Kết luận chương 1
Dạy học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động học tập nhằm hình thành phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù của môn Vật lý và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản của người công dân đó là yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
Quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình phổ thông 2018 là quá trình Hiệu trưởng thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý: (1)Lập kế hoạch dạy học môn Vật lý bao gồm kế hoạch dạy học lý thuyết; kế hoạch dạy học thực hành thí nghiệm; kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp, giáo dục STEM; kế hoạch dạy học theo chủ đề tự chọn; kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy học phân hóa theo định hướng nghề nghiệp vv…(2) Tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, nền nếp dạy học; đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Vật lí; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên vv…(3) Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học Vật lí. Quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình dạy học mới chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mang tính chất quyết định.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Móng Cái là một thành phố biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh với toạ độ địa lý: Từ 21o10' đến 21o39' vĩ độ Bắc; từ 107o43' đến 108o40' kinh độ Đông. Móng Cái có phía Bắc và Đông Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Phía Đông - Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông; Phía Tây Bắc giáp huyện Hải Hà. Phía Bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển. Thành phố có đường biên giới trên đất liền 72 km tiếp giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn của miền nam Trung Quốc, có 50 km bờ biển.
Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển. Địa hình thành phố bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi cao phía Bắc; vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều.
Với dân số trên 10 vạn người, Móng Cái có 5 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Dao, Tày, Hoa, Sán Dìu. Các dân tộc anh em cộng cư trên 17 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường và 9 xã), gồm: Hoà Lạc, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Trần Phú, Hải Yên, Hải Hoà, Bình Ngọc, Hải Sơn, Hải Xuân, Vạn Ninh, Hải Đông, Hải Tiến, Quảng Nghĩa, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Bắc Sơn. So với một số địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh, thành phố Móng Cái có những thuận lợi nhất định để phát triển nền giáo dục.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Trường Thpt
- Thực Trạng Về Hình Thức, Phương Pháp Dạy Học Vật Lí Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Lập Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Ở Các Trường Thpt Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thpt Thành Phố Móng Cái
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông thành phố Móng Cái nói chung và giáo dục THPT thành phố Móng Cái nói riêng, hiệu trưởng có vai trò quan
trọng. Thành phố Móng Cái có 3 trường THPT phân bố trên địa bàn: Trường THPT Trần Phú (Đường Hùng Vương, Phường Ka Long); Trường THPT Chu Văn An (Phường Trần Phú); Trường THPT Lý Thường Kiệt (Thôn 8, Xã Hải Tiến). Tất cả các trường đều có hiệu trưởng. Không có trường THPT nào phải do một phó hiệu trưởng phụ trách. Đây là một thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của các trường THPT trên địa bàn thành phố. Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Móng Cái là một trong những nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, trước hết là nâng cao chất lượng giáo dục.
Về mặt trình độ, trình độ mọi mặt của đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT thành phố Móng Cái đều đạt chuẩn theo quy định, song năng lực quản lý của hiệu trưởng còn có những hạn chế, bất cập trong thực tiễn. Những hạn chế trong năng lực quản lý của các Hiệu trưởng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của các Hiệu trưởng và chất lượng hoạt động của nhà trường.
Từ cuối năm 2018, sau khi Bộ GD&ĐT chính thức công bố chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới, CBQL và giáo viên các trường THPT thành phố Móng Cái đã có những hoạt động chuẩn bị bước đầu cho việc triển khai CTGDPTM. Về lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, mục tiêu đến tháng 7/2020, 100% cơ sở giáo dục tiểu học trong toàn tỉnh phải chuẩn bị xong các điều kiện cần thiết để năm học 2020-2021, khối 1 sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Còn đối với các trường THPT, từ năm học 2022 - 2023 bắt đầu triển khai với lớp 10; từ năm học 2023-2024 bắt đầu triển khai với lớp 11; và từ năm học 2024 - 2025 bắt đầu triển khai với lớp 12.
Để chuẩn bị cho việc thay đổi này, thời gian qua, cùng với toàn ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, các trường THPT trên địa bàn thành phố Móng Cái đã nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp, trên cơ sở phù hợp với tình hình, điều kiện
thực tế của nhà trường và địa phương. Các hoạt động thiết thực chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện CTGDPTM đang từng bước được tiến hành. Các trường THPT thành phố Móng Cái đang tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, với mục tiêu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của thành phố.
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phổ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng dạy học Vật lý và quản lý dạy học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí để nâng cao chất lượng dạy học và triển khai thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
i) Đối tượng khảo sát:
- Cán bộ quản lý cấp Sở (Lãnh đạo sở; cán bộ phụ trách đảm bảo chất lượng; cán bộ thanh tra phụ trách theo dõi) và lãnh đạo, chuyên viên Phòng Trung học tổng cộng gồm 8 người; Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Móng Cái: 3 người; Phó Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Móng Cái: 6 người; Trưởng bộ môn khoa học tự nhiên, nhóm trưởng chuyên môn Vật lí các trường THPT thành phố Móng Cái: 5 người. Tổng cộng là 22 cán bộ quản lý các cấp.
- Giáo viên Tổ Vật lí - công nghệ ở các trường THPT thành phố Móng Cái: 23 người; Giáo viên khoa học tự nhiên (Hóa, Sinh của 3 trường ) tham gia dạy liên môn khoa học Tự nhiên 8 người; Giáo viên dạy Vật lí hệ văn hóa của trường Cao đẳng nghề trên địa bàn là 3 giáo viên. Tổng số giáo viên khảo sát là 34 người.
- Học sinh các trường THPT thành phố Móng Cái: 150 học sinh
* Địa bàn khảo sát
Các trường THPT trên địa bàn thành phố Móng Cái. Cụ thể, các trường THPT được lựa chọn để khảo sát là:
1. Trường THPT Trần Phú (Đường Hùng Vương, Phường Ka Long, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
2. Trường THPT Chu Văn An (Phường Trần Phú, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
3. Trường THPT Lý Thường Kiệt (Thôn 8, Xã Hải Tiến, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
2.1.2.3. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2.3. Phương pháp và cách ử lý số liệu khảo sát
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lý.
Cách xử lý số liệu:
Các phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Để đưa ra những nhận xét có căn cứ, tác giả quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ như sau:
Mức độ tốt: 3 điểm
Mức độ Trung bình: 2 điểm. Mức độ không tốt: 1 điểm
Dữ liệu từ các phiếu được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, tính giá trị trung bình. Từ đó, phân tích và rút ra các kết luận về thực
trạng được khảo sát. Với thang điểm quy ước như trên, điểm chênh lệch của mỗi mức độ đạt được là 0.66, cụ thể như sau:
Mức tốt/ Rất ảnh hưởng: 2.33 ≤ ĐTB ≤ 3
Mức Trung bình/ Ảnh hưởng: 1.67 ≤ ĐTB ≤ 2.32 Mức không tốt/ Không ảnh hưởng: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.66
2.2. Thực trạng dạy học môn Vật lí theo chương trình phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Sự khác biệt giữa chương trình dạy học Vật lý hiện hành với chương trình phổ thông mới ở trường Trung học phổ thông
Nghiên cứu chương trình Vật lý hiện hành và chương trình Vật lý 2018 ở trường THPT cho thấy sự khác biệt sau đây:
(1) Phần mở đầu: Nội dung mới, chưa được đề cập và ít được quan tâm, Giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ trước khi dạy phần này.
(2). Phần nội dung Động học: Đã được thể hiện trong chương trình Vật lí 10 hiện hành
(3). Phần nội dung Động lực học: Nội dung tương tự chương 2 Vật lý 10, Điểm khác: Cách sắp xếp nội dung khác nhau. Chương trình mới có cách sắp xếp hợp lí và logic hơn. Là nội dung trọng tâm của chương trình Vật lý 10, học sinh cần nắm vững bản chất để giải thích hiện tượng thực tế và giải bài tập.
(4). Phần nội dung Công, năng lượng và công suất: Kiến thức của chương này nhìn chung hoàn toàn giống với chương trình Vật lý 10 hiện hành. Bổ sung thêm một số kiến thức mới về hiệu suất và ứng dụng thực tế của liên hệ công suất với tích của lực và vận tốc.
(5). Phần nội dung Biến dạng của vật rắn: Giữ nguyên như chương trình hiện hành
(6). Phần nội dung Chuyên đề Vật lí trong một số ngành nghề: Nội dung mới, chưa được đề cập và ít được quan tâm trong CT hiện hành. Có ý nghĩa lớn trong tạo hứng thú và định hướng học tập cho học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ trước khi dạy phần này.
43
(7). Phần nội dung Chuyên đề Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường: Kiến thức phần này còn mới nên sẽ gặp khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Nội dung liên hệ thực tế hấp dẫn, giúp học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường trong tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
(8) Phần nội dung Trái Đất và bầu trời: Nội dung kiến thức của chương này còn khá mới, một số ít nằm ở chương cuối Vật lý 12 nhưng đã được giảm tải. Nội dung hấp dẫn, có ý nghĩa lớn trong tạo hứng thú và định hướng học tập cho học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ trước khi dạy phần này.
(9) Phần nội dung Sóng: Nội dung có tính hệ thống. Phát triển từ CT hiện hành bằng cách kết hợp cả 2 chương của lớp 12 và dạy ở lớp 11 và bổ sung thêm một số nội dung mới. Định hướng dạy học: tiếp cận hệ thống, không đi sâu vào kiến thức hàn lâm. Là phần gây khó khăn cho GV theo chủ nghĩa kinh nghiệm, nặng về dạy nội dung (Đòi hỏi người học phải biết về dao động mới dạy học được): Là phần cần chú ý khi bồi dưỡng giáo viên.
(10). Phần nội dung Dao động: Nội dung có tính hệ thống. Phát triển từ CT hiện hành bằng cách kết hợp cả 2 chương của lớp 12 và dạy ở lớp 11 và bổ sung thêm một số nội dung mới. Định hướng dạy học: tiếp cận hệ thống, không đi sâu vào kiến thức hàn lâm.
(11). Phần nội dung Trường điện: Trong chương trình hiện hành, có sắp xếp cấu trúc lại về hệ thống.
(12). Phần nội dung Dòng điện, mạch điện: Có bổ sung thêm một số nội dung mới so với chương trình hiện hành. Các bài tập mới được bổ sung thêm là các bài tập nâng cao, đòi hỏi học sinh phải nắm được bản chất thì mới có thể giải được. Một số nội dung được phát triển từ chương trình Vật lý 9 hiện hành.
(13) Phần nội dung Chuyên đề trường hấp dẫn: Trình bày kĩ hơn về trường hấp dẫn so với chương trình Vật lý 10 hiện hành, là phần mở rộng cho HS có năng lực vật lí. Bổ sung thêm một số công thức kiến thức mới, có sự tương tự với chương 3 và 4 của chương trình Vật lý 11 mới để học sinh thấy được sự liên quan khi chứng minh công thức.
(14) Phần nội dung Chuyên đề truyền thông tin bằng sóng vô tuyến: Bổ sung nội dung mở rộng, chuyên sâu. Giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ thì mới có thể dạy được phần này.
(15) Phần nội dung Chuyên đề mở đầu về điện tử học: Nội dung mới, có tính liên thông với môn Công nghệ. Quan tâm ở góc độ nguyên tắc Vật lí. Cần phải bổ sung thêm kiến thức về các thuật toán và một số dụng cụ thực hành như mạch điện tử, cảm biến (sensor) để có thể dạy và học tốt chương này.
(16) Phần nội dung Vật lý nhiệt: Kiến thức ở chương này được bổ sung thêm một số kiến thức mới và các bài thực hành mới. Cần phải bổ sung thêm các dụng cụ thực hành cho chương này. Học sinh cần phải xem lại một số kiến thức của lớp 8 để học tốt chương này.
(17). Phần nội dung Khí lí tưởng: Nội dung chương này mở rộng nhiều so với chương trình hiện hành, có đề xuất yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cao hơn.
(18). Phần nội dung Hiện tượng điện từ: Trong chương trình hiện hành: Kiến thức của chương này là tổng hợp của chương 2 và 4 của chương trình Vật lý 11. Bổ sung thêm một số ứng dụng thực tế và phương pháp mới để đo cảm ứng từ, do đó cần phải bổ sung thêm các dụng cụ thực hành để có thể học tốt chương này.
(19) Phần nội dung Vật lí hạt nhân và phóng xạ: Kiến thức này hoàn toàn giống với chương trình của lớp 12 của chương trình hiện hành ; Bổ sung thêm một số ứng dụng của hạt nhân trong công nghiệp.
(20). Phần nội dung Chuyên đề dòng điện xoay chiều: Nội dung giảm tải so với chương trình cũ. Thêm nội dung chỉnh lưu dòng điện xoay chiều sử dụng điốt. (21). Phần nội dung Chuyên đề Vật lí lượng tử và ứng dụng: Nội dung giảm tải so với chương trình cũ. Các tiếp cận nội dung theo hướng tiếp cận Vật
lí hiện đại.
(22). Phần nội dung Chuyên đề một số ứng dụng của vật lí trong chuẩn đoán y học: Nội dung mới, có tính thực tiễn, được nâng cao và bổ sung thêm từ