Dạy Học, Nghề Phổ Thông, Dạy Học Nghề Phổ Thông

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC

THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN


1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế - xã hội. Giáo dục và Đào tạo thế hệ trẻ thành lực lượng lao động kỹ thuật là quá trình liên tục với nhiều thành tố của kiến thức, kỹ năng và thái độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, hướng tới hình thành, phát triển nhân cách toàn diện. Dạy học nghề cho học sinh phổ thông được coi là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

Các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục ở các nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề phân hóa trong giáo dục và coi đó là một nguyên tắc tất yếu trong dạy học. Song, có lẽ việc thu hút quan tâm nhiều nhất của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục của nhiều nước hiện nay chính là hướng nghiệp và dạy học nghề cho học sinh. Việc chọn nghề đứng đắn có ý nghĩa to lớn trong việc thích ứng nghề nghiệp, phát triển năng lực và tạo nên hứng thú động cơ đúng đắn trong lao động. Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, dẫn tới sự bùng nổ thông tin, làm cho các ngành nghề thay đổi liên tục. Điều đó buộc các nhà khoa học phải xem xét lại một số quan niệm truyền thống đã từng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử DHNPT. Vì thế, trong những năm gần đây các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục cho rằng nếu coi con người là trung tâm của hoạt động giáo dục, học tập và sản xuất thì cần phải xem xét lại công tác DHNPT dưới góc độ mới. Đó là cần được tiến hành trong cả quá trình phát

triển nghề nghiệp của con người, ở tất cả các giai đoạn của nó có tính đến ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ.

DHNPT được coi là một bộ phận cấu thành của quá trình GD&ĐT là một trong các định hướng hoạt động của nhà trường. Song phương hướng này chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi lãnh đạo nhà trường, các nhà quản lý cơ sở giáo dục biết tổ chức các mặt hoạt động một cách đồng bộ, cùng tác động vào người học nhằm hình thành nhân cách nghề nghiệp, kỹ năng và tay nghề cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nhiều công trình khoa học nghiên cứu của các nhà giáo dục các nước tập trung vào lĩnh vực dạy nghề. Nổi bật là các nước Đức, Liên Xô (cũ) và hiện nay khá phát triển ở Liên Bang Nga đã chính thức đưa hoạt động giáo dục, giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh.

Ở Cộng hòa liên bang Đức, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như Walfgang Schulzl lại xác định DHNPT là hoạt động dạy học lao động kỹ thuật nhằm làm sáng tỏ thêm những kiến thức có liên quan được truyền thụ cho học sinh, giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản nhất, dễ dàng phát triển, hòa nhập với cuộc sống lao động xã hội. Thông qua đó học sinh hình thành những kỹ năng lao động kỹ thuật, thể hiện quan điểm học đi đôi với hành. Việc quản lý DHNPT ở mô hình này được thực hiện toàn bộ trong phạm vi nhà trường phổ thông. Chính vì thế ở Đức không thể nào có một người gọi là thợ điện, thợ hồ, thợ cắt tóc hay bất cứ ngành nghề nào khác mà lại không có bằng cấp học nghề, nghĩa là đã tốt nghiệp học nghề theo quy định của nhà nước. Người học nghề còn phải học văn hóa, lại có cơ hội học thêm về quản trị xí nghiệp nếu họ muốn, để sau này tự khởi nghiệp [dẫn theo,1].

Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 3

Mô hình DHNPT ở Liên Xô cũ cũng có nét tương tự như ở Cộng hòa liên bang Đức. Ở đây các nhà khoa học sư phạm đã đề cập nhiều đến dạy nghề cho học sinh phổ thông; PP.Atutôp, Xia.Batustep, H.Sararinxki áp dụng phương

pháp thực hành lao động nghề nghiệp cho học sinh tại các xưởng trường, tại liên trường trong khu vực với các thiết bị máy móc thu nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tính năng sử dụng như các máy móc sản xuất ở nhà máy. Dạy nghề như trên đã liên hệ mật thiết với kiến thức trong kho tàng lý thuyết của học sinh, đồng thời hình thành những thao tác kỹ thuật, thao tác lao động nghề nghiệp, học sinh được liên hệ thực tiễn công việc thông qua việc làm quen với máy móc, tạo hứng thú cho học sinh. Việc quản lý mô hình DHNPT được thực hiện trong phạm vi nhà trường, xong khi áp dụng phương pháp liên trường thì một phần của công tác quản lý đã chuyển sang dạng phối hợp, kết hợp với bộ máy quản lý khác. Hoạt động không khép kín như ở Cộng hòa liên bang Đức [dẫn theo, 2].

Các nước tư bản phát triển cao như ở Mỹ, cũng định hướng phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT trong đó đào tạo nghề chiếm 24% vào những năm 1980 - 1990, 48% học sinh vào các trường dạy nghề và tham gia lao động sản xuất năm 1995. Còn ở Nhật, họ tìm cách đẩy mạnh việc hướng nghiệp - đào tạo dạy nghề cho lứa tuổi THCS lẫn THPT với nhiều phương thức linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý nhất trong đường lối chiến lược kỹ thuật lập quốc, nghĩa là dùng khoa học kỹ thuật để vươn tới, xây dựng đất nước Nhật Bản hùng mạnh về kỹ thuật. Như ở Hàn Quốc, có phát triển đáng kể như ngày nay là nhờ mô hình đào tạo nghề dựa trên những chính sách đào tạo ở trường trung học phổ thông vừa học vừa làm, nghĩa là trường chuyên đào tạo học sinh trở thành những người có năng lực trong nhiều ngành nghề khác nhau như sửa chữa ô tô, máy móc thiết bị, nấu ăn, công nghệ truyền thống, kĩ thuật y tế.... phương pháp đào tạo của họ là đưa chuyên gia ở các doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy cho học sinh, điều hành chương trình giáo dục đúng nhu cầu doanh nghiệp, liên kết với các cơ quan hướng nghiệp và cơ quan đào tạo nghề, chia sẻ với nhau về nền tảng vật chất, nguồn nhân lực và vốn tri thức sẵn có.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường thương mại tự do ASEAN năm 2003, APEC năm 2020, hệ thống đào tạo nghề ở Indonexia từ năm 1993 đã được nghiên cứu và phát triển mạnh. Trong đó, kết hợp đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp được quan tâm đặc biệt [6].

Năm 1999, ở Thái Lan Chính phủ đã nghiên cứu và xây dựng “Hệ thống hợp tác đào tạo nghề” để giải quyết tình trạng bất cập giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động, hướng tới phát triển nhân lực kỹ thuật trong tương lai [7].

Nhìn chung những công trình nghiên cứu về dạy học nghề, các mô hình dạy học nghề phổ thông ở nước ngoài đều chú ý việc cải cách mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất - kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lao động chuẩn bị nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, tức là đề cập tới giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó còn chưa chú ý tới cách tổ chức, quản lý dạy học nghề phổ thông.

1.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu đề cập đến vấn đề dạy học nghề phổ thông, chúng ta phải kể đến tác giả Nguyễn Văn Hộ đề cập đến vấn đề “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam” [8]. Trong đó tác giả xây dựng luận chứng cho hệ thống hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề xuất hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sản xuất hướng nghiệp - dạy nghề, các lực lượng khác tham gia vào công tác GDHN và DHNPT cho học sinh phổ thông.

Tác giả Phạm Tất Dong cũng đã đề cập đến vấn đề “Đổi mới công tác hướng nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường. Quán triệt chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, đẩy mạnh việc củng cố phát triển các trung tâm Kinh tế tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề” [4], đã nghiên cứu khuynh hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông và các chương trình hướng nghiệp, dạy nghề chính khóa cho các trường đã ra đời.

Trong luận án tiến sĩ Giáo dục học “Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [7], tác giả Trần Khắc Hoàn đã đề xuất phương thức tổng quát và xây dựng các giải pháp quản lý cụ thể thực hiện kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các giải pháp chỉ dừng lại ở mức khái quát do đó cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước ở phạm vi vùng miền rộng hơn, qui mô lớn hơn, bậc và ngành nghề đào tạo đa dạng hơn.

Nghiên cứu về “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [15] của tác giả Phan Chính Thức đã đi sâu nghiên cứu đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới của đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Các tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến đã có nghiên cứu về “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” [3]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật ở Việt Nam. Những nội dung về nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy học nghề, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, kiểm định các nghề trong trường nghề, đáp ứng nhân lực lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đảm bảo đầu tư cho dạy nghề, nhất là dạy học nghề ở các trường phổ thông.

Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về “Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp” [11]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận diện những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, từ chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, tác phong nghề ngiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Tác giả Phan Chính Thức đã có nghiên cứu về “Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong hội nhập khu vực ASEAN“ [16]. Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến chuẩn năng lực của cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp, xây dựng khung chuẩn năng lực giáo viên của cán bộ quản lý; đưa ra một số mô hình khung năng lực tiêu chuẩn của cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và quy trình thực hiện xây dựng chuẩn năng lực.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề và công tác quản lý dạy học nghề phổ thông tại các đơn vị trường học. Tuy nhiên, còn rất ít công trình đề cập tới vấn đề quản lý dạy học nghề phổ thông tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau:

Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện phát triển của đối tượng” [5].

Theo Nguyễn Minh Đắc “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nẩy sinh khi con người lao động và sinh hoạt tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể. Trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức ” [6].

Tác giả Trần Kiểm thì quan niệm “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [9].

Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Từ Điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản năm 1992 [13], quản lý có nghĩa là: trông coi và giữ gìn theo yêu cầu nhất định; tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.

Những định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều thể hiện 4 yếu tố cơ bản của quản lý là: hướng tới các mục tiêu; thông qua con người; với kỹ thuật và công nghệ; thực hiện trong một tổ chức nhất định [5].

Như vậy có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.2. Dạy học, nghề phổ thông, dạy học nghề phổ thông

1.2.2.1. Dạy học

Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức, giáo viên thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ học vấn, phát triển phẩm chất, năng lục và hoàn thiện nhân cách.

Như vậy, có thể hiểu: Dạy học là quá trình tương tác giữa thầy và trò nhằm truyền đạt - điều khiển và lĩnh hội- tự điều khiển tri thức, giúp người học phát triển về trí tuệ, hoàn thiện về nhân cách.

Nhìn từ cách tiếp cận hệ thống thì quá trình dạy học là một hệ thống tương tác chặt chẽ với nhau giữa các thành tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy và người học. Các thành tố này tương tác với nhau, thâm nhập và đan xen vào nhau để thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.

Dạy học được xem như một hoạt động gắn liền với hoạt động giáo dục. Mục tiêu của hoạt động dạy học là phát triển toàn diện nhân cách người học. Bản chất của hoạt động dạy học là thể hiện sự thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, có sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động “dạy” và hoạt động “học” trong quá trình triển khai hoạt động dạy học. Đó là quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò, chủ thể hoạt động dạy là giáo viên, chủ thể hoạt động học là học sinh. Quá trình vận động tích cực, sáng tạo

của thể này làm cho chủ thể kia phát triển, hoàn thiện về phẩm chất, năng lực, đồng thời chính chủ thể này cũng hoàn thiện mình hơn thông qua việc soi mình vào chủ thể kia, tiếp nhận phản hồi từ chủ thể kia để điều chỉnh. Hoạt dộng dạy và học của thầy và trò nếu phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp sẽ phát huy tối đa khả năn sáng tạo của học sinh, giúp họ trưởng thành hơn qua quá trình học. Sứ mệnh của người thầy trong hoạt động dạy là khơi dậy, phát huy tối đa tiềm năng của học sinh bằng cách thiết kế, tổ chức các hoạt động học một cách hợp lý và luôn quan sát, thu nhận thông tin phản hồi từ người học để có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.

Như vậy, có thể hiểu: Hoạt động dạy học là quá trình tương tác có tính thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên (hoạt động dạy), học sinh thực hiện hoạt động học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

1.2.2.2. Nghề phổ thông

Trong đời sống sản xuất của xã hội, trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo công nhân chúng ta thường nói đến khái niệm đó là nghề. Những chuyên môn có đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.

Vậy, có thể hiểu: Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau.

Nghề là một lĩnh vực lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra của cải vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề thường dược hiểu là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người. Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023