điện là 35 người, chiếm 23,34%; nghề Đo lường là 28 người, chiếm 18,67%; nghề Quản lý vận hành điện là 48 người, chiếm 32% và nghề Xây lắp điện dường dây&TBA là 14 người, chiếm 9,33%. Số liệu tổng kết cơ cấu nghề nghiệp được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây:
32.00% | |||||
30.00% | |||||
25.00% | 23.33% | ||||
20.00% | 16.67% | 18.67% | |||
15.00% | |||||
10.00% | 9.33% | ||||
5.00% | |||||
Thí nghiệm điện | Điều độ lưới điện | Đo lường điện | Quản lý vận hành điện | Xây lắp đường dây & TBA |
Biểu đồ 3: Phân bố công nhân trả lời phỏng vấn theo nghề nghiệp
35.00%
0.00%
Bảng 9: Phân bố đối tượng trả lời phỏng vấn theo cấp độ liên quan đến công việc của khóa học
Rất liên quan | Có liên quan | Bình thường | Không liên quan | Hoàn toàn không liên quan | ||||||
S.lượng/ % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
Lớp TN điện | 3 | 12.0 | 16 | 64.0 | 6 | 24.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 |
Lớp điều độ lưới điện | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 23 | 65.7 | 9 | 25.7 | 3 | 8.6 |
Lớp đo lường điện | 0 | 0.0 | 1 | 3.6 | 15 | 53.6 | 12 | 42.3 | 0 | 0.0 |
Lớp quản lý vận hành | 0 | 0.0 | 2 | 4.2 | 5 | 10.4 | 34 | 70.8 | 7 | 14.6 |
Lớp Xây lắp điện | 2 | 14.2 | 3 | 21.4 | 9 | 64.3 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 |
12
2 | 1,3 | 24 | 16 | 63 | 42 | 55 | 36,7 | 6 | 4 |
6. Những tác động của thể chế, chính sách của doanh nghiệp đến chất lượng
đào tạo công nhân kỹ thuật:
* Về chính sách tiền lương, xếp lương CNKT, xét điều kiện nâng bậc, nâng lương
đối với CNKT áp dụng tại doanh nghiệp:
Được hỏi về vấn đề chuyển đổi sắp xếp CNKT theo năng lực, hưởng lương theo năng lực, Bà Dương Thúy Hằng – Trưởng Phòng Tổ chức & Lao động – Công ty Điện lực Hoàn Kiếm cho biết: “Đối với doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chính sách, chế độ với người lao động phải thực hiện theo Bộ Luật lao động, do vậy việc thuyên chuyển công việc cho phù hợp và hạ lương do không đủ năng lực là rất khó vì việc hạ bậc lương thập hơn nó tương đương với việc kỷ luật mức (chuyển việc khác có mức lương thấp hơn, nhưng không quá sáu tháng), việc làm này không cẩn thận sẽ vi phạm Bộ Luật lao động; hiện tại EVN chưa có qui định cụ thể nào về việc này…”. Phỏng vấn, Tháng 5/2012.
Có tới 90% các học viên được hỏi về vấn đề này đều cho rằng không có động lực thúc đẩy học tập: Do thực hiện theo văn bản của Nhà nước, điều này dẫn đến CNKT cứ đến năm tháng, không vi phạm kỷ luật là được bồi dưỡng thi nâng bậc lương. Bố trí công việc theo cảm tính, chưa có quy định cụ thể về việc bố trí công việc theo năng lực. Điều này không tạo động lực thúc đẩy, bắt buộc CNKT học tập nâng cao trình độ.
* Về việc tuyển dụng CNKT vào các Tổng Công ty Điện lực làm việc:
Có tới 60% cán bộ quản lý được phỏng vấn cho rằng chất lượng đầu vào thấp: Do CNKT được tuyển chọn vào làm việc thông qua quan hệ, giới thiệu, không qua thi tuyển, đánh giá, kiểm tra dẫn đến chất lượng CNKT tuyển vào không chuẩn mực. Có học viên được phỏng vấn cho rằng kiểm tra đầu vào là rất sơ sài, với chất lượng tuyển đầu vào rất thấp, không đáp ứng được công việc. Điều này dẫn đến năng lực
13