Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Dsvh Vật Thể Cho Học Sinh Các Trường Thpt Thành Phố Cao Bằng

Giúp học sinh có ý thức bảo vệ các giá trị tốt đẹp của DSVH vật thể tỉ lệ với 139 điểm, điểm trung bình 2,32.

Biết bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật thể của dân với 131 điểm, điểm trung bình 2,18.

Còn các nội dung thực hiện chưa tốt lại có tổng điểm trung bình cao hơn. Sở dĩ các nội dung trên được thực hiện ở các mức độ khác nhau là vì: thứ nhất do năng lực của đội ngũ GV làm công tác này còn nhiều hạn chế, họ thiếu các kỹ năng tổ chức các hoạt động, không được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về các nội dung trên. Thứ hai trong khuôn khuôn khổ chương trình giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT còn ưu tiên giáo dục các nội dung giáo dục khác nên phần nào hạn chế đưa các nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh vào giảng dạy.

Với số liệu khảo sát trên cho thấy việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh đã được quan tâm nhưng chưa thực sự thỏa đáng. Mức độ thường xuyên của các nội dung chứng tỏ chưa đồng đều, thiếu tính triệt để trong quá trình giáo dục học sinh.

Nguyên nhân cơ bản là do nội dung của các môn học hiện vẫn quá tải, GV chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch dạy học. Các GV lên lớp chưa mạnh dạn tích hợp nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể vào bài học phù hợp. Một phần quan trọng là do điều kiện về vật chất phục vụ dạy học di sản ở các trường còn rất khó khăn: thư viện thiếu tài liệu, đồ dùng dạy học thiếu đồng bộ, kinh phí tổ chức trải nghiệm, tổ chức các chuyên đề và học tại di sản không có đủ,… Bản thân học sinh cũng có một bộ phận không hào hứng, không ủng hộ hưởng ứng các hoạt động giáo dục di sản trong nhà trường hoặc chỉ đến với di sản theo kiểu “đi xem cho biết chứ không cần hiểu”, không quan tâm giá trị di sản. Cứ như vậy nên bộ phận học sinh này dần xa rời các giá trị văn hóa truyền thống, làm mai một những giá trị tốt đẹp của dân tộc thậm chí đi ngược lại giá trị của truyền thống.

Việc lựa chọn giá trị DSVH vật thể và thiết kế chương trình giáo dục DSVH vật thể không phải là một việc làm đơn giản vì nó phụ thuộc nhiều vào kế hoạch

giáo dục của nhà trường, các điều kiện cơ sở vật chất, trình độ, năng lực của đội ngũ GV. Nhìn chung, qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy các địa phương mới chỉ đưa những giá trị văn hóa vật thể được UNESCO hay quốc gia công nhận vào chương trình giảng dạy. Còn những giá trị DSVH vật thể khác chưa được quan tâm chú trọng trong nội dung giáo dục của nhà trường.

2.4.3. Phương pháp giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh


Số TT

Các phương pháp giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh

Ý kiến đánh giá

Tổng


Thứ bậc

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm

Tổng

điểm

Điểm

TB

1

PP làm việc theo nhóm

80

240

82

164

98

98

502

1,9

5

2

PP dạy học đóng vai

102

306

70

140

88

88

534

2,1

3

3

PP tổ chức trò chơi

127

381

90

180

43

43

604

2,3

2

4

PP thuyết trình

134

402

78

156

48

48

606

2,3

1

5

PP dạy học bằng tình huống

86

258

95

190

79

79

527

2

4

6

PP giải quyết vấn đề

72

216

88

176

100

100

492

1,9

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 8

[Nguồn thống kê từ 260 phiếu khảo sát]


Nhìn vào kết quả bảng 2.9 ta thấy việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng được tổ chức với các phương pháp đa dạng nhưng tập chung chủ yếu thực hiện tốt thông qua phương pháp thuyết trình, phương pháp tổ chức trò chơi xếp thứ bậc 1 và 2. Còn thông qua phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc theo nhóm yếu xếp thứ bậc 5, 6.

