Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Quản Lí Việc Thực Hiện Nội Dung, Chương Trình Dạy Học Môn Vật Lí


Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí


TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Quản lí việc thực hiện chương trình, nội dung

dạy học đáp ứng với mục tiêu dạy học.

3.12

7

3.26

4

2

Chỉ đạo GV thực hiện đúng PPCT, không

được cắt xén chương trình.

3.52

3

3.32

3

3

Chỉ đạo và hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch

dạy học, phê duyệt kế hoạch dạy học của GV.

3.60

1

3.24

5

4

Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình của GV theo qui định của

Bộ GD và ĐT.

3.25

5

3.64

1

5

Tổ chức kiểm tra báo giảng, sổ đầu bài lớp học,

tập ghi chép của HS để nắm tiến độ thực hiện chương trình của GV.

3.32

4

3.56

2

6

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình

qua sổ nghị quyết họp tổ.

3.56

2

3.18

6

7

Dự giờ GV theo định kì, đột xuất để kiểm tra

việc thực hiện nội dung, chương trình.

3.24

6

3.14

7

8

Kiểm tra việc sử dụng các bộ TNTH, ĐDDH

của GV để nắm tiến độ thực hiện chương trình.

3.04

8

3.04

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 10

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Bảng số liệu chỉ ra rằng, một số nội dung mà lãnh đạo nhà trường quản lí tốt như chỉ đạo và hướng dẫn GVBM xây dựng kế hoạch dạy học và phê duyệt kế hoạch dạy học của GVBM có ĐTB = 3.60, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ nghị quyết họp tổ có ĐTB = 3.56, chỉ đạo GV thực hiện đúng PPCT, không được cắt xén chương trình có ĐTB = 3.52. Qua trao đổi với CBQL và


GVBM Vật lí ở trường THPT H, tôi được biết ngay từ đầu của mỗi năm học Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch dạy học của tổ, chỉ đạo GVBM xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân trình Hiệu trưởng kí duyệt, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua sổ báo giảng và sổ đầu bài được Hiệu trưởng kí duyệt kiểm tra hàng tuần.

Tuy nhiên, có ba nội dung mà CBQL nhà trường chưa thực hiện tốt là quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình thông qua việc dự giờ định kì, đột xuất của GV có ĐTB = 3.24 (xếp hạng 6); quản lí việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học đáp ứng với mục tiêu dạy học có ĐTB = 3.12 (xếp hạng 7); quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình thông qua kiểm tra việc sử dụng TNTH, ĐDDH của GV có ĐTB = 3.04 (xếp hạng 8).

Bảng số liệu cũng cho thấy, hiệu quả thực hiện về nội dung, chương trình dạy học bộ môn Vật lí ở một số nội dung đạt hiệu quả rất cao như: tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình của giáo viên theo qui định của Bộ GD và ĐT có ĐTB = 3.64 (hiệu quả nhất); tổ chức kiểm tra báo giảng, sổ đầu bài lớp học, vở ghi chép học sinh để nắm tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên có ĐTB = 3.56 (hiệu quả xếp nhì). Tuy nhiên, nội dung chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, phê duyệt kế hoạch dạy học của giáo viên đạt mức độ thực hiện thường xuyên nhất (ĐTB = 3.60) nhưng hiệu quả thực hiện chỉ xếp thứ 5 (ĐTB = 3.24). Điều này chứng tỏ rằng trong quản lí nhà trường nói chung và quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí nói riêng có những việc làm rất thường xuyên nhưng hiệu quả lại thấp và ngược lại, một số nội dung chỉ làm ở mức thường xuyên mà hiệu quả lại rất cao như tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình của giáo viên theo qui định của Bộ GD và ĐT có mức độ thực hiện ở mức thường xuyên (ĐTB = 3.25) nhưng hiệu quả rất cao (ĐTB = 3.64). Qua đây, ta kết luận mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung của công tác quản lí trong nhà trường không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với nhau mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng khác.


* Quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Trong hoạt động dạy và học môn Vật lí, muốn có tiết dạy thành công đạt hiệu quả cao thì khâu soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GVBM là cực kì quan trọng. Trong quản lí HĐDH thì khâu quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GVBM là công việc mà CBQL nhà trường đặc biệt quan tâm, vì nó quyết định gần như hoàn toàn hiệu quả dạy học của GV khi lên lớp giảng dạy. Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên và hiệu quả quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá như sau:

Bảng 2.19. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên


T T


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Có văn bản qui định cấu trúc mẫu giáo án và

phê duyệt giáo án trước khi GV lên lớp.

3.28

1

3.32

3

2

Bồi dưỡng kĩ năng soạn giáo án cho GV và

qui định về việc chuẩn bị bài lên lớp của GV.

3.24

2

3.52

1

3

Giáo án của GV được kí duyệt trước khi lên

lớp giảng dạy ít nhất 1 tuần.

3.18

3

3.26

4

4

Kiểm tra đột xuất giáo án và việc chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm, TBDH của GV khi

lên lớp.

3.14

4

3.46

2

5

Tổ chức hội thi thiết kế bài giảng elearning

cho các bài dạy khó.

2.88

5

2.86

5

6

Tổ chức kiểm tra chéo giáo án trong tổ bộ

môn.

2.72

6

2.72

6

7

Qui định xét thi đua, đánh giá viên chức cuối năm có tiêu chí về việc soạn bài và chuẩn bị

bài lên lớp của GV.

2.58

7

2.60

7

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Bảng số liệu cho thấy, thực trạng quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GVBM Vật lí được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá mức độ thực hiện đạt từ khá

trở lên có ĐTB dao động từ 2.58 3.28 , đặc biệt nội dung có văn bản qui định mẫu

cấu trúc giáo án và phê duyệt giáo án trước khi lên lớp có ĐTB = 3.28 (xếp hạng 1), nhưng hiệu quả có ĐTB = 3.32 (xếp hạng 3). Qua trao đổi với cô T tổ trưởng tổ Vật lí trường THPT B, tôi biết được thông tin: Hiệu trưởng có qui định cấu trúc mẫu giáo án để GV thực hiện, nhưng vẫn còn GV soạn bài chỉ để đối phó với các đợt kiểm tra nội bộ hay thanh tra của Sở, còn khi đứng lớp giảng dạy thì GV thường không thực hiện dạy theo phương hướng mà giáo án đề ra, mà GV chỉ dạy theo kinh nghiệm của bản thân, việc làm này gây khó khăn đến việc xây dựng đề cương ôn tập chung của khối đáp ứng các kì thi hoặc các đợt kiểm tra tập trung tại trường, nhất là các khối lớp có từ 02 GV trở lên cùng dạy.

* Quản lí việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên

Dự giờ và đánh giá giờ dạy của GV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất mà CBQL các trường ưu tiên thực hiện trong quản lí HĐDH. Ý nghĩa của việc dự giờ và đánh giá giờ dạy GV của người CBQL nhà trường là tư vấn, thúc đẩy GV, giúp GV nhận ra và phát huy những điểm mạnh, đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế để từng bước xây dựng đội ngũ GV có năng lực chuyên môn vững vàng, nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH của đơn vị. Kết quả khảo sát về vấn đề này được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá cụ thể là:


Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên


TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Có kế hoạch dự giờ cả năm học.

3.80

2

3.70

3

2

Có văn bản qui định về số tiết dự của GV

trong từng tháng, học kì và cả năm học.

3.84

1

3.76

2

3

Sinh hoạt cách đánh giá và xếp loại giờ dạy

của GV.

3.76

3

3.86

1

4

Kiểm tra định kì, đột xuất sổ dự giờ của GV để ghi nhận số lượng và chất lượng các tiết

dự.

3.68

4

3.62

4

5

Tổ chức hội giảng cấp trường và tiến rút kinh

nghiệm sau tiết dạy.

3.64

5

3.60

5

6

Tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trường hàng

năm.

3.58

6

3.58

6

7

Qui định xét thi đua, đánh giá viên chức cuối

năm có tiêu chí về việc dự giờ của GV.

3.56

7

3.56

7

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Bảng số liệu cho thấy, quản lí việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của GVBM Vật lí được thực hiện rất tốt với ĐTB dao động từ 3.56 3.84 , trong đó nội dung có văn bản qui định về số tiết dự giờ của GV trong từng tháng, từng học kì và cả năm học được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá rất thường xuyên ĐTB = 3.84 (xếp hạng 1) và hiệu quả có ĐTB = 3.76 (xếp hạng 2), còn nội dung sinh hoạt cách đánh giá xếp loại giờ dạy của GV có ĐTB = 3.76 (xếp hạng 3), nhưng hiệu quả cao nhất với ĐTB =

3.86. Qua trao đổi với CBQL, GVBM Vật lí, tôi ghi nhận được đánh giá chung như sau: hiệu quả của hoạt động dự giờ và đánh giá giờ dạy của GV không phải được quyết định bởi chỗ Hiệu trưởng qui định số tiết dự giờ cho GV, hay việc chỉ đạo


GVBM phải dạy bao nhiêu tiết cho tổ chuyên môn dự, mà hiệu quả của hoạt động này là việc qua từng tiết dự giờ thì người dự và người dạy đều phải rút ra được những ưu điểm của đồng nghiệp để học tập và nhân rộng, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục. Trao đổi với thầy N tổ trưởng trường THPT X, được thầy N chia sẻ việc đánh giá giờ dạy của GV trong tổ chuyên môn thì hầu như 100% GV dự đều cho loại giỏi, trong buổi họp rút kinh nghiệm sau tiết dạy thì GV chỉ nêu lên ưu điểm, rất ít nói lên những hạn chế của đồng nghiệp vì sợ mất lòng với đồng nghiệp.

* Quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên môn Vật lí

Nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ GVBM là nhiệm vụ rất quan trọng mà người CBQL phải thực hiện hàng năm tại đơn vị, qua công tác bồi dưỡng sẽ kịp thời phát hiện những nhân tố tích cực, có chuyên môn sâu để phân công các nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm như bồi dưỡng HS giỏi các cấp, cũng như kịp thời bổ sung vào nguồn cán bộ qui hoạch của đơn vị, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV tại đơn vị. Để khảo sát thực trạng này, tôi lập phiếu khảo sát với đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí về mức độ thường xuyên và hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ GV được kết quả như sau:

Bảng 2.21. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Có kế hoạch đưa GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3.92

1

3.86

1

2

Xây dựng kế hoạch cho GV tự bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo qui định.

3.68

3

3.24

3

3

Tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong trường, với các đơn vị bạn.

3.88

2

3.84

2

4

Tập huấn cho GV sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học và kiểm tra.

2.34

4

2.26

4

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Bảng số liệu cho thấy, Hiệu trưởng có xây dựng kế hoạch đưa GVBM Vật lí học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở mức độ rất thường xuyên có ĐTB = 3.92 (xếp hạng 1) và có hiệu quả cao nhất có ĐTB = 3.86, tổ chức các buổi giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong trường, với GV các đơn vị bạn ở mức rất thường xuyên có ĐTB = 3.88 (xếp hạng 2) và hiệu quả rất cao có ĐTB = 3.84 (xếp hạng 2).

Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch cho GV tự bồi dưỡng thường xuyên hàng năm mức độ thực hiện rất thường xuyên có ĐTB = 3.68 (xếp hạng 3), nhưng hiệu quả bồi dưỡng chỉ đạt khá có ĐTB = 3.24 (xếp hạng 3). Qua trao đổi với CBQL, GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long tôi được biết: mặc dù CBQL tạo điều kiện thuận lợi cho GV tự bồi dưỡng nhưng GVBM Vật lí đa số ngại khó, tinh thần, thái độ tự bồi dưỡng không cao nên hiệu quả đạt khá.

Thực trạng khảo sát cũng chỉ ra rằng, việc tập huấn cho GV sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học và trong kiểm tra cho GVBM Vật lí được đánh giá chỉ ở mức không thường xuyên có ĐTB = 2.26. Để tìm hiểu nguyên nhân, tôi trao đổi với CBQL, GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đều có nhận định chung là: việc tập huấn nội dung vừa nêu chỉ được lãnh đạo nhà trường thực hiện 1 lần/năm học, hiệu quả buổi tập huấn không cao vì nội dung sơ sài, mặt khác CSVC nhà trường cũng không trang bị đủ ti vi, máy vi tính để phục vụ cho việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng ứng dụng CNTT.

2.4.1.3. Quản lí việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên

TBDH hỗ trợ rất lớn cho tiết học trên lớp đạt hiệu quả cao, môn Vật lí là môn thực nghiệm nên TBDH đóng vai trò quan trọng cho việc truyền tải kiến thức đến HS vì hầu hết các kiến thức của bài học đều được rút ra từ các thí nghiệm Vật lí. Để tìm hiểu thực trạng này, tôi khảo sát với đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thu được kết quả:


Bảng 2.22. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí sử dụng TBDH của giáo viên



TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Kiểm tra kế hoạch sử dụng TBDH và THTN

của tổ chuyên môn.

3.52

3

3.56

4

2

Tổ chức hội giảng cấp trường với chuyên đề “Hiệu quả của việc sử dụng TBDH trong tiết học” để bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH

cho GV.

2.70

5

3.82

1

3

Kiểm tra sổ sử dụng TBDH và sổ TNTH tại

phòng thí nghiệm.

3.68

1

3.72

3

4

Kiểm tra giáo án của GV.

3.60

2

3.52

5

5

Lên kế hoạch dự giờ các tiết có sử dụng

TBDH hoặc THTN của GV.

2.80

4

3.78

2

6

Qui định xét thi đua, đánh giá viên chức cuối

năm có tiêu chí về việc sử dụng TBDH của GV.

2.40

6

2.50

6

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018) Bảng số liệu cho thấy, các nội dung như: kiểm tra kế hoạch sử dụng TBDH và

TNTH của tổ chuyên môn; kiểm tra sổ sử dụng TBDH và sổ TNTH tại phòng thí nghiệm; kiểm tra giáo án của GV. CBQL các trường có quan tâm thực hiện nên

được đánh giá ở mức rất thường xuyên với ĐTB dao động từ

3.52 3.68

và hiệu

quả đạt rất cao với ĐTB dao động từ 3.52 3.72 . Đặc biệt, nội dung tổ chức hội

giảng cấp trường với chuyên đề “Hiệu quả của việc sử dụng TBDH trong tiết học” để bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho GV thì mức độ thực hiện được đánh giá ở mức không thường xuyên có ĐTB = 2.70 (xếp hạng 5) nhưng hiệu quả lại cao nhất với ĐTB = 3.82. Qua trao đổi với GVBM Vật lí ở các trường, tôi biết được nguyên nhân: Hiệu trưởng có chỉ đạo việc tổ chức hội giảng cho GV toàn trường dự để học tập và trao đổi kinh nghiệm, nhưng chủ yếu tổ chức để có phong trào, mừng

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí