Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thpt Thành Phố Móng Cái



Bảng kết quả khảo sát cho thấy việc chỉ đạo hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái đã được thực hiện ở hầu hết các nội dung, một số nội dung chỉ đạo được thực hiện tốt như: Tổ chức hội thảo chuyên đề về giáo dục môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Chỉ đạo triển khai nội dung giáo dục môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới; đánh giá kết quả dạy học môn Vật lí theo tiếp cận năng lực học sinh.

Trao đổi với giáo viên H ở trường THPT Chu Văn An, chúng tôi được biết Các trường THPT đã triển khai phân tích chương trình giáo dục THPT mới, phân tích chương trình dạy học môn Vật lí cấp trung học phổ thông, so sánh với chương trình hiện hành, xác định những nội dung mới và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trong tổ chức thực hiện dạy học.

Kết quả khảo cho thấy một số nội dung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới đạt mức trung bình bao gồm:

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Nâng cao năng lực giáo viên về dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Vật lí Chỉ đạo dạy thí điểm bài học Vật lí

Một số nội dung chỉ đạo chưa tốt còn hạn chế chưa đạt mức trung bình bao gồm các nội dung sau:

Chỉ đạo dạy chuyên đề tự chọn theo định hướng nghề nghiệp

Chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp, trải nghiệm và dạy học STEM

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Trao đổi với cán bộ quản lý trường THPT Lý Thường Kiệt chúng tôi được biết mặc dù đã triển khai văn bản hướng dẫn dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn và dạy học STEM; dạy học theo hướng trải nghiệm tuy nhiên do năng lực dạy học của giáo viên về lĩnh vực trên còn hạn chế mặt khác tư duy theo lối mòn chậm đổi mới làm cho tính hiệu quả triển khai chưa đạt yêu cầu, một số giáo viên lo dạy tích hợp nhiều bản thân giáo viên sẽ không đủ giờ lên lớp ảnh hưởng tới thi đua và xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái

Sử dụng câu hỏi phần phụ lục 1 và phụ lục 2 khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả thu được kết quả ghi ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái


Nội dung kiểm tra

- đánh giá

Mức độ thực hiện

Tổng số khách

thể

Tổng số

điểm


X

Tốt

Bình thường

Không tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1.Kiểm tra, đánh giá công tác lập kế hoạch dạy học

môn Vật lí


27


91


24


48


5


5


56


134


2,39

2. Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn TN và nhóm

chuyên môn Vật lí


22


66


20


40


14


14


56


120


2,14

3. Kiểm tra công tác chỉ đạo thực hiện chương trình

dạy học Vật lí


5


15


31


62


20


20


56


97


1,73

4. Kiểm tra soạn giáo án, tổ chức dạy học của giáo

viên Vật Lí


25


75


21


42


10


10


56


127


2,27

5. Kiểm tra công tác đánh giá kết quả học tập môn

Vật lí


20


60


16


32


20


20


56


112


2,00

6. Kiểm tra các điều kiện để thực hiện kế hoạch dạy

học Vật lí


32


96


16


32


8


8


56


136


2,43

7. Các nội dung

khác

8

24

26

52

22

22

56

98

1,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 10

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.7 cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình dạy học môn Hóa theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa đồng bộ ở các nội dung kiểm tra và kết quả thực hiện đạt được như sau;

Các nội dung kiểm tra thực hiện kế hoạch dạy học môn Vật lí đạt ở mức tốt bao gồm:

Kiểm tra, đánh giá công tác lập kế hoạch dạy học môn Vật lí đạt điểm trung bình trung 2,39 điểm;

Kiểm tra các điều kiện để thực hiện kế hoạch dạy học Vật lí đạt điểm trung bình là 2,43 điểm;

Các nội dung còn lại đạt mức trung bình, không có nội dung nào ở mức dưới trung bình.

Tuy nhiên với mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá như trên chưa đủ sức để tạo động lực cho hoạt động thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức phát triển và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình.

Quá trình tiếp cận hồ sơ lưu tại các nhà trường THPT thành phố Móng Cái cũng cho kết quả tương đồng với kết quả khảo sát trên phiếu. Theo đó, các nhà trường THPT thành phố Móng Cái chủ yếu kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học môn Vật lí của giáo viên thông qua các kênh đánh giá mang tính "truyền thống" như: Kiểm tra - đánh giá qua hồ sơ soạn giảng của GV Vật lí; Kiểm tra - đánh giá qua dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy Vật lí hay kiểm tra - đánh giá qua kết quả học tập môn Vật lí của học sinh. Các hình thức: Kiểm tra - đánh giá qua việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm dạy học của GV Vật lí và Kiểm tra - đánh giá qua việc sáng tạo, sử dụng các phương pháp kỹ thuật, đồ dùng dạy học môn Vật lí ít được thực hiện.

Khi đi vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của môn Vật lí, nếu tiếp tục duy trì việc kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học một cách đơn

điệu, chỉ dựa vào một số cách thức cũ có thể ảnh hưởng đến độ toàn diện, chính xác của các kết quả đánh giá. Vì chương trình giáo dục phổ thông mới của môn Vật lí mới được xây dựng theo hướng mở. Chương trình không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu học sinh cần đạt. Trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Vật lí, giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách giáo khoa, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học. Tính chủ động, sáng tạo của giáo viên lớn hơn so với dạy học môn Vật lí theo chương trình hiện hành. Do đó, việc kiểm tra

- đánh giá qua việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm dạy học của GV Vật lí và Kiểm tra - đánh giá qua việc sáng tạo, sử dụng các phương pháp kỹ thuật, đồ dùng dạy học môn Vật lí sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc giúp cho CBQL nhà trường có cái nhìn toàn diện về chất lượng dạy học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới để có những điều chỉnh cần thiết và phù hợp.

2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng là kết quả từ việc khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT thành phố Móng Cái.

Bảng 2.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tổng số khách thể


Tổng số

điểm



X

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

1. Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò, tầm quan trọng của QLDH môn Vật lí theo

CTGDPTM


37


111


19


38


0


0


56


149


2,66

2. Phẩm chất của

Hiệu trưởng

30

90

26

52

0

0

56

142

2,54

3. Năng lực quản

lý giáo dục của Hiệu trưởng


33


99


23


46


0


0


56


145


2,59

Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

4. Nhận thức, phẩm chất và năng lực của đội

ngũ GV Vật lí


41


123


15


30


0


0


56


153


2,73

5. Nhận thức và tính tích cực trong học tập môn Vật lí

của HS


27


91


24


48


5


5


56


134


2,39

Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

6. Cơ sở vật chất

của trường THPT.


32


96


24


48


0


0


56


144


2,57

7. Bối cảnh kinh tế - văn hoá - xã

hội địa phương


22


66


20


40


14


14


56


120


2,14

Trung bình chung

2,46

Bảng kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý hay môi trường quản lý đều có ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái.

Xem xét điểm trung bình của từng yếu tố có thể chỉ ra nhóm các yếu tố “Rất ảnh hưởng” đến quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái. Nhóm này là: Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò, tầm quan trọng của QLDH môn Vật lí; Năng lực quản lý giáo dục và phẩm chất của Hiệu trưởng; Nhận thức, phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV Vật lí; tính tích cực học tập của học sinh; Cơ sở vật chất của trường THPT. Như thế, nhóm các yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái bao gồm cả Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý.

So sánh kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng với kết quả khảo sát các nội dung quản lý dạy học môn Vật lí, thấy rằng có những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng chưa được thực hiện tối ưu ở các trường THPT thành phố Móng Cái, như vấn đề cơ sở vật chất, hay năng lực dạy học Vật lí của đội ngũ giáo viên. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái, cần thiết phải tính đến các yếu tố này.

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.5.1. Điểm mạnh

Kết quả khảo sát thực trạng tại các trường THPT thành phố Móng Cái cho phép tác giả nhận thấy:

Hoạt động dạy học môn Vật lí đã được tổ chức quy củ và nền nếp, bước đầu các trường THPT đã triển khai những định hướng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên chưa đồng bộ ở các nội

dung: Một số nội dung, hình thức và phương pháp đã thực hiện tốt như tổ chức thực hiện dạy lý thuyết; hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia; ôn luyện học sinh giỏi; tuy nhiên còn một số nội dung và hình thức chưa được coi trọng trong triển khai thực hiện như dạy tích hợp liên môn; dạy học Vật lí trải nghiệm; dạy học Vật lí theo hướng giáo dục STEM.

Trong công tác quản lý, phần lớn cán bộ quản lý các trường THPT thành phố Móng Cái đã phát huy được vai trò trong quản lý hoạt động dạy học Vật lí. Tùy tình hình thực tế ở mỗi trường, Hiệu trưởng cùng với tập thể Ban giám hiệu đã triển khai nhiều giải pháp để quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung và dạy học Vật lí nói riêng, từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo đến kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học để đảm bảo cho hoạt động dạy học Vật lí đạt được mục tiêu đề ra.

Trong công tác quản lý hoạt động dạy học Vật lí tại các nhà trường, một số mặt hoạt động đã đi vào nền nếp và phát huy hiệu quả. Có đánh giá tương đối tốt là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học Vật lí. Các nội dung tổ chức dạy học Vật lí hay chỉ đạo hoạt động dạy học Vật lí cũng có một số mặt được đánh giá tốt. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện dạy học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh còn thể hiện một số bất cập như: Chưa quan tâm sâu đến các nội dung tổ chức, chỉ đạo dạy tích hợp liên môn; dạy trải nghiệm; dạy Vật lí theo tiếp cận STEM; dạy chuyên đề tự chọn theo định hướng nghề nghiệp; công tác bồi dưỡng giáo viên đã được quan tâm nhưng chưa ở mức độ cao; hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chưa thực sự được đẩy mạnh và hiệu quả, hoạt động phối hợp các lực lượng để tổ chức dạy học gắn với thực tiễn chưa tốt; Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá...;

Nguyên nhân một bộ phận CBQL và giáo viên còn nhận thức chưa đầy đủ về chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn Vật lí, năng lực

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí