Sơ Lược Lịch Sử Vấn Đề Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí


8. Cấu trúc nội dung các chương của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT

Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long


CHƯƠNG 1‌

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ TRƯỜNG THPT

1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài‌

Hoạt động dạy học luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới với mục tiêu là tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần xây dựng và phát triển đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 3

Trong các thời kì khác nhau, hoạt động dạy học được nhiều nhà nghiên cứu xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học,… khác nhau, nhưng mục tiêu đều hướng vào người học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và hoạt động học (Hà Nhật Thắng và Đào Thanh Tâm, 1998).

Socrate (469 – 399 TCN): Ông theo trường phái duy tâm chủ quan. Nổi tiếng về sự hoài nghi và cách dạy học hỏi – đáp để tìm ra chân lí. Phương pháp dạy học hỏi – đáp được gọi là “thuật đỡ đẻ” hay là “phương pháp Socrate”.

Platon (427 – 348 TCN): Giáo dục giúp cho con người có lí trí, giáo dục có tính chọn lọc cho phù hợp với khả năng của từng người, ai giỏi thì được học lên mãi. Người giỏi nhất sẽ được chọn để đứng đầu Nhà nước. Ông đánh giá rất cao vai trò của giáo dục, xem giáo dục là nhiệm vụ của tất cả mọi người, của toàn xã hội, giáo dục con người là cả một quá trình lâu dài.

Khổng Tử (551 – 479 TCN): Ông quan niệm mục đích giáo dục là nhân nghĩa trung chính. Quân tử phải học đạo để thương người, trị người; tiểu nhân học đạo để dễ sai khiến, biết phục tùng; giáo dục làm cho dân giàu nước mạnh; giáo dục phục vụ chính trị “đức trị” và “tu thân”. Nội dung giáo dục là Đạo - đức với trung tâm là Nhân.

Makarenkô (1888 – 1939): Mục tiêu giáo dục lí tưởng sư phạm; giáo dục nhân cách, nghề nghiệp, tính cách, phẩm chất cá nhân liên quan đến cuộc sống cá nhân và xã hội Cộng sản. Nội dung giáo dục: giáo dục trí tuệ sáng tạo lợi ích; giáo dục đạo đức: nền nếp, kỉ luật tự giác, chủ nghĩa tập thể; giáo dục lao động: tập thể, lợi ích


chung, vận dụng tri thức, đạo đức lao động; giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ.

John Deway (1859 – 1952): Ông là người đi tiên phong trong phong trào vận động cải cách giáo dục và là đại biểu của lí luận giáo dục hiện đại. Ông kêu gọi sự gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, dân chủ là tự do, nhà trường là xã hội, giáo dục là cuộc sống, lấy hoạt động của người học làm chính yếu. Ông xây dựng một nền giáo dục mang tính hiệu quả và lợi ích, tính chủ động của người học và liên hệ với đời sống. Ông chủ trương đưa chủ đề học vào kinh nghiệm thực tế, nhưng để dạy được như thế đòi hỏi phải có những giáo viên giỏi, họ phải là những người có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết thấu đáo chủ đề học, được đào tạo đầy đủ về tâm lí học lứa tuổi và sư phạm, khéo léo trong kĩ thuật đưa ra những tác nhân kích thích cần thiết để chủ đề học trở thành một phần trong sự trải nghiệm ngày càng mở rộng của học sinh.

Ngày 15/5/2012, tại Liên Hợp Quốc, UNESCO đã tổ chức hội thảo với tiêu đề “Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng” qua đó khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở tất cả các khu vực trên toàn cầu.

Như vậy, lí luận về HĐDH và lí luận về quản lí HĐDH là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu sư phạm trên thế giới quan tâm. Trong đó, việc kết hợp giáo dục trí dục với đạo đức là yêu cầu tất yếu của giáo dục toàn diện.

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước‌

Ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu về hoạt động dạy học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:

Nghiên cứu về vị trí vai trò của việc tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học, bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học; đổi mới nội dung và đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học có nhà sư phạm nổi tiếng là Trần Kiểm (Trần Kiểm, 1997).

Nghiên cứu sâu về đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với đời sống thực tế, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm có Phạm Viết Vượng (Phạm Viết Vượng, 2007).


Nghiên cứu về các biện pháp quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục có Đặng Quốc Bảo (Đặng Quốc Bảo, 2010).

Nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường với “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục” (Trần Kiểm, 2008).

Nghiên cứu về công tác quản lí giáo dục trong nhà trường có thể kể đến các công trình của các tác giả như: Nguyễn Ngọc Quang (Nguyễn Ngọc Quang, 1998), Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 1996) đã nhấn mạnh vai trò của quản lí dạy học trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường phổ thông, có thể kể đến các công trình như: “Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM” (Trần Khánh Đức, 2004); “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lí nhà trường” (Đặng Quốc Bảo, 2007); “Những vấn đề cơ bản của Giáo dục học hiện đại” (Thái Duy Tuyên, 1999); Tác giả Trần Kiểm với những tài liệu, giáo trình chuyên khảo về khoa học quản lí giáo dục như: “Khoa học quản lí nhà trường phổ thông” (Trần Kiểm, 2008); “Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” (Trần Kiểm, 2008); “Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục” (Trần Kiểm, 2008)… đã kế thừa thành tựu của những người đi trước và đồng nghiệp, bổ sung, cập nhật và sắp xếp thành một hệ thống nhất định những vấn đề về lí luận và thực tiễn có liên quan đến khoa học quản lí giáo dục.

Thời gian gần đây đã có một số Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường THPT như: tác giả Tòng Thế Long với Biện pháp quản lí hoạt động dạy học Vật lí trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc; tác giả Lê Bá Long với Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa,...

Vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường luôn được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0 khoa học kĩ thuật ngày càng được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực thì hoạt động dạy và học nhất là môn Vật lí càng được quan tâm đầu tư, xây dựng để phù hợp và theo kịp thời đại. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều


kết quả được công bố có thể khác nhau nhưng đều có điểm chung là khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường nhất là các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng trong các cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, ở tỉnh Vĩnh Long nói chung và ở huyện Trà Ôn nói riêng hiện nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về vấn đề quản lí hoạt động dạy học bộ môn Vật lí ở các trường THPT trong bối cảnh toàn ngành đang thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW. Vì lí do trên, tôi muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để có đủ cơ sở thực tiễn đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí phù hợp với điều kiện thực tế của huyện nhà, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài‌

1.2.1. Quản lí‌

Quản lí là một hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu và đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển trong mọi quốc gia, mọi tổ chức và quản lí đã trở thành hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Chúng ta, tìm hiểu một số khái niệm quản lí ở các nhà nghiên cứu sau:

Theo tác giả Nguyễn Văn Lê: Quản lí với tư cách là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và cho từng thành tố của hệ (Nguyễn Văn Lê, 1995).

Theo tác giả Trần Khánh Đức: Quản lí là hoạt động có ý thức của con người, nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và sự phối hợp hành động của một nhóm hay một cộng đồng người để đạt các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất (Trần Khánh Đức, 2010).

Theo định nghĩa của các tác giả trong tác phẩm: “Khoa học tổ chức và quản lí

- một số vấn đề lí luận và thực tiễn”. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lí - NXB Thống Kê - Hà Nội - 1999 thì quản lí là: “Một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu chung” (Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lí, 1999).


Tác giả Trần Kiểm: Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất (Trần Kiểm, 2004).

Tác giả Nguyễn Bá Sơn: Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động” (Nguyễn Bá Sơn, 2000).

Từ các khái niệm của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước ta có thể kết luận: Quản lí gồm có 2 yếu tố là chủ thể quản lí (người quản lí) và khách thể quản lí (người bị quản lí) có sự tác động và tương hỗ lẫn nhau. Người quản lí tạo ra các tác động có mục đích, có kế hoạch đến người bị quản lí. Ngược lại, người bị quản lí tạo ra các giá trị vật chất, giá trị tinh thần,…dựa vào sự tác động của chủ thể quản lí.

Quản lí có một số chức năng cơ bản sau:

Kế hoạch: Là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, thời gian tiến hành (Hoàng Phê, 1997). Kế hoạch chỉ ra con đường đi cho cả nhà quản lí lẫn từng thành viên, từ đó họ biết họ phải đóng góp gì để đạt mục tiêu, kế hoạch là cơ sở phối hợp hành động giữa các cá nhân và đơn vị, là cơ sở thống nhất hành động trong tập thể. Vậy kế hoạch là sản phẩm của quá trình quản lí, nó là kết quả của quá trình tư duy.

Tổ chức: Là làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định (Hoàng Phê, 1997). Tổ chức sẽ đảm bảo các công việc được sắp xếp thực hiện theo trình tự “đúng người, đúng việc” để đạt được các mục tiêu đề ra.

Chỉ đạo: Là hướng dẫn cụ thể, theo một đường đường lối, chủ trương nhất định (Hoàng Phê, 1997). Đây là chức năng đòi hỏi nhà lãnh đạo phải khéo léo, sử dụng nghệ thuật quản lí để tác động vào mọi cá nhân giúp họ tự giác, tự nguyện và nhiệt tình trong công việc để đạt hiệu quả cao nhất.


Kiểm tra: Là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét (Hoàng Phê, 1997). Kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của quản lí. Đó là công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lí ở bất kì cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.

1.2.2. Quản lí giáo dục. Quản lí nhà trường‌

1.2.2.1. Quản lí giáo dục

Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người.

Quản lí giáo dục là quản lí một lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực này ngày càng thâm nhập vào mọi mặt của đời sống. Giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển, nó là cái hiện hữu vô hình trong mọi sản phẩm vật chất và tinh thần. Quản lí giáo dục là điển hình nhất về quản lí con người, quản lí sự hình thành và phát triển nhân cách là cái gốc để có dân trí, nhân lực và nhân tài. QLGD đã được nhiều nhà lí luận và quản lí nêu ra một số khái niệm cụ thể như sau:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: QLGD là hệ thống những tác động có mục đích có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mục tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất (Nguyễn Ngọc Quang, 1998).

Theo tác giả Phạm Viết Vượng, khi xem xét ở khía cạnh mục đích của giáo dục thì “Mục đích cuối cùng của QLGD là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc bản thân và của xã hội” (Phạm Viết Vượng, 2007).

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lí giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học... Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lí được giáo dục, tức là cụ


thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước (Phạm Minh Hạc, 1998).

Trong các nghiên cứu của mình, tác giả Trần Kiểm đã đưa ra khái niệm quản lí giáo dục ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô (Trần Kiểm, 2004):

Ở cấp độ vĩ mô là quản lí một nền/hệ thống giáo dục, “Quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”.

Ở cấp độ vi mô là quản lí một nhà trường, “Quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”.

Như vậy, QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các nguồn lực trong xã hội nhằm đưa giáo dục đến mục đích đề ra. Sự tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong QLGD phải có hệ thống, liên tục và phải phù hợp với qui luật khách quan.

1.2.2.2. Quản lí nhà trường

Vấn đề cơ bản của quản lí giáo dục là quản lí nhà trường. Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, nhà trường là một thể chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai.

Luật Giáo dục đã nêu rõ: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình được thành lập theo qui hoạch, kế thừa của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục” (Luật Giáo dục, 2010).

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Việt Phú: “Trường học là một thiết chế xã hội, trong đó diễn ra quá trình Giáo dục – Đào tạo với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố Thầy – trò”; “Trường học là một bộ phận của cộng đồng và

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí