Kết luận chương 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận của việc quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh THPT. Có thể nói, để công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể đạt được mục tiêu đề ra nhất thiết cần phải có hoạt động quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục giá trị DSVH vật thể.
Việc sử dụng DSVH vật thể trong giảng dạy ở các trường THPT góp phần xây dựng văn hóa nhà trường. Đặc biệt, giáo dục DSVH vật thể là một trong những con đường quan trọng góp phần phát triển nhân cách cho học sinh THPT và thực hiện các mục tiêu: Hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập, rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Xuất phát từ những mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ giáo dục DSVH vật thể cho học sinh THPT chính là giúp học sinh hiểu biết một số đặc điểm cơ bản của DSVH vật thể; giáo dục thái độ trân trọng, bảo vệ giá trị DSVH vật thể cũng như giá trị lịch sử của đất nước, của nhân loại; giáo dục hành vi tích cực trong bảo tồn DSVH vật thể để giáo dục toàn diện học sinh.
Quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể là quá trình này bao gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục đã xây dựng, huy động các nguồn lực tham gia quá trình giáo dục, công tác kiểm tra, đánh giá... công tác quản lý thực sự khoa học và chặt chẽ thì sẽ tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể trong các trường THPT hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát chung về tình hình giáo dục ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12"- 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), (xã Trương Lương - Hòa An là trung tâm của tỉnh).
Thành phố Cao Bằng nằm ở trung tâm Tỉnh Cao Bằng có diện tích 107,6281 km². Dân số 84.421 người (2012) gồm 9 phường, 3 xã. Là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Kinh… còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân nhưng thành phố Cao Bằng đã rất coi trọng công tác giáo dục đào tạo. Trên địa bàn thành phố có 05 trường THPT đó là trường THPT Thành Phố Cao Bằng, Trường THPT Cao Bình, Trường DTNT Tỉnh, Trường THPT Chuyên, Trường THPT Bế văn Đàn.
Thành phố Cao Bằng là tỉnh lị của tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Tháng 10 năm 2010, thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, đô thị này được nâng cấp lên thành phố.
Những năm qua công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Cao Bằng tiếp tục có những chuyển biến tích cực về đổi mới quản lý, phương pháp dạy và học. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho ngành hiện nay.
2.1.1. Về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, GV của các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng quyết định đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. Sau 5 năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ này của nước ta đã tăng nhanh về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước
Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ CBQL, GV các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2017 - 2018
Tên trường | Tổng số CBQL, GV | Trình độ đào tạo | ||||
Th.s | ĐH | CĐ | TC | |||
1 | THPT TP Cao Bằng | 72 | 4 | 68 | 0 | 0 |
2 | THPT Cao Bình | 43 | 7 | 36 | 0 | 0 |
3 | THPT Bế Văn Đàn | 47 | 5 | 42 | 0 | 0 |
4 | THPT Chuyên | 59 | 20 | 39 | 0 | 0 |
5 | DTNT Tỉnh | 31 | 1 | 30 | 0 | 0 |
Cộng | 252 | 37 (14,7%) | 215 (85,3%) | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 3
- Khái Niệm Giá Trị, Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa, Giá Trị Di Sản Văn Hóa
- Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Vật Thể Cho Học Sinh Thpt
- Khái Quát Giá Trị Di Sản Văn Hóa Vật Thể Ở Tỉnh Cao Bằng
- Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Dsvh Vật Thể Cho Học Sinh Các Trường Thpt Thành Phố Cao Bằng
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Giáo Dục Giá Trị Dsvh Vật Thể Cho Học Sinh Các Trường Thpt Thành Phố Cao Bằng
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
[Nguồn: tư liệu từ Sở Giáo dục Đào tạo Cao Bằng]
Qua Bảng 2.1 về tình hình đội ngũ CBQL, GV các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2017 - 2018. Cho thấy:
Về số lượng: nhìn chung các trường đủ về số lượng CBQL và GV. Cơ cấu theo bộ môn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học.
Về chất lượng đội ngũ: 100% số cán bộ quản lí, GV đạt chuẩn và số trên chuẩn ngày càng tăng. Số cán bộ GV đạt trình độ trên chuẩn là 14,7%. Hiện nay có thêm 01 GV được cử đi đào tạo tiến sĩ, 07 GV được cử đi đào tạo thạc sĩ
Đội ngũ GV trong những năm gần đây được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, vững vàng trong công tác chuyên môn, có khả năng điều hành và tổ
chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số GV thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, hạn chế về năng lực tổ chức các hoạt động đoàn thể, chậm đổi mới phương pháp, chưa thực sự tâm huyết với nghề dạy học.
Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ CBQL, GV các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2018 - 2019
TÊN TRƯỜNG | TỔNG SỐ CBQL, GV | TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO | |||
THẠC SĨ | ĐẠI HỌC | CAO ĐẲNG TRUNG CẤP | |||
01 | THPT thành phố | 69 | 14 | 55 | |
02 | THPT Cao Bình | 35 | 06 | 29 | |
03 | THPT chuyên | 58 | 33 | 25 | |
04 | THPT Bế Văn Đàn | 43 | 04 | 39 | |
05 | DTNT Tỉnh | 35 | 04 | 31 | |
100% | 25,4% | 74,6% |
(Nguồn: tư liệu từ Sở Giáo dục Đào tạo Cao Bằng)
Qua Bảng 2.2 về tình hình đội ngũ cán bộ, GV các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2018 - 2019. Cho thấy:
Đội ngũ GV: Đội ngũ cán bộ, GV các trường THPT đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố (Tỷ lệ GV THPT có trình độ chuẩn là 100% trong đó trình độ trên chuẩn là 25,4%). Đội ngũ GV trẻ đã được tăng cường bổ sung cho các trường THPT đã góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục THPT.
Thực hiện các cuộc vận động, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường học, nêu cao tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, trong khó khăn vẫn say mê sáng tạo, cải tiến phương pháp dạy học. Trong giai đoạn 2015-2020, Thành phố có 12 đồng chí cán bộ quản lý là tấm gương tiêu biểu có nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích trong lĩnh vực quản lý giáo dục.
Đáng chú ý, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp những năm qua được chú trọng. Sở giáo dục cũng như địa phương tích cực triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Sở GD&ĐT Cao Bằng đã tổ chức định kì hội thi GV dạy giỏi cấp THPT, nhằm động viên GV phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV... Sau 5 năm, Cao Bằng đã tổ chức 243 lớp bồi dưỡng cho cán bộ, GV. Đến nay toàn bộ cán bộ quản lý có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn... Sự nỗ lực của ngành giáo dục thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV cấp THPT.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW vẫn bộc lộ một số bất cập. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường sư phạm còn bất cập; chưa tạo thành mạng lưới để phối hợp hiệu quả hoạt động đào tạo và bồi dưỡng GV trên phạm vi toàn thành phố. Số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học dẫn đến số lượng GV còn thừa, thiếu cục bộ; tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ ở một số trường. Một số trường đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công GV, gây nhiều bức xúc trong đội ngũ GV và xã hội.
Để phát huy các kết quả đã đạt được, Sở GD&ĐT Cao Bằng đã đề ra chủ trương: Tiếp tục chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục đào tạo, phấn đấu có thêm trường học đạt chuẩn quốc gia trong những năm học tới.
2.1.2. Về quy mô trường lớp và cơ cấu thành phần dân tộc của các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Bảng 2.3. Tình hình học sinh ở các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2017-2018
Tên trường | Tổng số lớp | Số Hs | Cơ cấu học sinh dân tộc | |||||
Kinh | Tày | Nùng | DT khác | |||||
THPT TP Cao Bằng | 30 | 1182 | 209 (17,68%) | 668 (56,51%) | 290 (24,35%) | 15 (1,26%) | ||
1 | ||||||||
2 | THPT Cao Bình | 12 | 547 | 9 (1,64%) | 400 (73,12%) | 137 (25,04%) | 1 (0,18%) | |
3 | THPT Bế Văn Đàn | 14 | 405 | 51 (12,6%) | 232 (57,3%) | 102 (25.2%) | 20 (4,9%) | |
4 | THPT Chuyên | 18 | 529 | 26 (4,9%) | 329 (62,2%) | 111 (20,9%) | 63 (11,9%) | |
5 | DTNT tỉnh | 12 | 397 | 0 | 159 (40,1%) | 126 (31,7%) | 112 (28,2%) | |
Tổng | 3060 | 294 (9,7%) | 1788 (58,4) | 766 (25%) | 211 (6,9%) |
(Nguồn: tư liệu từ Sở Giáo dục Đào tạo Cao Bằng)
Qua bảng 2.3 ta thấy: Đa số học sinh của các trường THPT thành phố Cao Bằng là học sinh dân tộc ít người chiếm 90,3% tổng số học sinh. Trong đó số học sinh là dân tộc Tày (58,4%), Nùng ( 25%), Dân tộc Kinh chỉ chiếm có 9,7% số học sinh.
Tỉ lệ HS dân tộc ít người chiếm tỉ lệ lớn, nhiều thành phần dân tộc tạo nên sự phong phú đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm học sinh dân tộc ít người là các em rất hiền lành, khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có truyền thống nhân ái, khoan dung... Các em có ý thức tự vươn lên, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi không ngừng rèn luyện để năng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở thành người HS toàn diện.
