cạnh tranh là kinh tế trì trệ và thu hẹp, người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức sống của người dân thấp.
Nâng cao hợp tác ba bên để đáp ứng những thay đổi lớn hơn trong thế kỷ 21 cũng đang là một trong số các vấn đề mà các nước lựa chọn. Nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, người lao động có việc làm đầy đủ đó là tiền đề quan trọng để ổn định chính trị. Đến lượt nó, sự ổn định chính trị, xã hội lại tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định. Quan hệ lao động hài hoà - tăng trưởng kinh tế - ổn định chính trị, xã hội có mối quan hệ không tách rời với cơ chế hợp tác ba bên. Có thể nói, cơ chế ba bên là một lợi thế chiến lược để tăng cường sức cạnh tranh để phát triển trong thế ổn định, bền vững trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
Chính vì vậy , các nhà lập pháp Việt Nam cần có quy định chính thức về cơ chế ba bên như là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động trong cơ chế thị trường, cũng như có những quy định cụ thể để nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn không chỉ trong thỏa ước tập thể mà trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, một vấn đề đang được coi là nhạy cảm trong quan hệ lao động hiện nay. Bởi thực tế, cho thấy rằng vấn đề đại diện người sử dụng lao động ở nước ta hiện nay chưa quy định cụ thể "Ở nước ta hiện nay chưa có đại diện giới chủ với đúng bản chất và ý nghĩa của nó"[20- tr.34]. Mặc dù hiện nay, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay liên minh hợp tác xã Việt Nam là đại diện cho giới chủ sử dụng lao động, điều này chưa hợp lý, bởi lẽ tổ chức đại diện cho giới chủ phải là tổ chức đại diện cho các đơn vị sử dụng lao động được bầu ra theo nguyên tắc tự nguyện được nhà nước thừa nhận. Do đó cần có quy định về quyền tự nguyện thành lập, tư cách địa vị pháp lý của tổ chức đại diện giới chủ để cùng với tổ chức công đoàn tham gia vào cơ chế ba bên nhằm duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công. Ngoài ra, cũng cần nhấn
mạnh thêm vai trò và sự hỗ trợ chính trị của Đảng và hỗ trợ của Chính phủ là tối cần thiết để đối thoại xã hội ba bên có thể mang lại kết quả thiết thực. Sau khi sự phối hợp hành động này giữa ba bên nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ để mang lại những kết quả đầu tiên, các tổ chức của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động có thể dần dần phát triển năng lực để quản lý các vấn đề của mình ngày càng độc lập khỏi sự can thiệp của Chính phủ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc phân tích nêu trên, xuất phát từ sự cần thiết của việc phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam và trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm ban hành và thực thi pháp luật của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động, pháp luật giải quyết tranh chấp lao động Việt Nam cần phải hoàn thiện những vấn đề cụ thể sau đây:
1. Bổ sung các quy định thương lượng tập thể trong giải quyết tranh chấp lao động, đồng thời nhằm phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động.
2. Quy định hòa giải tranh chấp lao động là thủ tục mang tính chất tự nguyện và không nên coi là bước đầu tiên của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.
3. Cần có những quy định bổ sung nhằm đảm bảo khả năng thực thi biên bản hoà giải thành được lập giữa các bên tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hoà giải viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Ở Việt Nam
- Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Của Việt Nam
- So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động - 12
- So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
4. Pháp luật Việt Nam nên mở rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết các loại hình tranh chấp lao động và bổ sung các cơ chế đảm bảo giá trị pháp lý của các quyết định của Hội đồng trọng tài lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động.
5. Nên bổ sung các quy định về việc nâng cao vai trò của của cơ chế tham vấn ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao đôṇ g .
Trên đây là những giải pháp cơ bản để đảm bảo tính khả thi của pháp
luật về giải quyết tranh chấp lao động, từng bước nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp lao động trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Hy vọng thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, so sánh, đánh giá và đề
xuất các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động như đã nêu trên, những vấn đề cơ bản cần được điều chỉnh bởi quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động sẽ được giải quyết một cách tương đối đầy đủ, nhằm góp thêm tiếng nói giúp các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật có được cách nhìn khách quan hơn từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý.