Với kết quả bảng trên ta có thể nhận thấy:

Các phương pháp trong bảng khảo sát đưa ra đều được GV thực hiện, điều đó cho thấy GV cũng có những cố gắng nhất định để tiếp cận với các yêu cầu thực tế về tăng cường giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh, mặc dù mức độ sử

dụng từng phương pháp là khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ đặc điểm của điều kiện thực tế ở từng trường, từng địa phương cụ thể và cũng do năng lực của đội ngũ GV, đồng thời còn tùy thuộc vào đối tượng học sinh.

Đánh giá chung về việc sử dụng các phương pháp giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng cho thấy:Các nhà trường đã bước đầu có chú ý đến việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh, đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học và giáo dục trong khi lên lớp và tổ chức các hoạt động cho học sinh tại trường.

Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế bộc lộ:

Năng lực sử dụng phương pháp trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh chưa tốt, việc phối hợp các phương pháp trong từng bài dạy chưa nhuần nhuyễn, linh hoạt. GV có tâm lý ngại thay đổi soạn giáo án, chưa tích cực trong tự sưu tầm tư liệu, tự làm đồ dùng dạy học nên chưa lôi cuốn học sinh, chưa đạt được triệt để mục tiêu giờ học đặt ra. GV chuẩn bị bài dạy đôi khi còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào các bài dạy có sẵn trên mạng mà thiếu tính sáng tạo cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình và điều kiện nhà trường hiện có. GV còn lệ thuộc vào máy chiếu và nặng về chiếu hình ảnh, tư liệu mà chưa khai thác được nội dung, ý nghĩa, thông tin từ các hình ảnh, tư liệu đó mang lại. Vì thế, chưa phát huy được tính tự học, tự nhận thức và sáng tạo của học sinh.

2.4.5. Con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

Qua ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên, con đường mà giáo viên lựa chọn để giáo dục giá trị DSVH Vật thể cho học sinh trong năn học 2017 - 2018 gồm các con đường sau đây:


Bảng 2.10. Kết quả khảo sát con đường giáo dục giá trị DSVH vật thể cho HS



TT


Các con đường giáo dục


Số lượng

Tỉ lệ

(%)

GD thông qua tích hợp vào các môn văn hóa.

52/60

86,6

2

GD thông qua sinh hoạt lớp, SH đoàn thanh niên, sinh

hoạt dưới cờ

25/60

41,6

3

GD thông qua hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn

nghệ

40/60

66,6

4

GD thông qua hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm

32/60

53,3

Tổng

60

100

1

[Nguồn thống kê từ 60 phiếu khảo sát]

Qua kết quả khảo sát bảng 2.10 ta thấy hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng chủ yếu thông qua GD thông qua tích hợp vào các môn văn hóa 86,6 %; qua trao đổi, giáo viên cho rằng con đường thuận lợi nhất là con đường dạy học, đặc biệt là các môn học chiếm ưu thế như môn Lịch sử, Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân, Công nghệ… Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu hồ sơ và dự giờ chúng tôi thấy mức độ tích hợp giáo dục giá trị DSVH thông qua con đường dạy học chưa được sâu, chưa thường xuyên.

GD thông qua hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ 66,6%; GD thông qua hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm 53,3%; GD thông qua sinh hoạt lớp, SH đoàn thanh niên 41,6%; Các con đường hoạt động xã hội, trải nghiệm thực tiễn chưa được giáo viên quan tâm thực hiện nhiều do các yếu tố khác chi phối: Tài chính, nguồn lực phối hợp tổ chức,…

Như vậy, có thể thấy các hoạt động chủ yếu diễn ra trong năm học theo đúng quy định. Tuy nhiên tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, cũng như các chủ đề nóng của địa phương các nhà trường có thể lồng ghép nội dung các hoạt động vào một thời điểm để tổ chức hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh.

2.5. Thực trạng quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

2.5.1. Kế hoạch của Hiệu Trưởng về giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

Để hiểu được thực trạng lập kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh ở trường THPT thành phố Cao Bằng. Chúng tôi tiến hành khảo sát. Kết quả khảo sát thể hiện bảng 2.11:

Bảng 2.11. Kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh ở trường THPT thành phố Cao Bằng‌


STT


Tên chủ đề

Tốt

T. Bình

Yếu

Tổng

Thứ

bậc

SL

Điểm

SL

Điểm

SL

Điểm

Tổng

điểm

Điểm

TB



1

Kế hoạch dạy học DSVH vật thể theo chủ đề tích hợp

liên môn


19


57


28


56


13


13


126


2,1


5


2

Kế hoạch giáo dục giá trị

DSVH vật thể qua sinh hoạt tập thể của học sinh


22


66


31


62


7


7


135


2,3


4


3

Kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể theo chủ đề

giáo dục trải nghiệm


33


99


21


42


6


6


147


2,5


2

4

Kế hoạch thi tìm hiểu giá

trị DSVH tại địa phương

16

48

29

58

15

15

121

2,0


7


5

Kế hoạch ngoại khóa DSVH vật thể tại địa

phương


15


45


32


64


13


13


122


2,0


6

6

Kế hoạch chăm sóc DSVH

vật thể tại địa phương

17

51

27

54

16

16

121

2,0


7

7

Kế hoạch thường xuyên

vào đầu năm học

31

93

26

52

3

3

148

2,5


1

8

Kế hoạch thông qua các

hoạt động cụ thể

14

42

31

62

15

15

119

2,0


9

9

Kế hoạch hàng tháng về giáo

dục giá trị DSVH vật thể

29

87

25

50

6

6

143

2,4


3


10

Kế hoạch hàng tuần về giáo dục giá trị DSVH vật

thể


5


15


17


34


38


38


87


1,5


10

[Nguồn thống kê từ 60 phiếu khảo sát]

Qua bảng 2.11, thực trạng việc lập kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng đã được

quan tâm và được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy đa số các chủ đề có kế hoạch, có một số chủ đề được xây dựng kế hoạch tốt xếp thứ bậc từ 1 đến 4: Kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể qua sinh hoạt tập thể của học sinh; Kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể theo chủ đề giáo dục trải nghiệm; Kế hoạch thường xuyên vào đầu năm học; Kế hoạch hàng tháng về giáo dục giá trị DSVH vật thể . Điều này có ý nghĩa trong định hướng công tác của nhà trường trong chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn liên quan. Riêng kế hoạch hàng tuần về giáo dục giá trị DSVH vật thể thực hiện chưa tốt xếp thứ bậc 10.

Tuy nhiên trong các kế hoạch còn thể hiện một số điểm hạn chế: Thiếu hợp lý trong thống nhất giữa nội dung giáo dục với cách thức tiến hành, địa điểm lựa chọn giảng dạy cũng chưa nêu rõ ràng. Nguồn kinh phí của từng hoạt động giáo dục cũng không được dự kiến, không đưa ra định mức cụ thể. Điều này sẽ khiến cho những người được phân công thực thi gặp khó khăn khi triển khai kế hoạch vào thực tiễn.

Kế hoạch chưa chỉ ra biện pháp thực hiện cụ thể, kế hoạch đầu năm chỉ nêu chung chung, khiến quá trình thực hiện nếu nảy sinh các vấn đề không có dự kiến từ đầu năm học - nhất là về kinh phí- sẽ khó để giải quyết nhanh chóng được.

Về việc lập kế hoạch thiếu chủ động của cán bộ quản lý và làm cấp dưới bị động trong triển khai. Công tác chuẩn bị cũng khó khăn hơn, đòi hỏi đội ngũ giúp việc phải hết sức nhanh nhẹn, ứng phó tốt. Đôi khi thời gian từ khi lập kế hoạch đến lúc triển khai quá gấp gáp nên có ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động.

2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể bước đầu đã có sự quan tâm của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. Có chương trình, nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động.

Việc phổ biến kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh của các nhà trường được thực hiện ngay từ đầu năm học tới các thầy, cô giáo phụ trách trong Ban giám hiệu và các tổ, nhóm chuyên môn liên quan, chủ yếu là

môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, giáo dục hướng nghiệp, hoạt động giáo dục NGLL… Sau khi nắm bắt được tinh thần và nội dung chỉ đạo của lãnh dạo nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn sẽ triển khai kế hoạch theo nội dung hướng dẫn cụ thể trong kế hoạch. Thực tế các nhà trường đã tổ chức một số hoạt động như: chuyên đề ngoại khóa của môn Ngữ văn, môn Lịch sử; tổ chức trải nghiệm cho học sinh ở các làng nghề gốm Hòa An, Dệt thổ cẩm Nà Giàng, Bảo tàng tỉnh Cao Bằng, làng nghề Dao Phúc Sen, Mặt trận Đông Khê, Khu di tích lịch sử Pác Bó, Thác Bản Giốc, Hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… tham gia chăm sóc di tích lịch sử Đền Thành Hoàng, Chùa Đống Lân, chùa Đà Quận…

Hình thức tổ chức dạy học cũng khá phong phú: có dạy tích hợp, lồng ghép trong các môn học, có dạy học tại Bảo tàng, có trải nghiệm, có tổ chức hoạt động ngoại khóa… Thông qua việc khảo sát, điều tra về tổ chức hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh thu được kết quả tại bảng.

Bảng 2.12. Đánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể‌

TT

Tổ chức thực hiện

Các mức độ thực hiện

Tốt

Trung bình

Yếu

1

Giao nhiệm vụ cụ thể cho CB, GV phụ trách, thực hiện công tác giáo dục giá trị DSVH vật

thể cho học sinh


36 (80%)


9 (20%)


0

2

Bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho GV về thực

hiện giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh


25 (55.6%)


15 (33.3%)


5 (11.1%)

3

Xây dựng chương trình, nội dung, hình thức tổ

chức giáo dục

12 (26.7%)

33 (73.3%)

0

4

Huy động nguồn lực trong và ngoài nhà trường

để triển khai kế hoạch

15 (33.3%)

30 (66.7%)

0

5

Tổ chức dự giờ, dự các hoạt động giáo dục

28 (62.2%)

17 (37.8%)

0

6

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết

quả giáo dục

26 (57.8%)

15 (33.3%)

4 (8.9%)

7

Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng trong

và ngoài nhà trường

32 (71.1%)

10 (22.2%)

3 (6.7%)

8

Các biện pháp khác

25 (55.6%)

13 (28.8%)

7 (15.6%)

[Nguồn thống kê từ 45 phiếu khảo sát]

Kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng được tiến hành dù mức độ có khác nhau, thường xuyên là 80% và chưa thường xuyên chiếm 20%.

Xây dựng chương trình, nội dung, hình thức tổ chức giáo dục cũng đã được quan tâm, một phần là do yêu cầu chung của việc phải đổi mới công tác giáo dục trong các nhà trường THPT, một phần là do nhận thức về việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh trong đội ngũ cán bộ, GV đã có sự thay đổi hơn so với trước nên có 26.7% ý kiến được hỏi cho rằng đây là việc làm thường xuyên. Tỷ lệ này chưa cao so với tiềm năng DSVH vật thể và yêu cầu thực tiễn nhưng đó cũng thể hiện sự thay đổi trong tư duy giáo dục nhà trường và tạo tiền đề cho những năm tới.

Huy động nguồn lực trong và ngoài nhà trường để triển khai kế hoạch có tỷ lệ 100% đã làm trong đó có 33.3% ý kiến được hỏi cho rằng làm thường xuyên bởi nguồn ngân sách nhà trường không đáp ứng chi đủ cho nội dung này.

Bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho GV về thực hiện giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh là việc làm cần thiết để định hình các kỹ năng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn, nhưng vẫn còn 11.1% ý kiến đánh giá chưa thực hiện tức là GV được giao nhiệm vụ nhưng phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng để làm, chưa được tham gia tập huấn, bồi dưỡng từ các cấp giáo dục. Do thiếu nguồn kinh phí chi trả cho hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, một phần do xác định đây là vấn đề không phải là quan trọng hàng đầu trong giáo dục nên chưa cần thiết để đầu tư thời gian, kinh phí thực hiện.

Tổ chức dự giờ, dự các hoạt động giáo dục đã được tiến hành, mức độ thường xuyên là 62.2%, đây là hoạt động nhằm chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục học sinh trong đồng nghiệp về tổ chức, biên soạn nội dung, sử dụng hình thức, phương pháp tiến hành… nhưng vẫn chưa triệt để vì còn 37.8% ý kiến đánh giá chưa thường xuyên.

Việc xây dựng các tiêu chí để kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục cụ thể mức độ thường xuyên chiếm 57.8% ý kiến được hỏi, vẫn còn 8.9% ý kiến cho

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí