CBQL có cơ sở xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ giáo viên, về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.
Trong dạy học môn Vật lí ở trường THPT, việc kiểm tra học sinh thường kiểm tra khả năng ghi nhớ các định nghĩa, định luật, các đại lượng Vật lí; kiểm tra kĩ năng giải bài tập; kĩ năng thực hành nên một số biện pháp mà người CBQL thường sử dụng để quản lí về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên dạy Vật lí về ý nghĩa, tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn Vật lí của học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt qui chế đánh giá xếp loại học sinh cho giáo viên trong tuần đầu tiên của mỗi năm học.
- Tổ chức kiểm tra định kì theo hình thức tập trung và kiểm tra thường xuyên đúng qui chế.
- Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề cho từng khối và sử dụng phần mềm trộn đề khi ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Chỉ đạo ra đề kiểm tra có phần tự luận và trắc nghiệm với tỉ lệ phù hợp với đặc điểm và năng lực của từng đối tượng học sinh ở các lớp học, kiểm tra việc chấm, trả đúng thời gian có nhận xét đánh giá trên bài làm của học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra việc vào điểm của giáo viên, quản lí điểm số của học sinh bằng phần mềm, kiểm tra việc ghi điểm của giáo viên vào sổ học bạ.
* Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy môn Vật lí
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Lược Lịch Sử Vấn Đề Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí
- Lí Luận Về Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Các Tình Huống Dạy Học Đặc Trưng Trong Môn Vật Lí
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tình Hình Giáo Dục Của Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long
- Thống Kê Đội Ngũ Giáo Viên Dạy Vật Lí Các Trường Thpt Ở Huyện Trà Ôn
- Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Về Mức Độ Sử Dụng Các Ppdh Môn Vật Lí Của Giáo Viên
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường, nên việc bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao phẩm chất, năng lực cho giáo viên là hết sức cần thiết, có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chăm lo đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận và nghiệp vụ của giáo viên.
Giáo viên dạy Vật lí trong trường THPT phải am tường về bộ môn dạy, phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có kĩ năng thực hành thí nghiệm tốt, tích cực làm đồ dùng dạy học, phải sử dụng thành thạo CNTT đặc biệt là mô phỏng được các thí nghiệm ảo mà dụng cụ thí nghiệm không thể thực hiện được.
Trong trường THPT, để quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Vật lí Hiệu trưởng thường thực hiện một số biện pháp sau:
- Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung; đồng thời tổ chức, chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả.
- Thường xuyên dự giờ giáo viên để đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên, khuyến khích và hỗ trợ kịp thời cho giáo viên.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đủ các buổi tập huấn chuyên môn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Hàng năm đều tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, chọn giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh để giáo viên thể hiện hết khả năng chuyên môn của mình.
- Tổ chức các buổi hội giảng, báo cáo chuyên đề, thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Trang bị đủ các thiết bị TNTH, các máy ti vi, máy vi tính,…phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh.
1.4.3.2. Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là một tổ chức trong nhà trường tập hợp những giáo viên có cùng chuyên môn giúp họ hoạt động theo mục tiêu thống nhất. Tổ chuyên môn là đơn vị trực tiếp nhất với các hoạt động của giáo viên, tổ chuyên môn hoạt động theo Điều lệ nhà trường. Trong nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Nếu Hiệu trưởng chỉ đạo sâu sát các hoạt động của tổ chuyên môn, thì sẽ giúp hoạt động của tổ luôn hiệu quả, có chiều sâu, giáo viên dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn được giao, tạo sự đoàn kết thống nhất cao trong tổ. Ngược
lại, Hiệu trưởng không quản lí tốt các hoạt động của tổ chuyên môn dễ gây mất đoàn kết nội bộ của tổ, giáo viên làm việc không có kế hoạch nên chất lượng chuyên môn của tổ sẽ không cao và tổ hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, quản lí hoạt động của tổ chuyên môn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Hiệu trưởng và luôn được Hiệu trưởng chỉ đạo xuyên suốt trong cả năm học.
Một số biện pháp quản lí hoạt động của tổ Vật lí ở trường THPT hiện nay:
- Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn định kì 2 tuần/lần với các nội dung cần thảo luận như: thông bài; xây dựng ngân hàng câu hỏi đề kiểm tra; thao giảng; rút kinh nghiệm các tiết dự giờ hội giảng; chuẩn bị các dụng cụ TNTH; thống nhất làm ĐDDH; báo cáo SKKN; thống nhất nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; thống nhất việc ứng dụng CNTT vào bài dạy,…
- Qui định chế độ báo cáo về tình hình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập bộ môn Vật lí của học sinh và các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng phân công.
- Kiểm tra sổ báo giảng, sổ đầu bài, phân phối chương trình môn Vật lí, phê duyệt kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm của tổ để quản lí tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên.
- Quản lí kế hoạch thao giảng, dự giờ, TNTH của tổ chuyên môn để kịp thời giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng cao.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động như hội giảng, dạy học theo chủ đề, thi thiết kế bài giảng, thi ĐDDH tự làm,…để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên.
- Quản lí kế hoạch thực hiện kiểm tra định kì, theo dõi việc kiểm tra thường xuyên, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh.
- Qui định tổ chuyên môn phải thực hiện chuyên đề ngoại khóa trong tiết sinh hoạt dưới cờ, nhằm tạo hứng thú học tập môn Vật lí.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên, đặc biệt là kiến thức bộ môn Vật lí.
- Chỉ đạo việc lưu trữ hồ sơ chuyên môn của tổ.
1.4.3.3. Quản lí hoạt động học của học sinh
* Quản lí nền nếp, thái độ học tập của học sinh
Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết là động cơ để học sinh thực hiện tốt nền nếp và có thái độ học tập chủ động, tích cực, sáng tạo.
Học môn Vật lí ở trường THPT đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ tốt các đại lượng Vật lí, các định luật, các hiện tượng và vận dụng được kiến thức vào thực tế cuộc sống. Chất lượng bộ môn Vật lí của nhà trường, phần lớn là sự nổ lực phấn đấu học tập một cách nghiêm túc, bền bỉ của từng em học sinh. Để tạo được nền nếp và thái độ học tập môn Vật lí một cách hiệu quả, người CBQL phải làm cho giáo viên biết cách xây dựng động cơ học tập cho các em như: cho bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, dặn dò chi tiết nội dung học, chuẩn bị nội dung bài mới ở nhà, thường xuyên kiểm tra miệng và kiểm tra bài tập trên lớp, bài tập cho về nhà,….từ đó tạo thói quen về thực hiện nền nếp bộ môn Vật lí hình thành thái độ yêu mến môn học và học tập tốt bộ môn cho học sinh.
Một số biện pháp mà người CBQL thực hiện để quản lí nền nếp, thái độ học tập môn Vật lí của học sinh như:
- Chỉ đạo xây dựng nội qui học tập môn Vật lí hướng vào các nội dung: chuyên cần; tinh thần thái độ học tập; sử dụng bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Chỉ đạo giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài và làm bài môn Vật lí của học sinh thường xuyên, định kì và đột xuất.
- Khen thưởng những học sinh đạt thành tích cao bộ môn Vật lí, cũng như nhắc nhở những học sinh chưa thực hiện tốt nền nếp và có thái độ học tập chưa nghiêm túc bộ môn.
* Quản lí phương pháp học tập và rèn luyện kĩ năng tự học môn Vật lí của học
sinh
Phương pháp học tập là yếu tố quan trọng quyết định kết quả học tập của học
sinh, nên việc hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên đứng lớp phải hướng dẫn thường xuyên (hướng dẫn cách học, cách tìm kiếm tư liệu, cách làm bài tập nhanh chính xác, cách sử dụng các phương tiện học
tập,…). Đối với bộ môn Vật lí, giáo viên phải làm cho học sinh yêu thích bộ môn, khuyến khích học sinh mạnh dạn nêu lên suy nghĩ, cách làm và kết quả thí nghiệm mà bản thân tự làm, tăng cường việc học tập nhóm, cách sử dụng SGK, cách ghi chép bài học. Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh đến phòng thí nghiệm để kiểm chứng lí thuyết bài học.
Rèn kĩ năng tự học môn Vật lí cho học sinh sẽ giúp cho các em hiểu sâu hơn về kiến thức bộ môn. Đặc thù của bộ môn Vật lí là kiến thức rất đa dạng, phức tạp, nhiều đại lượng, nhiều hiện tượng nên đòi hỏi sự nổ lực tự học rất cao từ học sinh thì mới có kết quả tốt, rèn kĩ năng tự học môn Vật lí phải làm cho học sinh: nắm vững các đại lượng, các định luật, các hiện tượng; kĩ năng giải bài tập nhanh và chính xác; kĩ năng phân tích, dự báo, đo đạc và giải thích; kĩ năng vận dụng kiến thức được học vào cuộc sống.
Một số biện pháp quản lí phương pháp học tập và rèn kĩ năng tự học môn Vật lí của học sinh ở trường THPT là:
- Xây dựng kế hoạch và nội dung tự học cho học sinh.
- Kiểm tra hoạt động tự học của học sinh thường xuyên.
- Tổ chức và phát động các phong trào thi đua học tập.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo trong các tiết sinh hoạt dưới cờ về phương pháp tự học tốt bộ môn.
- Chỉ đạo giáo viên bộ môn trong các tiết dạy trên lớp, tăng cường bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng tự học cho học sinh.
* Phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lí hoạt động học tập của học sinh Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh để đảm bảo cho các
em có đủ thời gian tự học và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giáo viên giao.
Đối với bộ môn Vật lí trong trường THPT, cần phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục để quản lí hoạt động học tập của học sinh, cụ thể là:
Giáo viên dạy bộ môn Vật lí, người trực tiếp hướng dẫn học sinh học tập trên lớp và giao nhiệm vụ về nhà, đồng thời kiểm tra việc học bài, làm bài, chuẩn bị bài, theo dõi kết quả học tập của từng em học sinh, kịp thời thông báo cho Hiệu trưởng và PHHS.
GVCN lớp, quản lí việc thực hiện nền nếp của học sinh, xây dựng kế hoạch để nâng cao chất lượng bộ môn như: tổ chức đố vui để học, phân công đôi bạn cùng tiến, tổ chức kiểm tra bài, sửa bài tập trong 15 phút đầu giờ. Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần đánh giá sự tiến bộ của các em học sinh, động viên khích lệ kịp thời để các em thực hiện tốt nền nếp và có thái độ nghiêm túc trong học tập.
Nhân viên thiết bị nhà trường, tạo điều kiện cho các em hoàn thành các bài TNTH, hướng dẫn các thao tác cần thiết khi tiến hành thí nghiệm, nhận xét kết quả để giúp các em chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách chắc chắn, đặc biệt đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình các em tiến hành thí nghiệm.
Đoàn thanh niên, phối hợp với TTCM tổ chức các buổi ngoại khóa gắn với các kiến thức chuyên môn Vật lí như: Hội thi “Bắn tên lửa nước”, “Nghiên cứu KHKT”, “Sáng tạo thanh thiếu niên”, “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn”,…nhằm khắc sâu kiến thức môn học, tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa sự sáng tạo của mình.
PHHS, quản lí việc học tập ở nhà của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập như: trang bị đủ máy tính, mua sách tham khảo, dành thời gian nhiều cho các em học tập,…đồng thời chăm lo sức khỏe tốt cho các em, kịp thời thông tin với nhà trường, với GVBM, GVCN về những khó khăn của con em mình để được giúp đỡ kịp thời.
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
1.5.1. Ảnh hưởng của cơ sở vật chất – thiết bị dạy học môn Vật lí
CSVC nhà trường (phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,…) và TBDH môn Vật lí (dụng cụ thí nghiệm, mô hình, SGK, sách tham khảo, phần mềm,…) nếu được trang bị đầy đủ, hiện đại, sử dụng hiệu quả thì làm cho hoạt động dạy học thuận lợi cho giáo viên và cả học sinh. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, CNTT, phương tiện, TBDH ngày càng hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học nhất là bộ môn Vật lí. Học sinh hiện nay có thể tự học, tự tìm kiếm và nghiên cứu bài học trên các phương tiện thông tin, trên các trang mạng internet, nên đòi hỏi giáo viên cũng phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ đáp ứng được yêu cầu. Thực tế nhiều trường THPT hiện nay, các TBDH môn Vật lí được cấp đã hư hỏng không được bổ sung, các dụng cụ TNTH đã xuống cấp, không còn cho kết quả chính xác. Hiệu trưởng, với vai trò của mình cần có kế hoạch bổ sung đủ CSVC và TBDH hiện đại để đáp ứng được việc đổi mới toàn diện GD và ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 – NQ/TW.
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí
1.5.2.1. Trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm với cơ quan quản lí cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường, trong đó chất lượng của hoạt động dạy học là quan trọng nhất. Hiệu quả đào tạo của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức, điều hành của Hiệu trưởng. Thật vậy, nếu Hiệu trưởng có trình độ chuyên môn, năng lực giỏi dễ dàng xây dựng kế hoạch hoạt động sát thực tế đơn vị, dự đoán được các tình huống khi triển khai thực hiện, có khả năng điều hành, điều chỉnh, kiểm tra, tổng kết và nhân rộng các điển hình trong hoạt động dạy học, thêm vào đó phẩm chất của Hiệu trưởng tạo ra được uy tín trong tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, từ đó tạo được sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể giáo viên, tạo môi trường làm việc thuận lợi, giúp giáo viên dễ dàng hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch hoạt động dạy học của nhà trường. Ngược lại, Hiệu trưởng không giỏi về chuyên môn, năng lực điều hành yếu, thiếu phẩm chất thì không tạo được sự đoàn kết nhất trí trong hội đồng sư phạm, giáo viên làm việc với tâm lí không thoải mái thì chắc chắn chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ rất thấp.
1.5.2.2. Trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất của giáo viên dạy Vật lí
Giáo viên là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả học tập của học sinh. Trong tiết học giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tiếp thu từng đơn vị kiến thức bài học nên trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, năng lực giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt sẽ chuẩn bị tốt bài soạn, lên lớp giảng bài, tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách sinh động, hiệu quả làm cho học sinh yêu thích bộ môn, kính trọng thầy cô qua phẩm
chất thì chất lượng học tập bộ môn sẽ cao và đạo đức của học sinh ngày càng hoàn thiện, góp công lớn đào tạo thế hệ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên”.
Thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn giáo viên chưa am tường hết kiến thức bộ môn, khi lên lớp dạy dàn trải, dạy thiếu điểm nhấn, không làm bật trọng tâm bài giảng, dạy chưa phân hóa theo trình độ của từng học sinh, vẫn còn giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo kiểu cũ “Thầy đọc – trò ghi”, còn giáo viên hạn chế về kiến thức và kĩ năng ứng dụng CNTT vào bài học, ít sử dụng TBDH thậm chí không sử dụng vì ngại khó, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập bộ môn của học sinh.