KẾT LUẬN
Tranh chấp lao động là hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu trong đời sống lao động không chỉ ở bất kỳ một quốc gia nào.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, tranh chấp lao động lại càng trở thành một vấn đề phức tạp đối với mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Mối quan hệ giữa người lao động vào người sử dụng lao động trở nên phức tạp hơn rất nhiều một phần do sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài vốn quen với quan hệ lao động có nhiều khác biệt tại chính quốc gia họ, một phần từ ý thức ngày càng nâng cao của người lao động về các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Trung Quốc, cũng như đặt trong mối tương quan với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động, có thể rút ra những kết luận cơ bản cũng như bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động như sau:
1. Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ lao động. Đây là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế và nó xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới.
2. Giải quyết tranh chấp lao động đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp lao động đến nền kinh tế, xã hội và đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.Việc giải quyết tranh chấp lao động có thể được thực hiện thông qua các phương thức cơ bản như: thương lượng trực tiếp giữa các bên, hoà giải thông qua trung gian hoặc giải quyết tại tòa án. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp lao động đều có những ưu và nhược điểm nhất định trong việc giải quyết những khía cạnh khác nhau của tranh chấp lao động.
3. Điều chỉnh pháp luật đối với giải quyết tranh chấp lao động là yêu cầu khách quan, xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn.
4. Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập cho thấy tính kém khả thi và không phù hợp của nhiều quy phạm pháp luật.
5. Những bất cập nói trên cho thấy sự cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
6. Việc hoàn thiện pháp luật phải gắn liền với việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy định của các quốc gia có nền lập pháp phát triển, cụ thể trong đề tài này, tác giả đã lựa chọn Trung Quốc để nghiên cứu.
Trên đây là toàn bộ kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài: “So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động”.
Đây là một đề tài khá rộng và phức tạp, các tài liệu nghiên cứu chủ yếu bằng tiếng Anh, thêm vào đó là kiến thức của bản thân còn hạn chế nên luận văn chắc chắn còn có những thiếu sót nhất định trong việc giải quyết các nhiệm vụ và mục đích mà luận văn đã đề ra. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp để giúp đề tài luận văn được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2007), Thông tư số 22/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động, Hà Nội.
2. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2007), Thông tư số 23/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, Hà Nội.
3. Chính phủ (2007), Nghị định 133/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động, Hà Nội.
4. Chính phủ (2007), Nghị định 122/2007/NĐ-CP quy định danh mục không được đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công, Hà Nội.
5. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
6. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
7. Quốc hội (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội.
8. Quốc hội (2006), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động,
Hà Nội.
9. Quốc hội (1990), Luật công đoàn, Hà Nội.
SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ
10. PGS.TS. Đào Thị Hằng (2003), "Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo Luật lao động và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động", Tạp chí luật học, số 1.
11. TS. Đỗ Ngân Bình (2006), "Một số ý kiến về việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công theo quy định của pháp luật lao động", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, Số 5, tr. 42 - 45.
12. Ths. Nguyễn Văn Bình (2006), "Hòa giải các tranh chấp lao động trong giai đoạn tiền tố tụng – Một số vấn đề đặt ra và phương hướng hoàn
thiện", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03, tr. 37 - 42.
13. TS. Lưu Bình Nhưỡng (2001), "Về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể ", Tạp chí luật học, số 2.
14. TS. Lưu Bình Nhưỡng (2003), "Bàn thêm về tranh chấp lao động", Tạp chí luật học, số 3, tr. 35 - 40.
15. TS. Lưu Bình Nhưỡng (2006), "Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10, tr. 29 - 35.
16. TS. Lưu Bình Nhưỡng (2007), "Những vướng mắc xung quanh cơ chế giải quyết tranh chấp lao động", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 6 (101), tr. 44 - 47, 59.
17. Ths. Nguyễn Xuân Thu (2007), "Những điểm mới về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006", Tạp chí luật học, số 7, tr. 57 - 62.
18. Nguyễn Hữu Hải (2004), "Vấn đề đình công và giải quyết đình công từ góc độ của người sử dụng lao động", Báo cáo tại Hội thảo thành phố Hồ Chí Minh về pháp luật đình công, số 9.
19. Nguyễn Huy Hoàng (2005), "Nghiên cứu pháp luật tranh chấp lao động Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật Thái Lan", Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội.
20. PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn (2007), " Phương hướng giải quyết những vấn đề bức xúc trong quan hệ lao động hiện nay", Tạp chí lao động và xã hội, số 313, tr 27-29.