Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I - 2


3


và tại Bệnh viện Bạch Mai nói riêng, qua đó tác giả cǜng đưa ra đề xuất mà Bệnh viện cần triển khai thực hiện nhằm góp phần tăng cường chất lượng tổ chức kế toán, bao gồm: Hoàn thiện bộ máy kế toán và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu lý luận và thực trạng dưới góc độ KTTC theo QĐ 19/2006/ QĐ-BTC mà chưa đề cập đến tổ chức kế toán theo TT107/2017. Luận văn cǜng chưa đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức kế toán.

Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình” của tác giả Lê Thị Thúy Hằng (2018). Luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản trong tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, chỉ ra thực trạng cơ chế quản lý tài chính, các nội dung trong tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Ninh Bình. Tác giả cǜng chỉ ra những tồn tại về tổ chức kế toán tại đơn vị, trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu lý luận và thực trạng dưới góc độ KTTC theo QĐ 19/2006/ QĐ-BTC mà chưa đề cập đến tổ chức kế toán theo TT107/2017.

Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh”của tác giả Vǜ Thị Trà My (2019) cǜng đi vào nghiên cứu nội dung tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu như tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo, tổ chức kiểm tra kế toán. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến tổ chức ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và Bệnh viện Tuệ Tĩnh nói riêng.

Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và khoảng trống nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu phân tích nội dung cơ bản của các công trình liên quan có thể nhận thấy những kết quả mà các công trình đã đạt được như sau:

- Những nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức kế toán các đơn

vị sự nghiệp công lập (SNCL).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

- Những nghiên cứu đã trình bày các nội dung liên quan đến tổ chức kế toán đơn vị SNCL theo chu trình kế toán được chia thành các nội dung đó là: Tổ chức bộ máy kế toán; Tổ chức chứng từ kế toán; tổ chức tài khoản kế toán; tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức lập các báo cáo kế toán để cung cấp thông tin và phân tích sử


Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I - 2

4


dụng thông tin kế toán phục vụ quản lý tài chính cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kiểm tra kế toán.

Xuất phát từ bản chất của kế toán là một hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế của đơn vị bằng hệ thống các phương pháp của mình. Tổ chức kế toán là tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán thông qua việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị. Với cách tiếp cận tổ chức kế toán theo hệ thống thông tin kế toán thì đó là quá trình thu thập thông tin ban đầu, xử lý thông tin và cung cấp thông tin kế toán. Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận về tổ chức kế toán trong các đơn vị SNCL và thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 dưới cách tiếp cận theo chức năng của hệ thống kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán đó là: (i) tổ chức bộ máy kế toán; (ii) tổ chức công tác kế toán; (iii) tổ chức công tác kiểm tra kế toán.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I thời gian qua và trên cơ sở đó, đề xuất, gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị dưới góc độ kế toán tài chính (KTTC) trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa và làm rò những lý luận chung về tổ chức kế toán trong các đơn

vị SNCL dưới góc độ KTTC.

Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I dưới góc độ KTTC. Qua đó rút ra nhǜng ưu, nhược điểm trong tổ chức kế toán của đơn vị.

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I dưới góc độ KTTC.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tổ chức kế toán trong các đơn vị SNCL.


5


4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I dưới dưới góc độ KTTC gồm có tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức công tác kế toán và tổ chức công tác kiểm tra kế toán.

Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I với số liệu nghiên cứu năm 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài luận án là phương pháp duy vật biện chứng; trong đó dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến hiện thực khách quan về tổ chức kế toán của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Phương pháp luận duy vật biện chứng vận dụng bước đầu trong nghiên cứu được dựa trên quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến tổ chức kế toán nhằm tìm ra những vấn đề cần phải giải quyết về mặt lý thuyết.

Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích và tổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên

quan đến tổ chức kế toán và xác định mục tiêu nghiên cứu của mình.

Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng cǜng được vận dụng thông qua quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Quá trình khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế được tiến hành thông qua việc quan sát để thu thập số liệu.Trong quá trình thu thập số liệu, các cơ sở dữ liệu được so sánh để tìm ra giải pháp tốt nhất phản ánh được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, cǜng đã giảm thiểu được vai trò chủ quan của tác giả nhằm bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

+ Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập các thông tin về từng nội dung liên quan đến tổ chức kế toán như các nhân tố về đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài chính, nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với tổ chức kế toán trong đơn vị này.

Trong quá trình thu thập tài liệu và tìm hiểu thực tế đã giúp tác giả nhận biết


6


được thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, qua đó phát

hiện được hạn chế, tồn tại của tổ chức kế toán tại các đơn vị này.

Luận văn đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả đã lựa chọn những số liệu cần thiết, phù hợp để đưa vào sử dụng trong luận văn.

Để thực hiện được phương pháp này cần tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các chứng từ và sổ kế toán, báo cáo kế toán có liên quan đến tổ chức kế toán tại bệnh viện. Việc áp dụng phương pháp này sẽ nhằm phát hiện sự tác động của các nhân tố từ môi trường khách quan ảnh hưởng đến hoạt động và tổ chức kế toán của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Dựa vào những thông tin, tài liệu thu thập được qua việc khảo sát tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, qua việc sưu tầm trên sách báo, tạp chí, qua việc tìm kiếm trên các website... các thông tin được lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có hệ thống tác giả đã phân tích, đánh giá ở chương 2 của luận văn.

6. Những dóng góp của đề tài nghiên cứu

Về lý luận: Luận văn đã trình bày một cách toàn diện và có hệ thống về khái niệm, đặc điểm, cơ sở kế toán áp dụng, các nguyên tắc và nội dung tổ chức kế toán trên dưới góc độ KTTC ở các đơn vị SNCL.

Về thực tiễn: Luận văn đã mô tả khái quá đặc thù quản lý và họat động kinh doanh của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I ảnh hưởng đến tổ chức kế toán, phản ánh thực trạng tổ chức kế toán dưới góc độ KTTC, chỉ ra những ưu điểm và những mặt hạn chế trong việc tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức kế toán dưới góc độ tổ chức KTTC, đảm bảo sự phù hợp với đặc thù hoạt động, cơ chế quản lý tài chính và kế toán của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần

Trung ương I


7


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỒ CHỨC KẾ TOÁN

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1.1. Khái niệm

Đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước [20].

Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS 1, IPSAS 6 và IPSAS 22) các đơn vị cung cấp dịch vụ công và các cơ quan chính quyền các cấp bị kiểm soát bởi một đơn vị công ngoại trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn nhà nước được gọi là các đơn vị thuộc lĩnh vực công hay được gọi là “đơn vị bị kiểm soát”. Các đơn vị này hoạt động dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ gồm nguồn ngân sách hoặc phi ngân sách. Theo quan điểm này đơn vị SNCL được hiểu là các đơn vị nhận tài trợ và chịu kiểm soát bởi nhà nước để thực hiện các công việc do nhà nước giao [4].

Theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành: Đơn vị hành chính sự nghiệp do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn [2, tr.3].

1.1.1.2. Đặc điểm

Kế thừa những nghiên cứu quá khứ, tác giả cǜng nhận định các đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội, do đó chi phí chi ra không được bồi hoàn trực tiếp bằng lợi ích kinh tế mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Bắt nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nước


8


trong nền kinh tế thị trường, phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công là rất đa dạng, nhưng dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau chúng đều mang những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị SNCL là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng.

Việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi đơn vị SNCL không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự có mặt của nhà nước trong việc tài trợ cho các hoạt động dịch vụ công vừa để thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập, thực thi các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường; mặt khác qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phấm mang lại lợi ích chung có tính bền vững; lâu dài cho xã hội

Là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Mặt khác, sản phẩm của các hoạt động SNCL chủ yếu là các “hàng hóa công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá tĬnh tái sản xuất xă hội. Hàng hoá công cộng có hai đặc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không loại trừ. Nhờ việc sử dụng những “hàng hóa công cộng” do hoạt động SNCL tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp công luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, những chương trình chỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xă hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, việc quản lý hoạt động của các đơn vị SNCL gắn với việc tạo lập và sử


9


dụng các nguồn lực tài chính được tiến hành theo hai phương thức: quản lý đầu vào, và quản lý đầu ra.

Chi phí cho dịch vụ công thường được tính dựa trên số chi ngân sách bình quân đầu người. Nếu kinh phí tài trợ cho hoạt động cung cấp dịch vụ công phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, nhà nước thường áp dụng quản lý hoạt động của đơn vị theo phân cấp kinh phí đầu vào của đơn vị đó vì điều này đồng nghĩ với việc kiểm soát một bộ phận của chi ngân sách. Khi xã hội phát triển, dịch vụ công dành cho mọi đối tượng người dân được nâng giá trị, cùng tiến trình xã hội hóa dịch vụ công, ảnh hưởng của khu vực tư nhân vào quá trình cung dịch vụ công, xuất hiện các nguồn tài trợ khác ngoài ngân sách nhà nước, nhu cầu quản lý hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ được đặt ra đối với các nhà đầu tư, phát sinh xu thế cạnh tranh tương tự khu vực dịch vụ tư nhân dẫn đến cách quản lý hoạt động các đơn vị SNCL sẽ theo đầu ra.

1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà nước...mà các đơn vị SNCL được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Các cách phân loại tuy khác nhau đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn vị SNCL trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra các định hướng, mục tiêu phát triển của mỗi loại hình đơn vị phù hợp với từng thời kǶ.

Theo phân cấp quản lý ngân sách

Theo Quyết định số 90/2007 QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành "Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách" thì đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng NSNN:

- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao, thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I).

- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụng


10


NSNN), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách.

- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định (đơn vị sử dụng NSNN) [3].

Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính của các

đơn vị SNCL, các đơn vị SNCL bao gồm:

- Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, trong đó nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí.

- Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên, trong đó nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí. NSNN không phải cấp kinh phí cho các hoạt động chi thường xuyên của đơn vị.

- Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí).

- Đơn vị SNCL do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp) [10].

1.1.3. Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.3.1.Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Hoạt động của các đơn vị SNCL được duy trì và đảm bảo chủ yếu bằng nguồn NSNN và có nguồn gốc NSNN theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Do vậy, hoạt động của các đơn vị SNCL phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính công. Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị SNCL, bao gồm lên kế hoạch, lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách phải đảm bảo tính thống nhất để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo... Tổ chức kế toán của các đơn vị SNCL phải đảm bảo tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý tài chính theo quy định hiện hành. Do vậy, cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị SNCL góp phần tạo ra hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập, sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị SNCL. Công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí