Khai Thác Và Sử Dụng Kiến Thức Liên Môn Về Chủ Quyền Biển, Đảo


đầu sưu tầm và biên tập một số mẩu chuyện lịch sử làm tư liệu ban đầu cho GV và HS có thể khai thác và sử dụng trong giờ học lịch sử nội khóa.

Các mẩu chuyện có thể được sử dụng để giáo dục HS trong DHLS như: Chuyện về 62 thanh niên đầu tiên xung phong ra đảo Bạch Long Vĩ; Cồn Cỏ - “bảo tàng chiến tranh” chống Mĩ; Anh hùng Thái Văn A trên đảo Cồn Cỏ; Chuyện về Hải đội Hoàng Sa; Chuyến tàu không số đầu tiên của đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngoài ra, còn nhiều mẩu chuyện khác kể về quá trình khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong lịch sử (như chuyện về các đội trưởng đội hùng binh Hoàng Sa, cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ trên đảo Gạc Ma…); chuyện về những người lính hải quân ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc; chuyện về quá trình thay da đổi thịt trên các huyện, xã đảo dọc chiều dài đất nước…

Trên cơ sở biên tập mẩu chuyện về chủ đề biển, đảo phù hợp thời lượng và đối tượng HS, GV tiến hành tổ chức HS khai thác kiến thức, kết hợp với đổ dùng trực quan và trình bày miệng giàu cảm xúc để giáo dục HS một cách tự nhiên.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 22, lớp 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965 - 1973), khi dạy đến mục II: Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa làm nghĩa vụ hậu phương, GV sử dụng mẩu chuyện “Anh hùng Thái Văn A trên đảo Cồn Cỏ” và hướng dẫn HS khai thác nội dung lịch sử được phản ánh, cụ thể:

- Bước 1: GV kể mẩu chuyện một cách ngắn gọn, súc tích, giàu tính biểu cảm, kết hợp với ảnh anh hùng Thái Văn A: “Nhập ngũ năm 1962, Thái Văn A - người con xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ. Hàng ngày, anh làm nhiệm vụ quan sát tại đỉnh 63 trên đồi cao nhất để xác định vị trí máy bay hay tàu chiến của đối phương, rồi thông báo cho các đơn vị pháo cao xạ bắn vào mục tiêu. Dù có lúc chân đài quan sát bị gãy, đài bị nghiêng, bản thân nhiều lần bị thương, Thái Văn A vẫn không rời vị trí. Trong 3 năm làm nhiệm vụ trên đảo, anh góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ, xác định đúng các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lí. Hình ảnh Thái Văn A hiên ngang bất chấp mọi hiểm nguy đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ cứu nước”.

- Bước 2: Sau khi kể mẩu chuyện về anh hùng Thái Văn A, GV đặt câu hỏi:

1. Mẩu chuyện về anh hùng Thái Văn A phản ánh sự kiện lịch sử gì?

2. Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của anh hùng Thái Văn A?


3. Nếu em là anh hùng Thái Văn A trên đảo Cồn Cỏ vào hoàn cảnh lịch sử đó, em sẽ hành động như thế nào? Vì sao?

- Bước 3: GV nhận xét và giáo dục tư tưởng cho HS, rút ra bài học lịch sử.

Qua các câu hỏi nêu trên, HS dễ dàng nhận ra mẩu chuyện phản ánh về cuộc chiến đấu của quân dân ta chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nói chung và bảo vệ chủ quyền trên đảo Cồn Cỏ. Tinh thần chiến đấu anh dũng và hình ảnh của anh hùng Thái Văn A có tác động tích cực đến tư tưởng HS. Từ mẩu chuyện, các em hiểu thêm về cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của các thế hệ cha ông nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, có ý thức trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông, qua đó thể hiện ý thức trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 23, lớp 12, mục 2.b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến ngày 29-3), GV sử dụng mẩu chuyện kết hợp với những hình ảnh Biên đội gồm 3 tàu 673, 674, 675 của Hải quân Việt Nam ra giải phóng Trường Sa năm 1975, hình ảnh Chiến sĩ đoàn đặc công 126 giải phóng đảo Song Tử Tây,…

