Thực Trạng Về Hình Thức, Phương Pháp Dạy Học Vật Lí Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh

kiến thức cũ của Vật lý 12. Bổ sung nội dung mới như chụp ảnh cắt lớp, chụp cộng hưởng từ,…thì đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu kỹ trước khi dạy.

Khi khảo sát trên 35 giáo viên và cán bộ quản lý cho thấy hầu hết giáo viên chưa quan tâm sâu tới các nội dung về sự khác biệt giữa chương trình dạy học mới so với chương trình hiện hành, giáo viên trả lời một số nội dung đã được triển khai theo tinh thần công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo về giảm tải và bổ sung kiến thức mới.

2.2.2. Thực trạng về hình thức, phương pháp dạy học Vật lí ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 1,2,3 để khảo sát về Thực trạng hình thức, phương pháp hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái, xử lý số liệu cho kết quả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thực trạng hình thức, phương pháp dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái

Các nội dung đổi mới phương pháp, hình thức dạy học

Mức độ thực hiện

Tổng số khách thể


Tổng số

điểm


X

Tốt

Trung bình

Không tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Dạy học môn Vật lí phù hợp đặc điểm, năng

lực HS từng lớp


28


84


76


152


102


102


206


338


1,64

2. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT trong dạy

học Vật lí


32


96


122


244


52


52


206


392


1,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 8

Mức độ thực hiện

Tổng số khách thể


Tổng số

điểm


X

Tốt

Trung bình

Không tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

3. Hướng cho HS hoạt động tích cực, yêu cầu HS tự giác, rèn luyện khả năng tự học

môn Vật lí


28


84


92


184


86


86


206


354


1,72

4. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí (trong lớp, ngoài lớp, trên phòng thí nghiệm, ngoài

thực địa)


18


54


76


152


112


112


206


318


1,54

5. Tổ chức dạy học Vật lí theo hướng tích hợp

liên môn


24


72


76


152


106


106


206


330


1,60

6. Tổ chức dạy học Vật lí theo hướng giáo dục

STEM


15


45


85


170


106


106


206


330


1,56

7.Đổi mới phương pháp dạy học Vật lí gắn với đổi mới kiểm tra

- đánh giá kết quả

học tập của HS


18


54


26


52


162


162


206


268


1,30

Trung bình chung

1,62

Các nội dung đổi mới phương pháp, hình thức dạy học

Bảng kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện các hình thức, phương pháp dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái là một khâu còn nhiều hạn chế. Điểm trung bình chung của các nội dung đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức dạy học Vật lí chỉ đạt 1,62 - tức là ở mức “Không tốt”.

Một số nội dung được nhận định là chưa được thực hiện tốt như: “Dạy học môn Vật lí phù hợp đặc điểm HS từng lớp”; “Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí (trong lớp, ngoài lớp, trên phòng thí nghiệm, ngoài thực địa)” và “Đổi mới phương pháp dạy học Vật lí gắn với đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS”.

Các hình thức tổ chức dạy học vật lí theo hướng tích hợp liên môn và dạy học Vật lí theo hướng giáo dục STEM chưa được giáo viên quan tâm thực hiện tốt, mặc dù đây là những hình thức tổ chức dạy học chiếm ưu thế trong phát triển năng lực chung và năng lực Vật lí cho học sinh THPT và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có công văn triển khai các hoạt động trên.

Tiến hành phỏng vấn sâu với giáo viên dạy Vật lí, các thầy cô cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các thầy/cô còn dạy Vật lí một cách khá đơn điệu, lí thuyết. Trong đó có 2 nguyên nhân căn bản: Một là, giáo viên lâu năm đã quen với cách dạy “truyền thống” lí thuyết, thiếu trực quan và có tâm lý coi nhẹ các hoạt động thực hành, thí nghiệm. Hai là, trang thiết bị và không gian thực hành, thí nghiệm của nhà trường cũng chưa đáp ứng ở mức tốt để tiến hành các hoạt động giáo dục môn Vật lí đa dạng, dẫn đến nhiều thầy cô muốn đổi mới giờ dạy, muốn đa dạng hóa hình thức truyền đạt kiến thức Vật lí của mình nhưng lại không có môi trường thuận lợi để thực hiện.

Khi đặt bảng kết quả khảo sát trên với bảng kết quả khảo sát các mặt thực trạng khác, chúng tôi càng thêm cơ sở để khẳng định: Việc thực hiện các hình thức, phương pháp dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái cần được điều chỉnh để có chất lượng tốt hơn.

2.2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái

Sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 1,2,3 để khảo sát đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái, kết quả khải sát thu được thể hiện qua bảng

2.2 sau đây:

Bảng 2.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái


Các tiêu chí

Mức độ thực hiện

Tổng số khách

thể

Tổng số

điểm


X

Tốt

Trung bình

Yếu

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra - đánh giá theo tiếp cận năng lực trong dạy

học môn Vật lí


28


84


101


202


57


57


206


343


1,67

2. Thiết kế nội dung kiểm tra môn Vật lí phù

hợp


50


150


156


312


0


0


206


462


2,24

3. Đa dạng hóa hình thức kiểm tra HS trong dạy

học môn Vật lí


50


150


101


202


55


55


206


407


1,96

4. Đánh giá qua thực hành, thí nghiệm và nghiên cứu tạo ra sản phẩm của

học sinh


18


54


26


52


162


162


206


268


1,30

Các tiêu chí

Mức độ thực hiện

Tổng số khách

thể

Tổng số

điểm


X

Tốt

Trung bình

Yếu

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

5. Sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh hoạt động học tập môn Vật

lí của HS


32


96


140


280


34


34


206


410


1,99

6. Sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học môn Vật

lí của GV


33


99


141


282


32


32


206


413


2,00

Trung bình chung

1,86



Bảng kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái được đánh giá ở mức độ trung bình.

Điểm trung bình của các tiêu chí không có sự chênh lệch lớn. Một số nội dung có đánh giá mức độ thực hiện tốt hơn như: Việc thiết kế nội dung kiểm tra môn Vật lí phù hợp hay việc sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học môn Vật lí của GV đạt 2.24 điểm.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh, được biết: Sau các bài kiểm tra, sau mỗi học kì, các thầy cô giảng dạy môn Vật lí đều có sự điều chỉnh trong hoạt động dạy học như điều chỉnh lại cách thức truyền đạt kiến thức; phân loại nhóm đối tượng học sinh để tổ chức dạy học phù hợp; kèm cặp thêm các học sinh yếu kém môn Vật lí và bồi dưỡng nâng cao cho các học sinh học Khá - giỏi.

Những nội dung có đánh giá mức độ thực hiện khá thấp như: “Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra - đánh giá trong dạy học môn Vật lí” đạt điểm trung bình là 1.67 điểm; hay “Đa dạng hóa hình thức kiểm tra HS trong dạy học môn Vật lí” có điểm trung bình là 1.96 điểm đạt điểm trung bình chung là 1.30 điểm. Nghiên cứu hệ thống đề thi kiểm tra môn Vật lý ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho thấy các đề thi, kiểm tra còn nặng về kiểm tra, kiến thức, chưa quan tâm sâu đến đánh giá trình độ vận dụng và khả năng sáng tạo của người học và chưa gắn với tình huống cải tạo thực tiễn của học sinh.

Đặc biệt là hình thức đánh giá qua thực hành, thí nghiệm, đánh giá nghiên cứu tạo ra sản phẩm của học sinh chưa được thực hiện ở mức trung bình điều này thể hiện trong hạn chế về đánh giá theo tiếp cận năng lực. Bởi đánh giá năng lực học sinh phải đánh giá thông qua sản phẩm học sinh làm ra, gắn với bối cảnh hoạt động của học sinh để tạo ra sản phẩm.

Hạn chế trên nằm trong mối liên hệ với hạn chế về việc đổi mới phương pháp và đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí. Hình thức và phương pháp dạy học Vật lí chậm được đổi mới thì việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng chậm được đổi mới. Do đó, đổi mới hình thức và phương pháp dạy học Vật lí phải đi đôi với việc đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Vật lí.

Nhận xét đánh giá chung: Nội dung, phương pháp hình thức kiểm tra, đánh giá môn Vật Lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã có sự đổi mới, tuy nhiên chưa thực sự gắn với đánh giá năng lực học sinh còn nặng đánh giá kiến thức đạt được ở học sinh.

2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất đáp ứng dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái

Thực trạng cơ sở vật chất đáp ứng dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng là kết quả từ việc

khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THPT thành phố Móng Cái.

Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất đáp ứng dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái‌


Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Mức độ đáp ứng

Tổng số khách thể


Tổng số

điểm


X

Tốt

Trung bình

Không tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Cơ sở vật chất

dùng chung

68

204

122

244

16

16

206

464

2,25

2. Các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh trong

dạy học Vật lí


30


90


131


262


45


45


206


397


1,93

3. Các thiết bị

dùng để thực hành Vật lí


50


150


101


202


55


55


206


407


1,96

4. Phòng thực

hành Vật lí

0

0

76

152

130

130

206

282

1,37

Trung bình chung

1,88

Như đã trình bày ở các khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu, là địa bàn thành phố, nên các trường THPT thành phố Móng Cái có những điều kiện thuận lợi hơn so với nhiều địa bàn khác trong tỉnh về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục.

Tuy nhiên, bảng kết quả khảo sát lại cho thấy cơ sở vật chất phục vụ dạy học Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái chưa thật sự tốt. Phần lớn các trường có các bộ thí nghiệm tối thiểu cần thiết. Chưa trường nào có phòng thí nghiệm Vật lí riêng. Các lớp học từng bước được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy (trang bị máy tính, máy chiếu). Về mặt số

lượng, cơ sở vật chất phục vụ dạy học Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái được đáp ứng ở mức độ cơ bản.

Tuy nhiên, quá trình khảo sát bằng quan sát thực tế tại các trường, chúng tôi thấy rằng trong các thiết bị thí nghiệm phục vụ cho việc dạy học môn Vật lí, nhiều thiết bị bị hỏng, một số đã cũ và không đồng nhất. nghiên cứu sổ nhật ký theo dõi quản lý sử dụng phòng thí nghiệm, thực hành, chúng tôi nhận thấy mức độ thường xuyên sử dụng các thiết bị phục vụ giảng dạy môn Vật lí ở các trường cũng không thường xuyên thậm chí còn ít khi sử dụng, có nghĩa là tình trạng dạy “chay”, diễn giảng lí thuyết, thiếu minh họa và hạn chế trong thực hành, thí nghiệm khá phổ biến ở các trường THPT thành phố Móng Cái, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành phát triển năng lực của học sinh. Với một môn học đòi hỏi học qua thực hành, thí nghiệm và năng lực vận dụng như môn Vật lí, thực trạng này cần phải được khắc phục để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Lập kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phổ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Sử dụng câu hỏi phần phụ lục 1 và phụ lục 2 khảo sát trên 56 cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT và giáo viên dạy Vật Lí hệ văn hóa THPT của trường CĐ nghề về công tác lập kế hoạch dạy học của các nhà trường, kết quả thu được ghi ở bảng 2.4.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí