3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 92
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93
3.4.1. Tính cần thiết 93
3.4.2. Tính khả thi 96
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 105
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
: Cán bộ giáo viên | |
CBQL | : Cán bộ |
CNH, HĐH | : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa |
DHNPT | : Dạy học nghề phổ thông |
GD&ĐT | : Giáo dục và Đào tạo |
GDHN | : Giáo dục hướng nghiệp |
GDNN - GDTX | : Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên |
GV | : Giáo viên |
HTTCDH | : Hình thức tổ chức dạy học |
KT - XH | : Kinh tế - xã hội |
THCS, THPT | : Trung học cơ sở, trung học phổ thông |
UBND | : Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 1
- Dạy Học, Nghề Phổ Thông, Dạy Học Nghề Phổ Thông
- Dạy Học Nghề Phổ Thông Ở Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Cấp Huyện
- Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 5
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV và học viên về tầm quan trọng
của DHNPT 44
Bảng 2.2: Mức độ nhận thức của CBQL, GV về nội dung dạy học nghề
phổ thông 46
Bảng 2.3: Các phương pháp được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học 48
Bảng 2.4: Các hình thức tổ chức được giáo viên sử dụng trong quá trình
dạy học 50
Bảng 2.5: Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An 52
Bảng 2.6 : Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng tổ chức
thực hiện dạy học nghề phổ thông 53
Bảng 2.7: Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên 55
Bảng 2.8: Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp quản lý hoạt động học của học viên 56
Bảng 2.9: Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp chỉ đạo dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN -GDTX huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng 59
Bảng 2.10: Đánh giá của các khách thể điều tra về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá dạy học
nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An 62
Bảng 2.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học nghề phổ thông
tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 66
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 94
Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các biện pháp 96
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước; thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo cơ hội học tập cho mọi người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm; vấn đề phát triển nguồn lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết hàng đầu. Sự thật là chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay.
Công tác dạy học hướng nghiệp nghề phổ thông có ý nghĩa rất to lớn, xét về mặt giáo dục đó là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội, góp phần vào việc cụ thể hóa các mục tiêu đào tạo của trường phổ thông và của các trung tâm GDNN - GDTX. Về ý nghĩa kinh tế thì hoạt động dạy học nghề phổ thông luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, hoạt động dạy học nghề phổ thông có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, thực hiện đường lối giáo dục trong đời sống xã hội.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phổ thông, điều đó được thể hiện trong Luật giáo dục 2005 “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”; Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” với mục tiêu chung là “Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế”; và gần đây nhất là Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 08 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục cũng đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ chủ yếu là “Đổi mới giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông”.
Trong thời gian qua, chất lượng dạy học nghề phổ thông ở các trung tâm GDNN - GDTX thuộc tỉnh Cao Bằng nói chung, trung tâm GDNN - GDTX ở huyện Hòa An nói riêng còn chênh lệch nhau khá lớn. Kết quả thi nghề phổ thông hàng năm chưa phản ánh đúng năng lực học nghề của học viên, tỷ lệ học viên đạt khá, giỏi cao so với khả năng hiện có; nhìn chung chất lượng và hiệu quả dạy nghề phổ thông của huyện còn thấp. Một trong những nguyên nhân là do biện pháp quản lý của Trung tâm chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập. Các cơ sở giáo dục có dạy nghề phổ thông cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động dạy còn hạn chế, chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông nhằm góp phần khắc phục những tồn tại, yếu kém và để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nghề phổ thông tại
trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã trở thành một nhu cầu cấp bách.
Xuất phát từ những điều nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học nghề phổ thông trên địa bàn Huyện.
3. Khách thể, đối tượng
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động dạy học nghề phổ thông thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng còn có những hạn chế, bất cập như: nội dung, hình thức tổ chức dạy học chưa phù hợp, phương pháp dạy học chưa kích thích được tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học viên…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về phía quản lý. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể điều tra: Khảo sát 109 khách thể, trong đó có 33 cán bộ quản lý và giáo viên, 76 học viên.
- Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao bằng.
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu lý luận về quản lý giáo dục nói chung và các tài liệu có liên quan đến quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX để xây dựng khung lý thuyết cho luận văn.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng 04 mẫu phiếu hỏi để thu thập thông tin cho đề tài: Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý trung tâm; Phiếu hỏi dành cho giáo viên; Phiếu hỏi dành cho học viên; Phiếu hỏi dành cho các chuyên gia.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại: chuẩn bị các câu hỏi liên quan cho các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và học viên; Trò chuyện với một số CBQL, GV và học viên của trung tâm để thu thập thêm thông tin cho đề tài.
7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động dạy học nghề phổ thông của giáo viên, học viên, công tác quản lý của Ban giám đốc trung tâm để thu thập thông tin thực tiễn về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia (các đồng chí lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Hòa An, các đồng chí cán bộ quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo đã giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở trung tâm) về việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học như tính điểm trung bình, tính phần trăm... để xử lý các số liệu điều tra.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.