Sau khi dạy sơ lược quá trình giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung bằng lược đồ, GV cho HS xem những hình ảnh về cuộc giải phóng quần đảo Trường Sa và giới thiệu chi tiết về cuộc giải phóng, đồng thời kể mẩu chuyện về cuộc giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa: “4h ngày 11-4-1975, từ quân cảng Đà Nẵng, các tàu chở quân nhổ neo bắt đầu cuộc hành quân trên biển. Đêm 13-4, các tàu ta tiếp cận đảo Song Tử Tây, cách đảo khoảng 500m, tàu T673 thả neo đợi thời cơ. Đến 0h ngày 14-4, quân ta tổ chức thành 3 nhóm, mỗi nhóm đi trên 3 xuồng cao su, một xuồng chở các khẩu đội cối, ĐKZ, hai xuồng chở quân đổ bộ bắt đầu bí mật đổ bộ lên đảo. Đến 4h 30 phút, quân ta đồng loạt nổ súng tiến công, sau 30 phút chiến đấu, ta tiêu diệt một số địch, số còn lại bị dồn vào một góc đảo và bị bắt toàn bộ. Đảo Song Tử Tây được giải phóng. Bằng cách đánh trên, quân ta đã giải phóng đảo Sơn Ca (25-4), đảo Nam Yết (27-4), đảo Sinh Tồn (28-4), đảo Trường Sa (29- 4). Quần đảo Trường sa được giải phóng và tiếp quản”.

Thông qua mẩu chuyện, HS nhận thức đúng đắn quá trình quân ta giải phóng và tiếp quản các vùng biển, đảo miền Trung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Qua đó, các em hiểu được chủ trương của Đảng về tầm quan trọng của các vùng biển, đảo, đồng thời cảm nhận được quyết tâm của quân dân ta trong việc thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có các vùng biển, đảo thiêng liêng.


Từ đó, bằng những hành động thiết thực, HS thể hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các mẩu chuyện được chọn trên lớp, GV có thể giới thiệu một số mẩu chuyện khác để HS về nhà sưu tầm, biên tập và khai thác nội dung nhằm nâng cao nhận thức, tạo cảm xúc lịch sử, từ đó xác định đúng trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3.2.5. Khai thác và sử dụng kiến thức liên môn về chủ quyền biển, đảo

Vấn đề về chủ quyền biển, đảo là một vấn đề rộng, liên quan đến nội dung của nhiều môn học như: Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Âm nhạc, Mỹ thuật, Văn học và hơn hết là trong môn Lịch sử. Vì vậy, khi tiến hành giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS thì bên cạnh kiến thức lịch sử là chính, cũng cần thiết phải sử dụng các kiến thức thuộc về các bộ môn khác, nhằm bổ trợ cho các kiến thức lịch sử để HS tiếp thu được nhiều nguồn thông tin, tránh gây nhàm chán. Tuy nhiên, áp dụng kiến thức liên môn nhưng phải giữ vững tính độc lập của bộ môn Lịch sử, dựa vào đặc trưng, nội dung của nó để tiến hành giáo dục có hiệu quả mà không có sự trùng lặp, công thức, giáo điều.

Thứ nhất, khai thác và sử dụng kiến thức liên môn nhằm bổ sung kiến thức về biển, đảo cho bài học lịch sử

Việc sử dụng kiến thức liên môn có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục của bài học lịch sử nội khóa, giúp HS có thể khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, rõ ràng và có sự liên kết với hiện tại. Qua đó còn tạo điều kiện để cho HS phát triển lối tư duy tổng hợp sắc sảo, nhạy bén, liên hệ với thực tiễn, hình thành những năng lực cần thiết cho học tập và cuộc sống như: phân tích, tổng hợp vấn đề, liên hệ, đối chiếu, so sánh,…

Kiến thức Địa lý: Đề cập đến các nội dung về vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên; vai trò, vị trí của biển, đảo đối với kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng; tài nguyên - môi trường biển, đảo; các bộ phận cấu thành nên vùng biển nước ta…

Ví dụ 1: GV sử dụng kiến thức Địa lí để giới thiệu cho HS về quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phạm vi từ khoảng kinh tuyến 1110 Đông đến 1130 Đông, từ vĩ tuyến 15045’ Bắc đến 17015’ Bắc. Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: An Vĩnh (12 đảo, đá, bãi cạn) và Lưỡi Liềm (25 đảo, đá, bãi cạn). Nơi đây được xem là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung


san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa Châu Á. Đa số các đảo có độ cao dưới 10 m và có diện tích nhỏ hẹp dưới 1 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2. Ngoài các đảo, còn có các cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi, có cồn dài tới 30 km, rộng 10 km như cồn Cát Vàng.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 19, lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)” đến “mục I.3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858”, GV sử dụng kiến thức liên môn để giúp HS khắc sâu sự kiện này, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo:

- HS vận dụng kiến thức địa lý xác định vị trí của Đà Nẵng trên lược đồ Việt Nam và giải thích lý do Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, mở màn cho cuộc xâm lược (về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư).

- Thông qua công cuộc kháng chiến của quân dân ta tại mặt trận Đà Nẵng, của nhân dân các địa phương ven biển như: Hòa Vang, Điện Hải, An Hải,… có thể kết hợp kiến thức của môn Giáo dục công dân và Giáo dục quốc phòng để giáo dục lòng yêu nước cho HS, liên hệ với trách nhiệm và nghĩa vụ của HS trong thời đại hiện nay, khi mà vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang hết sức căng thẳng.

Như vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn trong việc giảng dạy đơn vị kiến thức này sẽ giúp HS nhận thức sâu sắc hơn, rõ ràng hơn vai trò và vị trí quan trọng của cảng biển Đà Nẵng trong hệ thống phòng thủ ven biển cũng như lý do Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đồng thời, còn có thể giáo dục lòng yêu nước, liên hệ với trách nhiệm và nghĩa vụ của HS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Kiến thức về GDCD và GDQP để giáo dục cho HS trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, bao gồm cả bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương; giới thiệu cho HS nội dung chủ yếu trong các văn bản pháp lý quốc tế và Việt Nam đề cập đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; thực hành những kĩ năng cần thiết trong phòng thủ, chiến đấu, tính kỉ luật…

Ví dụ: Dạy về cơ sở pháp lý để Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có thể sử dụng các văn bản luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới Việt Nam, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam…

Kiến thức văn học: Cung cấp cho HS một góc nhìn mới về chủ đề biển, đảo


với những ngôn từ mượt mà, giàu sức gợi hình, để nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, của những người lính đảo đang ngày đêm canh giữ biển, đảo để bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc, giáo dục lòng biết ơn sâu sắc bao thế hệ cha ông đã ngã xuống vì độc lập, tự do của đất nước.

Ví dụ: Sử dụng các nguồn văn học dân gian: Người dân Lý Sơn truyền tai nhau nhiều câu ca nói về những hiểm nguy, gian khổ mà người lính Hoàng Sa, Trường Sa phải chịu đựng khi làm nhiệm vụ:

“Hoàng Sa lắm đảo, nhiều cồn

Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây Hoàng Sa trời bể mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa…”

Hay trong bài thơ “Tổ quốc nơi đầu sóng” của tác giả Hoàng Cường có viết:

“Thêm một ngày trên quần đảo Trường Sa Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động Sắp bão giông không còn cơn gió lộng

Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.

Thêm một ngày trên vùng biển của ta Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi

Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.”

Kiến thức âm nhạc: Những bài hát có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của HS, những giai điệu du dương như đi vào lòng người tạo nên những bức tranh sinh động về đời sống, sinh hoạt, sự hi sinh thầm lặng của những người lính đảo; giúp các em càng yêu thêm biển, đảo quê hương.

Ví dụ: Nhằm khắc họa hình ảnh về sự quyết tâm bám biển của các chiến sĩ nơi đảo xa để giữ vững sự bình yên của Tổ quốc, GV có thể cho HS nghe một đoạn nhạc “Nơi đảo xa” của nhạc sỹ Thế Song, qua đó giúp HS khắc sâu hình ảnh biển, đảo quê hương và lòng quyết tâm sắt đá ấy: “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà. Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Ngàn bão tố phong ba, ta vượt qua, vượt qua….”.

Thứ hai, GV khai thác và sử dụng kiến thức liên môn xây dựng các chủ đề tích hợp về chủ quyền biển, đảo để giáo dục HS


Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học, còn mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Trong giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, chủ đề tích hợp cần phải có kiến thức Lịch sử, Địa lí, Văn học, DGCD, GDQP…

Xây dựng chủ đề tích hợp về biển, đảo là một công việc tương đối phức tạp, cần nắm rõ quy trình xây dựng theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu lí luận về dạy học tích hợp.

Bước 2: Phân tích chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có gắn kết chặt chẽ tự nhiên với nhau trong các môn học của chương trình, hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước và có thể là những vấn đề nóng đang được quan tâm của toàn cầu để xây dựng chủ đề/bài học tích hợp.

Bước 3: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và nội dung kiến thức các môn học. Dự kiến thời gian cho chủ đề tích hợp.

Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành và phát triển cho HS.

Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.

Bước 6: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và các hướng dẫn về nguồn tài liệu bổ trợ, các phương tiện kĩ thuật cho HS thực hiện nội dung các chủ đề tích hợp.

Bước 7: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung các chủ đề tích hợp đã xây dựng và tính hiệu quả của chúng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS trong dạy học. Đề xuất các cải tiến cho phù hợp với thực tế.

Trong chương trình bộ môn lịch sử cấp THPT hiện hành, nội dung kiến thức liên quan trực tiếp đến vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc không nhiều và chưa toàn diện. Do đó, ngoài những nội dung bài dạy (theo khung chương trình), GV có thể xây dựng những chủ đề tích hợp về chủ quyền biển, đảo để giáo dục HS. Nội dung kiến thức tích hợp chủ yếu liên quan đến các môn học: Lịch sử, Văn học, Địa lí, Sinh học, GDCD, GDQP, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hội họa, Nhiếp ảnh…


Ví dụ: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 10, GV có thể thiết kế chủ đề tích hợp “Chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam”. Trong chủ đề tích hợp này, GV sử dụng kiến thức Địa lí xác định được vị trí, đặc điểm tài nguyên, giao thông vận tải, các nguồn lợi từ biển, đảo ở các vùng biển, đảo của Việt Nam; sử dụng kiến thức Lịch sử cung cấp bằng chứng về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền; sử dụng kiến thức GDCD để cung cấp cơ sở pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trách nhiệm của công dân; sử dụng kiến thức GDQP đề cập đến vấn đề an ninh quốc gia, vị trí và vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; sử dụng kiến thức Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật… để khắc sâu hình ảnh của các vùng biển, đảo, các chiến sỹ hải quân ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc… Ngoài ra, GV có thể hướng dẫn HS tự tìm hiểu theo hình thức dạy học dự án, cùng tìm hiểu về vấn đề biển, đảo qua kiến thức từ nhiều môn học khác nhau.

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ đề tích hợp về chủ quyền biển, đảo Việt Nam được xây dựng chính thức và phân phối thời lượng lên đến 16 tiết học ở cả cấp TH, THCS và THPT, cụ thể:

Lớp

Số tiết

Tên chủ đề

Nội dung chủ quyền biển, đảo thông

qua kiến thức các môn học

5

3

Biển, đảo Việt Nam

I. Xác định vị trí các vùng biển, đảo, một số đảo, quần đảo lớn Việt Nam (kiến thức Địa lí, Lịch sử)

II. Những mẩu chuyện, bài thơ, tranh ảnh về quá trình bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc (kiến thức Lịch sử, Văn

học, Nghệ thuật…)

8

4

Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

I. Phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam (kiến thức Địa lý, GDCD)

II. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo (kiến thức Địa lý, Sinh học)

III. Quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo trong lịch sử Việt Nam (kiến thức

Lịch sử, Văn học)

9

3

Bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

I. Chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (kiến thức Lịch sử và GDCD)

II. Vai trò chiến lược của biển, đảo Việt Nam (kiến thức Lịch sử, GDCD, GDQP)

- Vai trò của biển, đảo Việt Nam trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 13





lịch sử (kiến thức lịch sử)

- Vai trò chiến lược của biển, đảo Việt Nam hiện nay (GDCD, GDQP)

11

6

Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

I. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

- Vị trí và đặc điểm của Biển Đông (kiến thức Địa lý, Lịch sử, GDQP)

- Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông (GDCD, GDQP)

- Tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông (kiến thức Địa lý, Sinh học)

- Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông (kiến thức Địa lý, GDCD, GDQP)

II. Việt Nam và Biển Đông

- Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam (kiến thức Lịch sử, Địa lý, GDCD, GDQP)

- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (kiến thức Lịch sử, Văn học, Âm nhạc)

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

(kiến thức GDCD, GDQP)


Thông qua việc thiết kế các chủ đề tích hợp, GV hướng dẫn HS khai thác và sử dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau trong chương trình để cung cấp kiến thức về chủ quyền biển đảo một cách phong phú, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập, giúp HS nhận thức một cách toàn diện những vấn đề về biển, đảo Việt Nam. Ngoài việc nhận thức đúng đắn và toàn diện về chủ quyền biển, đảo, HS còn phát triển tư duy hệ thống, logic, kỹ năng tìm hiểu và cảm thụ âm nhạc, thẩm mỹ, nhiếp ảnh…., đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức liên môn để hiểu biết sâu sắc về chủ quyền biển, đảo, qua đó hình thành thái độ đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm và hành vi của bản thân trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

3.2.6. Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo

Vấn đề tự học của học sinh là vấn đề quan trọng, vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học, nhằm phát huy năng lực độc lập tư duy của học

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí