Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Vật Thể Cho Học Sinh Thpt

1.3.3. Phương pháp giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh THPT

Để việc giáo dục giá trị DSVH vật thể trong trường học mang lại kết quả tích cực thì các trường THPT vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị DSVH vật thể, vừa có trách nhiệm sử dụng DSVH để dạy học. Việc làm này sẽ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh đối với DSVH vật thể. Ðể dạy học thông qua di sản hiệu quả cần lấy học sinh và hoạt động học làm trung tâm, tận dụng khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những DSVH vật thể gần gũi, chung quanh môi trường sống của học sinh và của người vật thể. Vì vậy, Cán bộ quản lý, GV trường THPT chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng DSVH vật thể trong dạy học.

Lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp như:

- Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường;

- Dạy học tại nơi có DSVH vật thể;

- Tổ chức tham quan - trải nghiệm DSVH vật thể;

- Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…

Lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá trị của DSVH vật thể.

Phổ biến, hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu sử dụng di sản trong dạy học ở trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

Các DSVH vật thể, dù là vật thật hay qua phim, ảnh, tranh vẽ,… được sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan, giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. Bên cạnh đó, DSVH vật thể cũng là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các DSVH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Việc sử dụng DSVH vật thể trong dạy học và các hoạt động giáo dục gắn liền mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mỹ; Đồng thời gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc sưu tầm, tìm hiểu, sử dụng DSVH vật thể trong giờ học và các hoạt động giáo dục. Trong đó học sinh phải là chủ thể, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình sử dụng di sản trong giờ học và các hoạt động giáo dục. Đặc biệt việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học, đưa nội dung DSVH vật thể vào phải chú ý cho phù hợp với thời lượng làm bài và khả năng nhận thức của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

1.4. Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh THPT

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 5

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh THPT

Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, ngay từ đầu năm học các Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn, trưởng các đoàn thể lập kế hoạch quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh. Kế hoạch đó bao gồm:

Việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động. Bản kế hoạch phải xác định cụ thể các mục tiêu hướng đến của việc giáo dục văn hóa vật thể cho học sinh là: bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể; xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường THPT; Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh nói chung và phát triển năng khiếu mỹ thuật, hội họa, giáo dục giá trị văn hóa vật thể cho học sinh nói riêng

1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh

Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh gồm : Hiệu trưởng làm Trưởng ban, các thành viên khác tham gia là các giáo viên Lịch sử, giáo viên chủ nhiệm lớp, Bí thư Đoàn thanh niên vv...

Trong đó nêu rõ nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là phải xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trách nhiệm huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu đề ra của Ban.

Hiệu trưởng chỉ đạo xác định các nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh cần tập trung vào các nội dung sau đây:

Giáo dục về di tích lịch sử, văn hóa vật thể. Giáo dục tập quán, phong tục của cư dân.

Giáo dục về các lễ hội truyền thống.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là xác định rõ các môn học được lựa chọn để thực hiện hoạt động giáo dục giá trị di sản vật thể cho học sinh: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, hoạt động hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp…; môn học chính khóa hay hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ.

Tổ chức chăm sóc các công trình di sản vật thể ại địa phương, phối hợp với Đoàn thanh niên trên địa bàn tổ chức lao động thường kỳ tại các di tích. Lựa chọn các hình thức dạy học di sản vật thể phù hợp nhất với điều kiện cho phép của nhà trường.

Bố trí nguồn trong ngân sách hoặc kêu gọi các lực lượng cha mẹ học sinh, tài trợ, ủng hộ của các lực lượng khác dành cho hoạt động giáo dục di sản.

Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng giáo viên và các lực lượng giáo dục về giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh THPT bao gồm nội dung giáo dục, nguyên tắc giáo dục, cách thức và con đường tổ chức thực hiện và những kỹ năng huy động nguồn lực để giáo dục học sinh.

Bồi dưỡng cho giáo viên có phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục di sản văn hóa, khuyến khích học sinh tích cực, mạnh dạn tham gia trong việc tìm hiểu, khai thác tốt giá trị của các di sản văn hóa vật thể

Có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh.

1.4.3. Chỉ đạo, triển khai giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh THPT

- Chỉ đạo công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể thông qua giảng dạy các môn học có ưu thế.

- Chỉ đạo giáo dục giá trị DSVH vật thể thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, GV, phụ huynh và học sinh nhà trường về nội dung giáo dục văn hóa phi vật thể, tăng cường các hoạt động giáo dục theo chủ đề liên môn, chủ đề hoạt động ngoại hóa… Chỉ đạo phối hợp với ngành văn hóa, thể thao và du lịch để tìm tài liệu giới thiệu về các địa điểm, địa danh, danh thắng; di tích văn hóa vật thể để các trường tham khảo trong quá trình tổ chức giáo dục giá trị văn hóa vật thể.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh THPT

- Kiểm tra đánh giá giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh cần phải bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng xây dựng các lực lượng kiểm tra, công cụ kiểm tra, xác định các chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giá trị di sản cho học sinh.

- Đánh giá hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể thông qua giảng dạy môn các môn học có ưu thế.

- Đánh giá kết quả giáo dục giá trị DSVH vật thể qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh THPT

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của các cấp quản lý giáo dục về việc giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh

Trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” có nêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền

thống, đạo đức, lối sống”. Về giải pháp để thực hiện Nghị quyết này, Đảng chỉ rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [21, tr.53].

Năm 2008, toàn ngành Giáo dục đã hưởng ứng sôi nổi phong trào thi đua của Bộ GD&ĐT phát động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội dung thứ năm có nhắc đến việc giáo dục giá trị di sản cho học sinh. Sau đó trong Hướng dẫn liên ngành số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL năm 2013 về “Sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên” cũng nêu mục đích là: Nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đây chính là cơ sở pháp lý cho nhà trường trung học phổ thông xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh.

1.5.1.2. Truyền thống văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, môi trường giáo dục gia đình học sinh

Địa phương có nhiều DSVH, nhiều di tích lịch sử, giao thông đi lại dễ dàng, điều kiện kinh tế phát triển, chính quyền các cấp ủng hộ, gia đình học sinh nhận thức tốt và đồng thuận với các chủ trương của nhà trường chắc chắn sẽ tạo thuận lợi vô cùng lớn cho công tác giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể của nhà trường.

Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương, của gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ và tác động tới việc quản lý giáo dục DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng.

Môi trường xã hội của địa phương nơi học sinh sinh sống hay hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở đó cũng có tác động tới việc giáo dục học sinh. Một môi trường yên bình, dân cư làng xóm, khu phố hòa thuận, ông bà, bố mẹ mẫu mực,... quan tâm chăm lo cho thế hệ trẻ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con cháu.

Bên cạnh đó việc phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng liên quan trên địa bàn, sự ủng hộ về mọi mặt của gia đình học sinh sẽ có tác động tốt hơn cho nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục di sản cho học sinh.

Với điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về văn hóa càng được chú trọng và quan tâm. Cao Bằng là mảnh đất có nhiều DSVH vật thể, việc xây dựng thói quen bảo vệ và phát huy giá trị DSVH vật thể cho học sinh chính là việc làm thiết thực góp phần xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh; là điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục, hình thành nhân cách học sinh. Giúp các em biết trân trọng và bảo tồn các giá trị DSVH của dân tộc, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

1.5.1.3. Các quy định về nội dung, chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông

Là các quy định mang tính pháp lý đối với cấp học, còn gọi là khung chương trình, trong đó quy định tổng số tuần học, tổng số tiết học, các chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng cần đạt của bộ môn.

Trên cơ sở quy định khung đó, nhà trường được phép xây dựng và phát triển chương trình chi tiết phù hợp với điều kiện thực tiễn của vật thể và đơn vị, sao cho hiệu quả đầu ra đáp ứng được yêu cầu chung của cấp học. Các tổ, nhóm chuyên môn có thể xây dựng nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể phù hợp, hiệu quả lồng ghép vào các tiết học có ưu thế.

Như vậy, bên cạnh việc cung cấp kiến thức bộ môn, với quy định về nội dung, chương trình của ngành, các nhà trường hoàn toàn có thể đưa nội dung

giáo dục giá trị di sản cho học sinh, vừa giúp các em nâng cao hiểu biết, vừa định hướng hành vi ứng xử văn minh với các DSVH vật thể.

1.5.1.4. Cơ sở vật chất hiện có, khả năng phối hợp với các lực lượng của nhà trường trong việc thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh Khi tiến hành xây dựng kế hoạch, dự kiến các hình thức, phương pháp tổ

chức giáo dục giá trị DSVH cho học sinh, Hiệu trưởng nhà trường và các tổ, nhóm chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện phải rà soát để nắm được cơ sở vật chất hiện có của nhà trường có đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động giáo dục di sản đó không, nếu không thì có thể huy động được từ lực lượng nào, khả năng huy động được đến đâu… Từ đó, mới đảm bảo tính chủ động trong triển khai kế hoạch. Tránh hiện tượng khi triển khai kế hoạch mới nảy sinh những vướng mắc nằm ngoài dự kiến mà không thể giải quyết được dẫn đến kế hoạch không thành công.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Năng lực quản lý của người Hiệu trưởng nhà trường

Trong nhà trường, Hiệu trưởng cần có năng lực quản lý tốt, tâm huyết với công việc, khéo léo thì mọi công việc sẽ trôi chảy, hiệu quả. Với rất nhiều nhiệm vụ cụ thể được giao, ở cương vị và trọng trách là người đứng đầu, hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết trong việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh, Hiệu trưởng sẽ là người lập kế hoạch và đưa ra các biện pháp cụ thể để chỉ đạo, đôn đốc cán bộ, GV trong nhà trường thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.5.2.2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV trong tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh

Năng lực này được hình thành từ quá trình tập huấn, bồi dưỡng của nhà trường, của ngành giáo dục, cũng có thể là GV tự học, tự bồi dưỡng, tự thực nghiệm và rút kinh nghiệm trong giảng dạy mà có.

Để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh đòi hỏi bản thân GV phải nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc, nắm bắt được các nội dung có liên quan đến nội dung giáo dục DSVH, hiểu được phương pháp, hình thức tiến hành, đồng thời tự tìm hiểu ở địa phương có các

DSVH vật thể nào có thể sử dụng thuận lợi, phù hợp trong giáo dục của nhà trường phổ thông và đối tượng học sinh THPT.

Như thế hiệu quả việc giáo dục giá trị DSVH vật thể trong nhà trường THPT sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, khả năng điều khiển hoạt động giáo dục của GV.

1.5.2.3. Yếu tố học sinh

Học sinh THPT đang ở độ tuổi hình thành mạnh mẽ về năng lực, ý thức và có nhu cầu tự khẳng định mình. Điều đó cần sự hỗ trợ rất quan trọng từ phía gia đình, nhà trường và môi trường xã hội trong lành, nhân văn. Vì thế các nội dung giáo dục về truyền thống, về giá trị DSVH cho học sinh là cần thiết và có ý nghĩa trong việc định hướng năng lực, thúc đẩy phát triển tự ý thức và hành vi đúng đắn, qua các hình thức tổ chức phong phú, các phương pháp giáo dục di sản sẽ tạo cơ hội cho học sinh được khẳng định mình trước bạn bè, thầy cô và trưởng thành hơn.

Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục DSVH vật thể, mỗi học sinh phải tích cực, tự giác tiếp thu, thẩm thấu các giá trị của di sản, từ đó hình thành các phẩm chất của bản thân: tự tin, tự trọng, lòng tự hào dân tộc, biết trân trọng các giá trị di sản, có ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị của DSVH vật thể trong cuộc sống, trong cộng đồng, định hướng suy nghĩ và hành động sao cho xứng đáng với truyền thống của lớp người đi trước.

1.5.2.5. Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT, đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ, hỗ trợ nhau giữa ba môi trường giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Tuy nhiên, để thực hiện được sự phối hợp trên thì trình độ nhận thức của thầy cô giáo, của gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có vai trò rất quan trọng. Chỉ khi nào nhận thức được đầy đủ, đúng đắn thì sự phối hợp ấy mới đạt hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí