Các Tình Huống Dạy Học Đặc Trưng Trong Môn Vật Lí


vấn đề thực tiễn và nghề nghiệp,…Vì vậy, có thể xem phương pháp dạy học theo tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống, trong đó các tình huống dạy học là đối tượng chính của quá trình dạy học (Trần Thị Hương, 2012).

Phương pháp này, học sinh phải tự nghiên cứu tình huống và giải quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra, nên học sinh phải vận dụng tri thức, kinh nghiệm để giải quyết tình huống, qua đó học sinh được mở rộng, củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong cách dạy học này giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân hoặc nhóm.

- Dạy học phân hóa: Để có chất lượng bộ môn cao, đòi hỏi giáo viên phải dạy theo đúng năng lực của từng em học sinh trong lớp, giáo viên lấy trình độ phát triển chung của học sinh làm thước đo, từ đó bằng phương pháp và kinh nghiệm của mình giáo viên đưa học sinh yếu, kém lên mặt bằng chung và có những nội dung bổ sung để bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi nhằm đầu tư mũi nhọn cho học sinh tham dự các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia hay thi vào các trường đại học.

- Dạy học trải nghiệm sáng tạo: Các bài học sẽ được giáo viên thiết kế thành các hoạt động nhận thức của học sinh với nội dung hết sức cô đọng nhưng phải đủ kiến thức trọng tâm của bài nhằm phù hợp với mục tiêu mà bài học đặt ra. Sao cho qua mỗi bài học, học sinh không chỉ học được kiến thức trọng tâm mà còn rèn được kĩ năng, kĩ xảo hình thành thái độ hành vi chuẩn mực qua từng bài học. Nội dung học tập trải nghiệm thường là những nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống hằng ngày của học sinh, nên giáo viên dễ dàng xây dựng những tình huống thực tiễn để học sinh trải nghiệm trong các tình huống đó và rút ra được kiến thức mới hoặc kiểm tra lại kiến thức cũ mà các em đã được tiếp thu. Phương pháp dạy học này khác với phương pháp dạy học thông thường và phương pháp dạy học truyền thống vì nó không bó buộc trong không gian lớp học, mà có thể linh động bên ngoài lớp học, nên đòi hỏi giáo viên cần kiểm tra thật kĩ các địa điểm dự kiến tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh.



sống.

1.3.4.2. Các tình huống dạy học đặc trưng trong môn Vật lí

* Dạy hiện tượng Vật lí, được tiến hành như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Tiếp cận hiện tượng Vật lí qua các dụng cụ thí nghiệm và trong thực tế cuộc


Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 5

- Tiến hành thí nghiệm và thu nhận kết quả.

- Giải thích thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Vận dụng kết quả thí nghiệm vào giải quyết bài toán và giải thích một số

hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.

* Dạy học định nghĩa, định luật Vật lí được tiến hành như sau:

- Tiếp cận định nghĩa, định luật Vật lí qua thí nghiệm.

- Hình thành định nghĩa, định luật.

- Vận dụng định nghĩa, định luật giải quyết bài toán.

* Dạy học giải bài tập Vật lí, cần hình thành cho học sinh theo các bước sau:

- Tìm hiểu nội dung và các yêu cầu của đề bài.

- Tìm các công thức Vật lí liên quan đến đề bài để đưa ra hướng giải quyết.

- Trình bài lời giải bằng việc gắn kết các công thức đã học với yêu cầu đề bài.

- Kiểm tra kết quả, đối chứng với thực tế xem có phù hợp không.

1.3.5. Kiểm tra đánh giá việc dạy học môn Vật lí

Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu rất quan trọng của người CBQL bắt buộc phải thực hiện vì “Quản lí mà không kiểm tra coi như không quản lí”, nếu không kiểm tra thì người quản lí không thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả công việc, không thể có những quyết định chính xác, phù hợp với thực tế nhà trường. Yêu cầu của kiểm tra là: Hiệu trưởng phải lập được kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích, nội dung, thời gian, đồng thời phải xây dựng được các chuẩn kiểm tra phù hợp với nhiệm vụ và thực tế công việc của đơn vị.

Kiểm tra việc dạy của giáo viên gồm: kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giảng dạy; kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp; kiểm tra bài soạn; kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học; kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào bài dạy; dự giờ giáo viên để đánh giá; kiểm tra thông qua việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm học.


Kiểm tra việc học của học sinh: kiểm tra sĩ số lớp; kiểm tra việc thực hiện nền nếp học tập; kiểm tra tập, sách và đồ dùng học tập; kiểm tra khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức bài học, chất lượng môn học so với chỉ tiêu đề ra.

Sau khi kiểm tra thì Hiệu trưởng phải đánh giá rút kinh nghiệm với đối tượng được kiểm tra và rút ra được các bài học kinh nghiệm trong quản lí và công khai kết quả kiểm tra.

1.4. Lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông

1.4.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông‌

1.4.1.1. Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Hoạt động dạy học trong nhà trường THPT có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều khiển tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tự nhiên xã hội – nhân văn, đồng thời rèn luyện cho các em hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.

Thứ hai, tổ chức, điều khiển học sinh hình thành phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập sáng tạo.

Thứ ba, tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung.

Ba nhiệm vụ trọng tâm nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện mục đích giáo dục có hiệu quả. Ở trường THPT, Hiệu trưởng có vị trí và vai trò quan trọng nhất trong quá trình thiết lập, định hướng và tổ chức cho giáo viên, học sinh thực hiện tốt các hoạt động dạy học nêu trên. Hiệu trưởng phải là hạt nhân của quá trình thiết lập, tổ chức và điều khiển, vừa đóng vai trò là thủ lĩnh dẫn dắt tập thể hội đồng sư phạm nhà trường vừa là người truyền lửa, khích lệ đội ngũ giáo viên để họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải luôn làm việc hết lòng vì học sinh để có những quyết sách hợp lí.


1.4.1.2. Phân cấp trong quản lí hoạt động dạy học môn Vất lí ở trường trung học phổ thông

Điều 19 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011) qui định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong nhà trường, trong đó qui định công tác quản lí tổ chuyên môn với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:

* Hiệu trưởng

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí của trường gồm: Các Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Tổ chuyên môn, khối trưởng, nhóm trưởng.

- Hiệu trưởng quản lí, chỉ đạo trực tiếp và gián tiếp TTCM về các hoạt động chuyên môn trong trường.

* Tổ trưởng chuyên môn: là cán bộ quan lí được Hiệu trưởng bổ nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ vào đầu năm. Tổ trưởng chuyên môn sau khi được bổ nhiệm thực hiện những nhiệm vụ với những quyền hạn cụ thể như sau:

- Quản lí, điều hành các hoạt động của tổ: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, triệu tập, hội ý, họp tổ.

- Quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.

- Quản lí theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá GV một cách chính xác.

- Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên quan đến chương trình của bộ môn khi cấp trên tổ chức.

- Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn do Sở tổ chức, được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn bản pháp luật hiện hành.

- Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn. Đề nghị Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy - học của bộ môn.


- Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.

* Giáo viên

- Tổ chức cho HS tham gia các học động học tập đa dạng ngay trên lớp học.

- Hướng dẫn HS tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và thực

hành.

- Xây dựng tính trung thực, khách quan, khả năng quan sát sáng tạo đối với

bộ môn đặc biệt là đối với các tiết TNTH.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, kết hợp với học tập cá nhân, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập.

1.4.2. Mục tiêu quản lí nhà trường phổ thông‌

Mục tiêu quản lí nhà trường là cái mà nhà trường mong muốn, dự kiến đạt được. Đó chính là những nhiệm vụ nhà trường phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động. Nội dung các mục tiêu quản lí của trường phổ thông về cơ bản được thể hiện qua các nhiệm vụ như: thực hiện kế hoạch về phát triển học sinh; bảo đảm chất lượng của quá trình dạy học, giáo dục; xây dựng đội ngũ của cán bộ giáo viên nhân viên; xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học, giáo dục và nghiên cứu khoa học; xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất; cải tiến công tác quản lí.

Đối với hoạt động quản lí, mục tiêu là căn cứ xây dựng chương trình hành động một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí trong trường trung học phổ thông‌

1.4.3.1. Quản lí hoạt động dạy của giáo viên

* Quản lí việc soạn giảng của giáo viên

Giáo viên khi thiết kế bài giảng, đều phải dựa trên kế hoạch dạy học cá nhân, dựa vào nội dung bài dạy, dựa vào trình độ học sinh theo từng lớp học, dựa vào dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT, đảm bảo dạy theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng.


Giáo án là nội dung mà giáo viên lên lớp truyền tải cho học sinh theo từng chương, bài do đó phải đảm bảo đúng theo phân phối chương trình qui định. Đối với bộ môn Vật lí khi thiết kế bài dạy cần phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học (thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, đồ dùng dạy học tự làm, ứng dụng CNTT,…) và phải có phần bài tập gắn với thực tế để học sinh thảo luận nhóm, làm việc cá nhân nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức và khả năng sáng tạo của các em.

Thực tế cho thấy, nếu giáo viên soạn giáo án chi tiết về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học thì giáo viên sẽ làm chủ toàn bộ tri thức tiết học và sẽ cung cấp, hướng dẫn, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức bài dạy thuận lợi dễ dàng và đạt hiệu quả cao (học sinh học tập chủ động, tích cực, vận dụng được kiến thức của bài học để giải các bài tập). Ngược lại, nếu bài soạn của giáo viên không chi tiết, lên lớp giáo viên dạy tự do sẽ không làm chủ được tiết dạy, không làm bật được trọng tâm bài dạy, không gắn được kiến thức truyền thụ với thực tế có tính giáo dục cho học sinh, làm cho tiết học không đạt hiệu quả, học sinh dễ chán nản với tiết học và hiệu quả tiết học rất thấp.

Môn Vật lí ở trường THPT là môn học thực nghiệm, tri thức mà học sinh tiếp thu qua từng bài dạy hầu hết đều rút ra từ kết quả các thí nghiệm, nên đòi hỏi giáo viên soạn giảng phải chi tiết đến từng nội dung của từng đơn vị kiến thức bài dạy, chuẩn bị đủ các dụng cụ thí nghiệm, dự kiến trước những sai lầm của học sinh khi tiếp thu tri thức, từng đơn vị kiến thức mà giáo viên truyền đạt phải phù hợp với năng lực tiếp thu của từng em học sinh để đảm bảo tất cả học sinh của lớp phải tiếp thu được nội dung trọng tâm của bài.

Người CBQL nhà trường thông qua việc quản lí bài soạn của giáo viên trước khi giáo viên lên lớp sẽ dễ dàng biết được giáo viên chuẩn bị nội dung có đúng theo SGK, theo phân phối chương trình hay chưa, có chuẩn bị đủ các đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy chưa,…từ đó có biện pháp nhắc nhở, chỉ đạo giáo viên điều chỉnh kịp thời.

Trong trường THPT quản lí việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên thường thực hiện một số biện pháp như: hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giảng dạy, bài


soạn; phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng; bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT vào bài học; mua sắm đồ dùng dạy học và tài liệu tham khảo; thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên.

* Quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề của cuộc sống, môn học này cũng là nền tảng cho các ngành khoa học kĩ thuật, mà các em sẽ được học ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng hoặc Đại học. Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí là hướng dẫn học sinh học tập chủ động, tích cực, phát huy tính sáng tạo, rèn kĩ năng tính toán nhanh nhẹn, kĩ năng phát hiện giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống, rèn cho các em phương pháp làm việc trao đổi, thảo luận nhóm, hình thành năng lực tự học, chống lại thói quen ỷ lại của lối dạy học truyền thống “Thầy đọc - trò ghi”.

Đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động mang tính sáng tạo của giáo viên khi đứng lớp, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu giảng dạy, thường xuyên làm ĐDDH và ứng dụng CNTT,…

Để thực hiện tốt các yêu cầu vừa nêu, thì người CBQL nhà trường cần thực hiện tốt một số biện pháp quản lí đổi mới PPDH bộ môn Vật lí như:

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên và tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy bộ môn.

- Tổ chức cho giáo viên tham gia các hội thi như “Thiết kế bài giảng elearning”; “Dạy học theo chủ đề tích hợp”; “Giáo viên dạy giỏi”; “Thi ĐDDH tự làm”.

- Phân công giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia các hội thi “Nghiên cứu khoa học kĩ thuật”; “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”; “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn”; “Thực hành thí nghiệm”; “Giải toán Vật lí bằng máy tính cầm tay”;… nhằm phát huy phẩm chất và năng lực học sinh.

- Tổ chức các buổi hội giảng cấp trường, phát động phong trào thi đua dạy tốt trong đó nhấn mạnh đến tiêu chí đổi mới PPDH.


- Xây dựng các chủ đề dạy học bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

* Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học, nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, thái độ học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy học và hoạt động QLGD, cụ thể là:

Đối với học sinh, kiểm tra đánh giá giúp học sinh tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng so với yêu cầu môn học từ đó điều chỉnh được quá trình học tập của mình như tự ôn tập, tự củng cố bổ sung hoàn thiện kiến thức bằng các phương pháp tự học và hệ thống các phương pháp tư duy của chính mình. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập sẽ giúp cho quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kiểm tra giáo dục được ý thức tổ chức kỉ luật, tính trung thực, thẳng thắn đấu tranh chống những biểu hiện sai trái về thái độ, hành vi, thói quen xấu trong khi làm bài.

Đối với PHHS, qua kết quả kiểm tra hiểu rõ được trình độ tiếp thu kiến thức và năng lực của con, từ đó động viên, khích lệ tạo động lực cho con học tập tiến bộ hơn.

Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, qua kiểm tra giáo viên đánh giá đúng năng lực của từng học sinh để dễ dàng dạy học phân hóa theo từng đối tượng, từ đó có kế hoạch bồi giỏi, nâng kém cho học sinh một cách hiệu quả. Thông qua kết quả kiểm tra của học sinh thì giáo viên cũng thu được các “thông tin ngược” để nhận biết được kết quả giảng dạy của mình và điều chỉnh quá trình dạy học của mình ngày càng hoàn thiện hơn (hoàn thiện về phương pháp giảng dạy, về hình thức tổ chức lớp học, về nội dung truyền đạt cho học sinh,…) đồng thời có phương pháp khắc phục những yếu kém, kịp thời điều chỉnh những sai sót, lệch lạc mà học sinh đã bộc lộ qua kết quả kiểm tra.

Đối với CBQL nhà trường, đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh, trình độ tay nghề của giáo viên để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên và học sinh được tốt hơn. Đây là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo nhà trường, giúp người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023