a. Viết hàm tiết kiệm (S)
b. Viết phương trình tổng cầu (AD) và tính sản lượng cân bằng (Y)
c. Từ kết quả sản lượng cân bằng của câu (b) tính mức tiêu dùng (C), tiết kiệm (S), đầu tư (I), thuế (T), nhập khẩu (M)?
Bài 14
Xét nền kinh tế với các thông số sau: (đơn vị tỷ đồng)
C = 100 + 0,75YD; I = 50 + 0,05Y; T = 40 + 0,2Y; G = 300; X = 150; M = 70 + 0,15Y
a. Viết hàm tiết kiệm (S)
b. Viết phương trình tổng cầu (AD) và tính sản lượng cân bằng (Y)
c. Từ kết quả sản lượng cân bằng của câu (b) tính mức tiêu dùng (C), tiết kiệm (S), đầu tư (I).
d. Cho biết tình trạng của cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Lương Không Linh Hoạt Có Thể Dẫn Tới Thất Nghiệp Không Tự Nguyện
- Các Công Cụ Chủ Yếu Của Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
- Nhập môn kinh tế học - 25
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Bài 15
Xét nền kinh tế với các thông số sau: (đơn vị tỷ đồng)
C = 280 + 0,8YD; I = 500; T = 100; G = 300 ;
a. Viết hàm tiết kiệm (S)
b. Viết phương trình tổng cầu (AD) và tính sản lượng cân bằng (Y)
c. Giả sử chính phủ quyết định tăng thuế và thuế suất là 15% thu nhập quốc dân
c. Từ kết quả sản lượng cân bằng của câu (c) tính mức tiêu dùng (C), tiết kiệm
(S) và cho biết tình trạng của cán cân ngân sách.
Bài 16
Một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ đồng và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14. Tiêu dùng tự định là 10 tỷ đồng, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân là bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ đồng và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập quốc dân.
a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế.
b. Xác định hàm tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Bây giờ giả sử chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 20 tỷ đồng . Hãy tính mức sản lượng cân bằng mới?
Bài 17
Hãy cho biết những yếu tố sau ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tiền tệ:
a. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ.
b. Dân chúng có xu hướng thích dùng tiền mặt hơn trong thanh toán
c. Số người dùng thẻ tín dụng tăng
d. Các ngân hàng thương mại có dự trữ thừa
e. Ngân hàng trung ương quy định tăng mức tín dụng trần
f. Ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ chiết khấu
Bài 18
Hãy xem xét ảnh hưởng của các tình huống sau đối với hệ thống tiền tệ của nền kinh tế.
a. Hiện tại dân cư trên đảo Yap đang sử dụng bánh xe đá làm tiền. Giả sư bây giờ họ phát hiện ra một cách dễ dàng để làm bánh xe đá. Việc này ảnh hưởng như thế nào đến tính hữu ích của bánh xe đá với tư cách là tiền? Hãy giải thích?
b. Giả sử một số người phát hiện ra một cách dễ dàng để làm giả tờ 500.000 đồng. Việc này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tiền tệ của Việt Nam? Hãy giải thích?
Bài 19
Các giao dịch sau ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu và xuất khẩu ròng của Việt Nam như thế nào?
a. Một giáo sư nghệ thuật Việt Nam đi thăm các bảo tàng ở châu Âu trong kỳ nghỉ hè.
b. Sinh viên ở Pari đổ xô đi xem bộ phim Đời cát
c. Chú bạn mua một chiếc xe Volvo mới
d. Một công dân Trung Quốc đi mua hàng ở một cửa hàng phía bắc Lạng Sơn để tránh thuế giá trị gia tăng của Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Công, Giáo trình nguyên lý kinh tế vĩ mô, NXB Lao động, 2008. [2]. Nguyễn Văn Dần , Kinh tế học vi mô I, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.
[3]. Ngô Đình Giao (chủ biên), Kinh tế học vi mô, Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, 2007.
[4]. Vũ Kim Dũng, Tập bài giảng Kinh tế học vi mô, NXB Thống kê, 2006.
[5]. Vũ Kim Dũng, Hướng dẫn thực hành kinh tế học Vi mô, NXB Thống kê, 2007. [6]. Vũ Kim Dũng, Phạm Văn Minh, Cao Thuý Xiêm, Bài tập Kinh tế Vi mô chọn
lọc, NXB Thống kê, 2003.
[7]. Cao Thúy Xiêm, Bài tập tình huống Kinh tế học vi mô, NXB Nông nghiệp, 2005. [8]. Cao Thuý Xiêm, Kinh tế học vi mô, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.
[9]. David Begg, Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục, 1992.
[10]. Ngô Đình Giao, 101 Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc, NXB Thống kê, 1997.
[11]. Ngô Đình Giao, Hướng dẫn thực hành Kinh tế học Vi mô, NXB Thống kê, 2000. [12]. Kinh tế học đại cương, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh, 2001.
[13]. N. Gregory Mankiw, Nguyên lý kinh tế học (Tập 1) , NXB Thống kê, 2003.
[14]. Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhaus, Kinh tế học (Tập1), NXB Thống kê, 2003.