Tăng Cường Quản Lí Việc Thực Hiện Nội Dung, Chương Trình Của Giáo Viên Dạy Học Môn Vật Lí


3.2.2. Tăng cường quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình của giáo viên dạy học môn Vật lí

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Giúp GVBM Vật lí nâng cao nhận thức, thấy rõ được trách nhiệm của mình khi thực hiện dạy đúng, dạy đủ nội dung chương trình môn học, biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Tổ chức cho GVBM Vật lí nghiên cứu đầy đủ nội dung, chương trình

Để thực hiện tốt HĐDH các nội dung, chương trình môn Vật lí, GVBM cần được tổ chức nghiên cứu đầy đủ về nội dung, chương trình dạy học, phải luôn cập nhật thông tin mới bổ sung vào nội dung, chương trình giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ trong từng thời điểm, phù hợp với từng đối tượng HS, phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường. Nếu nắm chắc và hiểu rõ nội dung, chương trình dạy học cần phải được tiến hành thường xuyên trong suốt năm học, hiệu quả nhất là thông qua các lần sinh hoạt tổ chuyên môn định kì 2 tuần/lần, đảm bảo tất cả GVBM ngoài việc nắm vững nội dung, chương trình của khối được phân công giảng dạy, còn phải nắm vững nội dung chương trình toàn cấp bậc THPT, giúp họ có ý thức chấp hành, có trách nhiệm cao không những trong việc thực hiện đúng đủ nội dung, chương trình theo qui định của Bộ GD và ĐT mà còn đảm bảo được tính trọng tâm, tính thực tiễn, tính hệ thống, tính vừa sức, tính phân hóa phù hợp với từng đối tượng HS.

* Xây dựng các biện pháp quản lí, chỉ đạo thực hiện chương trình cho GVBM Vật

Lãnh đạo nhà trường cần làm tốt, đồng bộ nhiều biện pháp cụ thể như: động viên,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

khen thưởng, nêu gương, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời cho GVBM như: bố trí thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn định kì hợp lí, phân công giảng dạy phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của GV, bố trí TKB dạy khoa học; tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp tổ để thảo luận, đánh giá về nội dung, chương trình, kế hoạch và cách thức thực hiện nội dung, chương trình hiệu quả nhất.


Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 14

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo TTCM quản lí chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình của GV, sinh hoạt tổ chuyên môn cần đi sâu thảo luận các nội dung chuyên môn như: thống nhất các nội dung khó cần thông bài và tổ chức hội giảng để rút kinh nghiệm, hướng dẫn GVBM kịp thời cập nhật những thông tin mới của chương trình như các nội dung giảm tải, yêu cầu thực hiện nghiêm việc dạy theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, dạy theo hướng phát huy năng lực người học, dạy học trải nghiệm sáng tạo,…Đồng thời lãnh đạo nhà trường cũng phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát GVBM trong việc thực hiện nội dung, chương trình như: kiểm tra sổ đầu bài, kiểm tra sổ báo dạy, kiểm tra tập ghi chép của HS,… Qua các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng có đưa nội dung kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình vào sơ kết, nêu gương những GV thực hiện tốt, để nhân rộng, mặt khác kịp thời làm việc riêng, nhắc nhở, phê bình với các GV thực hiện chưa tốt như dạy chậm trễ chương trình, dạy phần giảm tải, cắt xén nội dung, chương trình. Trong đánh giá viên chức, thi đua cuối năm cũng cần xét đến tiêu chí việc thực hiện nội dung, chương trình của GVBM.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường cần xác định rõ những nội dung chương trình giảm tải, những nội dung chương trình cần cập nhật, những việc làm chưa tốt, những công việc dễ sai sót,… làm ảnh hưởng đến HĐDH môn Vật lí để tập trung kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, GV cần phải nỗ lực và thực hiện nghiêm túc HĐDH bộ môn.

3.2.3. Tăng cường quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn Vật lí‌

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp GVBM Vật lí thực hiện tốt HĐDH như: chuẩn bị tốt bài giảng theo hướng đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực HS, hình thức tổ chức dạy học đa dạng gắn với thực tế cuộc sống, đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Nhằm giúp cho GVBM có kĩ năng ứng dụng CNTT một cách hợp lí vào bài dạy, làm cho lớp học sinh động giúp HS dễ tiếp thu, thích học bộ môn, góp phần đổi mới PPDH cho GV.


3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Quản lí đổi mới việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo sự đổi mới về soạn giáo án khi lên lớp của GVBM Vật lí, dạy theo hướng “lấy HS làm trung tâm”, tăng cường hoạt động trao đổi, thảo luận, thực hành, phản biện và đánh giá lẫn nhau giữa HS với HS bằng các phiếu học tập cá nhân, phiếu hoạt động của nhóm, nhằm giúp HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức bài học, phát huy được tư duy cá nhân, khả năng làm việc nhóm, từ đó toàn bộ HS lớp sẽ làm việc nhiều hơn.

Để quản lí tốt công việc soạn giáo án của GV, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải thực hiện tốt công việc như: qui định trong giáo án phải ghi cụ thể các hoạt động sẽ điều khiển HS thực hiện, ghi rõ các TBDH cần dùng, các thí nghiệm kiểm chứng cần tiến hành, nêu rõ các vấn đề phát huy năng lực HS, chỗ nào cần ứng dụng CNTT,… qui định giáo án phải được TTCM kiểm tra, kí duyệt trước 1 tuần khi lên lớp dạy và được lãnh đạo nhà trường kiểm tra kí duyệt hàng tháng.

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo TTCM phải thực hiện tốt công tác thông bài đối với những bài học khó, bài TNTH để có mẫu giáo án chung cho các bài học này, đồng thời cử GV tổ tiến hành dạy minh họa để tổ dự giờ trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm.

Lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên cùng TTCM đi dự giờ GV định kì, đột xuất để đánh giá hiệu quả việc soạn giáo án và hình thức tổ chức lớp học có tốt chưa.

Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng, lãnh đạo nhà trường cần đánh giá kiểm tra việc soạn giáo án của GV, từ đó nêu gương những GV đầu tư công sức, trí tuệ để có giáo án tốt, tạo điều kiện cho họ chia sẻ công việc soạn giáo án của mình cho toàn thể tập thể hội đồng để cùng thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, đồng thời cũng phê bình, nhắc nhở GV thực hiện chưa tốt qui định.

* Quản lí việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí là nhiệm vụ

quan trọng của HĐDH bộ môn Vật lí hiện nay. Trước hết lãnh đạo nhà trường phải


nắm vững các nội dung liên quan đến đổi mới PPDH các TBDH bộ môn hiện có, các thiết bị hỗ trợ, đặc biệt là các hình thức tổ chức HĐDH theo hướng phát huy năng lực HS. Kế tiếp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức tập huấn cho GV trong việc đổi mới PPDH, cách sử dụng các TBDH, cách ứng dụng CNTT vào bài dạy và các hình thức tổ chức dạy học bộ môn Vật lí theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Tiếp theo, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá giáo án của GV thông qua việc dự giờ GV. Qua kiểm tra, đối với những GV chưa thực hiện tốt cần động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành tốt công việc. Mặt khác, phải xử lí nghiêm các trường hợp GV không thực hiện hiện sự chỉ đạo về đổi mới PPDH hay thực hiện không nghiêm túc qui chế chuyên môn (xem xét cắt danh hiệu thi đua, đánh giá xếp loại viên chức cuối năm,…).

Lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chỉ đạo GVBM Vật lí đa dạng các hình thức tổ chức dạy học hiệu quả như: dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học trải nghiệm sáng tạo,… chỉ đạo đổi mới PPDH dạy học theo hướng phát huy năng lực HS, thông qua HĐDH bộ môn yêu cầu GV tăng cường giáo dục lồng ghép như: sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, hiệu quả, an toàn trong lao động và học tập, đặc biệt GVBM tăng cường hướng dẫn HS vận dụng kiến thức bộ môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

* Chỉ đạo việc thực hiện việc nâng cao chất lượng tiết dạy trên lớp của GVBM Vật lí

Các trường cần làm tốt các công việc sau:

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt kiểm tra nội bộ nhà trường, trong đó có nội dung dự giờ GV, bên cạnh đó cần phải dự giờ đột xuất GV để đánh giá chính xác năng lực tổ chức tiết học, chất lượng tiết học và khả năng vận dụng kiến thức từ bài học của HS. Qua các tiết dự giờ phải họp trao đổi với GV về thực hiện nội dung, chương trình, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của tiết dạy, từ đó đưa ra những ý kiến tư vấn, thúc đẩy, động viên, khích lệ để những tiết dạy trên lớp đạt hiệu quả cao nhất.