Bên cạnh những thuận lợi thì còn gặp phải những khó khăn đó là: đa số các em HS dân tộc ít người nhưng đời sống kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn sống phân tán, công tác giáo dục DSVH vật thể cho các em học sinh không ngừng rèn
luyện để năng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở không được quan tâm. Do xã hội ngày càng phát triển một số tập tục lạc hậu đã được xóa bỏ bên cạnh đó dần mai một đi một số phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Chẳng hạn khi hỏi về một số món ăn truyền thống của dân tộc Tày, Nùng thì rất ít em trả lời được, thậm chi các em không biết nói tiếng dân tộc của mình… Đó là vấn đề báo động trong giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng HS.
Bảng 2.4. Tình hình học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2018 - 2019
Tên trường | Tổng số lớp | Số HS | Cơ cấu học sinh dân tộc | ||||
Kinh | Tày | Nùng | DT khác | ||||
1 | THPT TP Cao Bằng | 31 | 1196 | 189 | 728 | 215 | 64 |
2 | THPT Chuyên | 18 | 573 | 95 | 364 | 98 | 16 |
3 | DTNT tỉnh | 12 | 398 | 4 | 213 | 166 | 15 |
4 | THPT Cao Bình | 12 | 411 | 12 | 289 | 97 | 13 |
5 | Bế Văn Đàn | 13 | 382 | 8 | 279 | 87 | 8 |
Tổng | 2951 | 308 (10,4%) | 1873 (63,4) | 663 (22,3%) | 116 (3,9%) |
(Nguồn: tư liệu từ Sở Giáo dục Đào tạo Cao Bằng)
Đa số học sinh của các trường THPT thành phố Cao Bằng là học sinh dân tộc ít người chiếm 89,6% tổng số học sinh. Trong đó, số học sinh là dân tộc Tày (63,4%), Nùng ( 22,3%), Dân tộc Kinh chỉ chiếm có 10,4% số học sinh.
Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người lớn, đa bản sắc văn hóa. Các em hiền lành, chăm chỉ, biết giúp đỡ đoàn kết trong học tập và trong cuộc sống. Có ý chí, ham học hỏi, có phẩm chất đạo đức tốt.
Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn cũng chiếm khá cao nên tác động của những tập tục lạc hậu còn nặng nề, chưa có ý thức giữ gìn những giá trị DSVH nên việc giáo dục giá trị DSVH cho học sinh cần có những biện pháp thiết thực và hiệu quả.
Quy mô mạng lưới trường lớp: Trên địa bàn thành phố có 05 trường THPT (trong đó có 01 trường THPT chuyên và 01 trường THPT Dân tộc Nội trú). Hàng năm tuyển sinh trên 80% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 hệ công lập. Hệ thống các trường THPT đóng trên địa bàn cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học của học sinh trên địa bàn.
Cơ sở vật chất: Hiện có 04 trường đạt chuẩn quốc gia. Số lượng phòng học đủ theo nhu cầu, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 99%; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên hầu hết các trường còn thiếu các phòng học bộ môn hiện đại, nhà đa năng và các công trình phụ trợ theo quy định của trường chuẩn quốc gia.
2.1.3. Về chất lượng giáo dục hai mặt của các trường THPT thành phố Cao Bằng trong năm học 2017-2018
Bảng 2.5. Chất lượng giáo dục hai mặt của các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2017 - 2018
Trường | Số lớp | Số học sinh | Học lực % | Hạnh kiểm % | ||||||||
Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||
1 | Thành phố | 31 | 1196 | 6,80 | 61,70 | 29,70 | 1,80 | 0,00 | 92.10 | 6.90 | 1,00 | 0,00 |
2 | Chuyên | 18 | 573 | 41,70 | 57,20 | 1,10 | 0,00 | 0,00 | 97.9 | 2,1 | 0,00 | 0,00 |
3 | Nội trú | 12 | 398 | 15,80 | 64,60 | 19,60 | 0,00 | 0,00 | 96,00 | 4,00 | 0,00 | 0,00 |
4 | Cao Bình | 12 | 411 | 6,30 | 53,00 | 37,20 | 3,50 | 0,00 | 75,70 | 22,10 | 2,2 | 0,00 |
5 | Bế văn Đàn | 13 | 382 | 8,40 | 69,90 | 21,50 | 0,20 | 0,00 | 82,70 | 13,60 | 3,70 | 0,00 |
(Nguồn: tư liệu từ Sở Giáo dục Đào tạo Cao Bằng)
Qua bảng 2.5 ta thấy: Trong những năm qua chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn thành phố liên tục được khẳng định là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học hàng năm đạt tỷ lệ trên 60%. Tuy nhiên chất lượng giáo dục giữa các trường THPT trên địa bàn không đồng đều.