Đầu Tư Trang Bị, Sử Dụng Cơ Sở Vật Chất - Thiết Bị Dạy Học Môn Vật Lí


3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Các trường cần làm tốt các công việc sau:

Chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động, trên cơ sở phân tích thực trạng của tổ để đề ra các chỉ tiêu cụ thể như: tỉ lệ chất lượng cần đạt của bộ môn, số lượng HS giỏi các cấp, GV dự thi đạt GV giỏi, các chuyên đề ngoại khóa cần thực hiện, số lượng ĐDDH tự làm, số tiết dạy học trải nghiệm, số tiết thao giảng tổ,… trình lãnh đạo nhà trường kí duyệt.

Phê duyệt và giám sát chặt chẽ hoạt động tuần của tổ chuyên môn, để cùng với GVBM tham dự các tiết thao giảng tổ, dự giờ đồng nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời nắm bắt được những vấn đề khó của GV khi đứng lớp dạy, từ đó làm tốt nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy cũng như kịp thời tháo gỡ những khó khăn mà GV của tổ gặp phải để giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Chủ động lên kế hoạch cho các tổ chuyên môn họp, đảm bảo đủ 2 tuần/lần theo qui định và không bị trùng với các hoạt động giáo dục khác tại đơn vị, đồng thời lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên xuống dự họp với tổ chuyên môn, để nắm chắc các hoạt động chuyên môn của tổ. Yêu cầu các buổi họp tổ cần đi sâu vào thông bài, thống nhất các nội dung khó, đề ra phương hướng và cách thức triển khai hiệu quả các nội dung này khi lên lớp, thống nhất các nội dung cần kiểm tra, các chuyên đề cần bồi dưỡng HS giỏi, các nội dung phụ đạo cho HS yếu, kém.

Chỉ đạo TTCM trong các lần sinh hoạt tổ chuyên môn phải lồng các nội dung như: báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm hay trao đổi, chia sẻ, thảo luận những việc làm hiệu quả khi giáo dục nền nếp thái độ HS trong việc học tập bộ môn, những kinh nghiệm khi soạn giáo án điện tử và ứng dụng CNTT hợp lí vào bài dạy, những thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm ảo hay, những bài toán khó, những ĐDDH tự làm có hiệu quả cao,… nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả GV.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự giờ học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn trong và ngoài


tỉnh, tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, kính phí, quĩ thời gian cho GVBM thực hiện tốt kế hoạch HĐDH bộ môn đề ra.

3.2.7. Đầu tư trang bị, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học môn Vật lí

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao chất lượng cho HĐDH bộ môn Vật lí, vì CSVC – TBDH là yếu tố không thể thiếu trong quá trình truyền thụ kiến thức Vật lí cho HS.

Nhằm quản lí tốt hơn việc bảo quản, sử dụng CSVC – TBDH bộ môn, đảm bảo khai thác hiệu quả phòng bộ môn, phòng TNTH, các phòng học và thư viện nhà trường làm tăng năng suất trong HĐDH bộ môn Vật lí.

Huy động tối đa các nguồn lực tranh thủ mọi sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm cung cấp đầy đủ CSVC – TBDH để phục vụ cho HĐDH bộ môn Vật lí.

3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Yêu cầu về thiết bị dạy học môn Vật lí

TNTH môn Vật lí có ý nghĩa đặc biệt đối với HĐDH bộ môn, vì hầu hết các kiến thức môn học đều được rút ra từ kết quả của các TNTH. Qua các lần làm TNTH giúp rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các TBDH, kĩ năng đo lường, kĩ năng quan sát nhận xét và kết luận về hiện tượng Vật lí, đặc biệt là rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho HS.

* Tăng cường việc sử dụng, bảo quản CSVC – TBDH bộ môn Vật lí Các trường cần thực hiện tốt các công việc sau:

Chỉ đạo TTCM ngay từ đầu năm học lập kế hoạch sử dụng TBDH cho từng bài dạy, kế hoạch TNTH cho tất cả các bài dạy theo qui định và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt và triển khai cho GVBM thực hiện và nhân viên thiết bị để phối hợp thực hiện.

Chỉ đạo nhân viên thiết bị sắp xếp ngăn nắp và có hệ thống các TBDH, các bộ TNTH, giữ gìn vệ sinh và an toàn về điện, an toàn về phòng chống cháy nổ. Lập sổ theo dõi việc bảo quản, sử dụng các TBDH và các bộ TNTH, quản lí, theo dõi và hỗ trợ HS khi đến phòng thực hành, kịp thời báo cáo với lãnh đạo nhà trường các TBDH, thiết bị thực hành đã bị hư hỏng, đề nghị sửa chữa hay mua mới. Hàng


tháng báo cáo kết quả việc sử dụng TBDH của từng GV và trình lãnh đạo nhà trường kí duyệt, cuối học kì làm tốt nhiệm vụ kiểm kê, báo cáo số lượng, chất lượng các TBDH và các bộ TNTH về lãnh đạo nhà trường.

Tham mưu với lãnh đạo Sở GD và ĐT để kịp thời mua sắm, trang bị đầy đủ các TBDH hiện đại như ti vi, máy vi tính có kết nối mạng internet ở tất cả các phòng học, trang bị đầy đủ số lượng và chất lượng TBDH và các bộ TNTH, thường xuyên nắm bắt kịp thời các TBDH mới, hiện đại, những bộ TNTH có độ chính xác cao và dễ thao tác,… để trang bị cho phòng bộ môn, phòng TNTH của trường.

Chỉ đạo nhân viên thư viện lập kế hoạch hoạt động cho cả năm học trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt, phổ biến nội qui phòng thư viện cho GV, HS được biết. Yêu cầu nhân viên thư viện sắp xếp sách gọn gàng và khoa học các đầu sách phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu của GV, HS như: SGK, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành, trang bị các máy vi tính kết nối mạng internet để cho GV và HS truy cập tìm kiếm tài liệu, tham mưu với lãnh đạo nhà trường trang bị các loại sách tham khảo mới. Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, tạo điều kiện cho nhân viên thư viện tuyên truyền cho GV, HS biết các loại sách mới được bổ sung. Chỉ đạo nhân viên phối hợp tốt với GVCN các lớp, để quản lí tốt việc mượn và trả sách theo đúng qui định nhà trường và ứng dụng tốt CNTT vào quản lí hoạt động thư viện.

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng TBDH và kế hoạch TNTH, lãnh đạo nhà trường cũng cần làm tốt công việc kiểm tra định kì và đột xuất để đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV, trong các cuộc họp hội đồng, họp tổ chuyên môn có đánh giá các ưu điểm, hạn chế của công việc sử dụng TBDH và các tiết dạy TNTH của GV. Lãnh đạo nhà trường cần xử lí nghiêm những GV thực hiện kế hoạch chưa tốt theo kế hoạch đề ra, đồng thời tuyên dương những GV đã tích cực sử dụng tốt các TBDH, làm đầy đủ các tiết TNTH để nâng cao hiệu quả tiết học, nâng cao chất lượng bộ môn.

* Huy động các nguồn lực, tranh thủ mọi sự ủng hộ để đầu tư CSVC – TBDH cho nhà trường

Lãnh đạo nhà trường ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực tài chính, để tăng cường trang bị CSVC - TBDH hiện đại phục vụ


cho HĐDH. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay tình hình CSVC – TBDH rất thiếu và không được cung cấp kịp thời như phần thực trạng đã nêu, mặt khác do cơ chế phải mua sắm tập trung nên việc cung cấp các TBDH phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục và thường sau thời gian nhanh nhất là sáu tháng kể từ khi đề nghị mới được cung cấp về trường, nên gây rất nhiều khó khăn cho HĐDH của đơn vị. Nguồn lực tài chính huy động có thể từ các mạnh thường quân, cựu HS thành đạt của trường hay sự đóng góp từ PHHS,… Lãnh đạo nhà trường cũng phải sử dụng các nguồn lực này theo kế hoạch đạt ra, đúng mục đích huy động, có bàn bạc mua sắm từ GV của tổ chuyên môn, từ PHHS. Đồng thời phải công khai chi tiết rõ ràng các TBDH được mua sắm, số lượng, chất lượng TBDH, số tiền mua sắm,… thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm thông báo cho toàn thể GV nắm và thông qua cuộc họp PHHS lớp định kì 2 tháng/lần thông báo cho PHHS biết.

Việc huy động được nhiều nguồn lực trong và ngoài nhà trường để hiện đại hóa CSVC – TBDH hiện đại kịp thời cho nhà trường, giúp cho HĐDH của đơn vị được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại nhà trường nói chung và HĐDH bộ môn Vật lí nói riêng.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kiện toàn, phát triển đội ngũ CBQL, GVBM và nhân viên trong việc quản lí, khai thác và sử dụng CSVC – TBDH đầy đủ, quản lí thống nhất để đạt hiệu quả cao, đặc biệt là nhân viên được phân công quản lí thiết bị dạy học, phòng TNTH phải có chuyên môn Vật lí.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp‌

Các biện pháp quản lí HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đều có tính độc lập tương đối riêng biệt của nó, nhưng tất cả các biện pháp đề ra đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất nhằm hướng tới mục tiêu là nâng cao HĐDH môn Vật lí ở các trường THPT.

Trong các biện pháp được đề ra, thì biện pháp “Nâng cao nhận thức về dạy học môn Vật lí học cho cán bộ, GVBM, PHHS, HS THPT” có vị trí quan trọng nhất, tạo điều kiện cho các biện pháp còn lại phát huy hiệu quả.


Các biện pháp: Tăng cường quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình của GV dạy học môn Vật lí; tăng cường quản lí hoạt động đổi mới PPDH của GVBM Vật lí; đổi mới quản lí hoạt động học tập môn Vật lí; chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn Vật lí đóng vai trò trọng tâm và có tính quyết định đến công tác quản lí của Hiệu trưởng góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng HĐDH bộ môn Vật lí.

Biện pháp “Đổi mới hoạt động bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho GVBM Vật lí” là biện pháp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Vật lí trong các nhà trường THPT.

Biện pháp “Đầu tư trang bị, sử dụng CSVC - TBDH môn Vật lí” đóng vai trò tác động tích cực vào đội ngũ GVBM, tạo điều kiện thuận lợi cho GVBM trong việc tổ chức thành công các HĐDH môn Vật lí.

Tuy nhiên, tùy theo điều kiện các trường mà mỗi biện pháp sẽ phát huy hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Việc sử dụng, phối hợp tất cả các biện pháp một cách đồng bộ nhịp nhàng, linh hoạt và sáng tạo sẽ phát huy được các điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu, góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng trong HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết tính, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất‌

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Giúp tác giả bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện hơn các biện pháp đã đề xuất, đồng thời khẳng định được mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đã nêu.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Tác giả lập phiếu khảo sát với các đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp được đánh giá theo 4 mức độ: Rất cấp thiết/Cấp thiết/Ít cấp thiết/Không cấp thiết, tương ứng với các điểm 4, 3, 2, 1.


Phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp được đánh giá theo 4 mức độ: Rất khả thi/Khả thi/Ít khả thi/Không khả thi, tương ứng với các điểm 4, 3, 2, 1.

Cách qui ước thang ĐTB ứng với từng mức độ khảo sát của phiếu điều tra như sau:

Mức độ thực hiện

ĐTB từ 3.26 4.00 = Rất cấp thiết; ĐTB từ 2.51 3.25 = Cấp thiết. ĐTB từ 1.76 2.50 = Ít cấp thiết; ĐTB từ 1.00 1.75 = Không cấp thiết. Hiệu quả thực hiện

ĐTB từ 3.26 4.00 = Rất khả thi; ĐTB từ 2.51 3.25 = Khả thi ĐTB từ 1.76 2.50 = Ít khả thi; ĐTB từ 1.00 1.75 = Không khả thi.


3.4.4. Kết quả khảo nghiệm‌

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất



TT


Nội dung các biện pháp

Mức độ cấp thiết


ĐTB


Hạng

Rất cấp

thiết

Cấp thiết

Ít cấp

thiết

Không cấp

thiết

1

Nâng cao nhận thức về dạy

học môn Vật lí cho cán bộ, GVBM, PHHS, HS THPT.

44

6

0

0

3.88

1

2

Tăng cường quản lí việc thực

hiện nội dung, chương trình của GV dạy học môn Vật lí.

38

10

2

0

3.72

4

3

Tăng cường quản lí hoạt động đổi mới PPDH của GVBM Vật

lí.

42

8

0

0

3.84

2

4

Đổi mới hoạt động bồi dưỡng

trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho GVBM Vật lí.

36

8

6

0

3.60

5

5

Đổi mới quản lí hoạt động học

tập môn Vật lí.

38

12

0

0

3.76

3

6

Chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt

động của tổ chuyên môn Vật lí

34

9

7

0

3.54

6

7

Đầu tư trang bị, sử dụng

CSVC - TBDH môn Vật lí.

32

12

6

0

3.52

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 16

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất



TT


Nội dung các biện pháp

Mức độ khả thi


ĐTB


Hạng

Rất

khả thi

Khả thi

Ít

khả thi

Không

khả thi

1

Nâng cao nhận thức về dạy học môn Vật lí cho cán bộ, GVBM,

PHHS, HS THPT.

44

6

0

0

3.88

1

2

Tăng cường quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình của

GV dạy học môn Vật lí.

38

12

0

0

3.76

3

3

Tăng cường quản lí hoạt động đổi

mới PPDH của GVBM Vật lí.

42

8

0

0

3.84

2

4

Đổi mới hoạt động bồi dưỡng

trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho GVBM Vật lí.

35

9

6

0

3.56

5

5

Đổi mới quản lí hoạt động học

tập môn Vật lí.

38

8

4

0

3.68

4

6

Chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt

động của tổ chuyên môn Vật lí.

34

9

7

0

3.48

7

7

Đầu tư trang bị, sử dụng CSVC -

TBDH môn Vật lí.

32

10

8

0

3.54

6

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018) Bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, các biện pháp đề xuất để quản lí HĐDH môn Vật lí

được đánh giá tính cấp thiết rất cao có ĐTB dao động từ 3.52 3.88 , tính khả thi

cũng rất cao có ĐTB dao động từ 3.48 3.88 . Trong đó biện pháp được đánh giá

cấp thiết nhất (ĐTB = 3.88), khả thi nhất (ĐTB = 3.88) là biện pháp “Nâng cao nhận thức về dạy học môn Vật lí cho cán bộ, GVBM, PHHS, HS THPT”, trong phiếu khảo sát thì 100% CBQL, GVBM đều đánh giá ở mức cấp thiết và khả thi trở lên. Điều này khẳng định rằng, trong quản lí HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, để nâng cao chất lượng HĐDH thì cần thiết nhất là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023