Chỉ đạo tổ chuyên môn, trong các kì sinh hoạt tổ định kì phải kiểm tra việc


thực hiện nội dung, chương trình, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của công việc này, đồng thời phải thảo luận thống nhất hình thức tổ chức các nội dung khó của các bài, cách thức tổ chức tiết dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy TNTH,… sao cho tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.

Để nâng cao được chất lượng tiết dạy trên lớp của GVBM Vật lí thì lãnh đạo nhà trường chỉ đạo GV phải đổi mới quan điểm dạy học, mạnh dạn chuyển từ việc truyền thụ kiến thức để HS tiếp nhận sang dạy phương pháp học tập cho HS, để HS tự phát hiện vấn đề học tập, trao đổi, thảo luận nhóm, đánh giá lẫn nhau để giải quyết vấn đề, từ đó lĩnh hội được kiến thức bài học. Nếu GVBM thực hiện tốt công việc này thì hiệu quả tiết học sẽ rất cao, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức một cách chủ động.

Chỉ đạo GVBM phải đổi mới việc dự giờ GV, thực hiện tốt việc dự giờ theo sự hướng dẫn của Bộ GD và ĐT (Công văn 5555/BGDĐT – GDTrH, ngày 08/10/2014), chuyển từ đánh giá tiết dạy của GV qua quan sát hoạt động học của học sinh, thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với các yêu cầu như: chuyển giao nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả và thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Sau đó phân tích, rút kinh nghiệm bài học theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của HS như: HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho HS của GV.

Chỉ đạo GVBM phải thực hiện nghiêm túc việc qui định số tiết dự giờ 2 tiết/tháng và 9 tiết/học kì, qui định thao giảng tổ, thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng theo chuyên đề như: “Hiệu quả của tiết học thông qua ứng dụng CNTT”, “Nâng cao hiệu quả tiết học qua việc sử dụng TBDH”,… sau đó họp đánh giá và rút kinh nghiệm trên tinh thần học hỏi, chia sẻ.

* Đổi mới công việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn Vật lí phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng đã được qui định trong từng nội dung bài học, lãnh đạo nhà


trường chỉ đạo GVBM thực hiện tốt Công văn 4612/BGDĐT – GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm 2017, cụ thể là: đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch giáo dục của từng năm học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây là các hình thức kiểm tra theo phương pháp mới mà các nhà trường trong thời gian dài trước đây rất ít thực hiện.

* Định hướng đổi mới phương pháp dạy môn Vật lí qua việc ứng dụng CNTT Các trường cần thực hiện tốt các công việc cụ thể sau:

Thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm phải nâng cao nhận thức của GVBM về thuận lợi khi ứng ụng CNTT vào bài như: thể hiện được tính trực quan sinh động, mô phỏng rõ các thí nghiệm ảo mà thí nghiệm thực không làm được, các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, các hoạt động ngoài lớp,… có thể truyền tải đến HS một cách dễ dàng, chính xác, tiết kiệm được thời gian “Thầy đọc - trò ghi”, từ đó GVBM có nhiều thời gian tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS như làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội kiến thức mới, GVBM khi đứng lớp sẽ làm chủ được nội dung truyền tải, soạn giáo án trên máy vi tính, kết hợp với các phương tiện nghe nhìn làm cho HS thuộc nhanh, nhớ lâu. Mặt khác việc cập nhật thông tin, sửa đổi, bổ sung cho bài giảng của GV rất dễ dàng. Khi đã thấy được các thuận lợi của việc ứng dụng CNTT vào bài dạy thì GVBM sẽ tự nghiên cứu, tự học hỏi để ứng dụng vào bài dạy.

Phân công GV có kĩ năng tốt về ứng dụng CNTT tập huấn cho GVBM cách soạn giáo án điện tử, trong đó nêu cụ thể, rõ ràng từng bước để GV dễ dàng thực hiện. Sau đó, lãnh đạo nhà trường tổ chức hội giảng cấp trường với chuyên đề như “Ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH” để GV có dịp trao đổi, thảo luận và thấy rõ


lợi ích khi ứng dụng CNTT vào bài dạy, bên cạnh đó cũng chỉ rõ là không nên lạm dụng quá mức việc ứng dụng CNTT vào bài dạy dễ làm cho HS chỉ chú ý các hình ảnh, âm thanh,… mà không chú ý đến nội dung bài học hay chỉ chiếu nội dung cho HS chép bài.

* Đảm bảo các điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên bộ môn Vật lí

Các trường cần làm tốt các công việc sau:

Lập kế hoạch trang bị đủ ti vi hay máy vi tính có kết nối internet ở tất cả các phòng học, phòng họp tổ chuyên môn, phòng họp hội đồng, trang bị đủ các máy chụp hình, máy quay phim,… để hỗ trợ tốt cho HĐDH bộ môn. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho GV biết sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại, cách lấy thông tin trên các trang Web.

Tổ chức hội thi thiết kế bài giảng elearning cấp trường, chấm và chọn các bài giảng hay để khen thưởng, đồng thời chia sẻ đến toàn thể GV để học tập, trao đổi và rút kinh nghiệm.

Trong kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng qui định rõ số tiết dạy tối thiểu có ứng dụng CNTT của GVBM, có kiểm tra, đánh giá nhân rộng những GV thực hiện tốt thông qua các cuộc họp tổ chuyên môn, họp hội đồng sư phạm và đưa tiêu chí này vào xét thi đua và đánh giá xếp loại viên chức cuối năm.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL, GVBM về phương pháp, hình thức tổ chức HĐDH bộ môn Vật lí theo hướng đổi mới, hướng dẫn GVBM cách thức dạy học theo hướng phát huy năng lực người học.

Lãnh đạo nhà trường cần trang bị đủ về số lượng máy vi tính có kết nối mạng internet để phục vụ cho GVBM tham gia sinh hoạt tổ chuyên qua trang “Trường học kết nối” góp phần lớn trong việc đổi mới PPDH của GVBM.

3.2.4. Đổi mới hoạt động bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên bộ môn Vật lí‌

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GVBM Vật lí không ngừng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp


vụ, ngày càng tích lũy được kinh nghiệm nghề nghiệp, kĩ năng thực hành, kĩ năng ứng dụng CNTT,… ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nhất là bộ môn Vật lí bậc THPT trong giai đoạn hiện nay.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Các trường cần chỉ đạo và thực hiện tốt các công việc cụ thể sau:

Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường trong đó có các nội dung: nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV thông qua việc tổ chức thi GV giỏi cấp trường, cử GV tham gia thi GV dạy giỏi cấp tỉnh, tổ chức tốt các cuộc thi làm ĐDDH,… qua đây chọn ra các sản phẩm tốt chia sẻ với tập thể hội đồng sư phạm nhà trường để nhân rộng.

Chỉ đạo TTCM thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng các phương pháp dạy học tích cực cho GV theo Công văn 3535/BGDĐT – GDTrH, ngày 27 tháng 5 năm 2013 như: dạy học theo chuyên đề, dạy học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo, dạy học theo phương pháp thực hành, sử dụng dụng cụ trực quan, sau đó cử GV trong tổ dạy minh họa để GVBM trong tổ cùng dự nhằm trao đổi, thảo luận đánh giá những mặt mạnh và hạn chế để rút kinh nghiệm.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo qui định 120 tiết/năm, từ đó chọn chuyên đề học tập nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho GVBM.

Thường xuyên cử GVBM Vật lí tham dự đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT tổ chức và yêu cầu GV được dự bồi dưỡng về tập huấn lại cho tất cả GV trong tổ chuyên môn, đăng kí với khối thi đua tổ chức hội giảng cấp tỉnh để giao lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau của GVBM trong toàn tỉnh.

Chỉ đạo GV am tường về việc sử dụng các TBDH hiện đại, bồi dưỡng cho GVBM cách sử dụng bảng tính thông minh, ti vi thông minh, máy chiếu, máy quay phim, máy chụp hình,… để GVBM sử dụng trong việc đứng lớp giảng dạy.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GVBM Vật lí bằng việc cử GV đi học nâng chuẩn đào tạo, để có đội ngũ GVBM làm nòng cốt trong chuyên môn của nhà trường, đi đầu trong các công tác mũi nhọn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023