Lí Luận Về Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí Ở Trường Trung Học Phổ Thông


trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân” (Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Việt Phú, 2012).

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh” (Phạm Minh Hạc, 1998).

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” (Trần Kiểm, 2002).

Bản chất của hoạt động quản lí trong nhà trường là quản lí hoạt động dạy học. Quản lí nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những qui luật chung của quản lí, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng, được qui định bởi bản chất hoạt động sư phạm riêng của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lí vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình.

1.2.3. Hoạt động dạy học‌

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những con đường thực hiện mục đích giáo dục, dạy học thực chất là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học.

Hoạt động dạy của GV: Hoạt động dạy của giáo viên diễn ra theo một quá trình nhất định, gọi là quá trình dạy học. Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của GV và HS dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của GV nhằm giúp cho HS tự giác, tích cực, chủ động nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, qua đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hoạt động; hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học.

Hoạt động học của HS: Với sự hướng dẫn của GV, HS không ngừng vận động và phát triển nhằm chiếm lĩnh tri thức. Như vậy đối với người học từ chỗ chưa ý thức đầy đủ, sâu sắc, đến có ý thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nhiệm vụ học tập; từ tri thức đến việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo; từ đó biết vận dụng những điều đã học


vào các tình huống quen thuộc và các tình huống mới, trên cơ sở đó có thể tư duy sáng tạo và ngày càng hoàn thiện các năng lực cá nhân, phẩm chất hoạt động trí tuệ, cũng như hoàn thiện thế giới quan khoa học và các phẩm chất đạo đức cá nhân.

Trong nhà trường quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy giữ vai trò chủ đạo. Các hoạt động này có mục tiêu rõ ràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể thực hiện - đó là thầy và trò, với những phương pháp và phương tiện nhất định. Sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy và học phải đạt tới những kết quả mong muốn.

Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.

Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta có thể đi đến kết luận: hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giáo viên, giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học. Vì vậy, muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người Hiệu trưởng phải đặc biệt chú ý hoàn thiện hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh.

Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống, thì trong đó quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lí nhà trường là: hành động quản lí (điều khiển hoạt động dạy học) của Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lí


hoạt động học của trò.

1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học‌

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lí nhà trường thực chất là quản lí quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập – tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học.

Quản lí hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.3. Lí luận về hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông

1.3.1. Vị trí, vai trò của môn Vật lí trong trường trung học phổ thông‌

Giáo dục bậc THPT giúp học sinh hoàn thiện các kiến thức khoa học mà các em đã được học sơ lược ở bậc trung học cơ sở, giúp các em có thể hiểu và giải thích các hiện tượng gần gũi, đơn giản mà các em gặp trong cuộc sống, tạo tiền đề cho các em học tiếp ở bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề để làm chủ cuộc sống của bản thân.

Môn Vật lí có vị trí, vai trò rất quan trọng trong trường THPT, thể hiện cụ thể:

- Giúp học sinh làm chủ thế giới tự nhiên, rèn tư duy khoa học, giải thích một cách khoa học các hiện tượng trong cuộc sống.

- Học tốt môn Vật lí sẽ giúp các em dễ dàng học tốt các chuyên ngành về kĩ thuật và công nghệ.

- Môn Vật lí có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và thẫm mĩ cho học sinh.

- Giúp học sinh có kĩ năng thực hành tốt, rèn tính chất xác, cẩn thận.

- Giúp học sinh phát triển tư duy và cách làm việc khoa học, học sinh sẽ thông minh, tự tin và năng động hơn vì vận dụng được nhiều kiến thức khoa học vào cuộc sống.


1.3.2. Đặc trưng dạy học môn Vật lí‌

1.3.2.1. Mục tiêu môn Vật lí ở bậc trung học phổ thông

* Về kiến thức, học sinh được trang bị các kiến thức cơ bản như:

- Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.

- Các đại lượng Vật lí.

- Các định luật Vật lí.

- Các ứng dụng Vật lí trong kĩ thuật và trong tự nhiên.

- Các thí nghiệm Vật lí.

* Về kĩ năng, rèn luyện học sinh các kĩ năng quan trọng như:

- Kĩ năng quan sát, giải thích hiện tượng Vật lí.

- Kĩ năng thu thập thông tin Vật lí.

- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm Vật lí.

- Kĩ năng dự đoán tình huống trong Vật lí.

- Kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp trong Vật lí.

- Kĩ năng tính toán, tính chính xác nhanh nhẹn trong xử lí thông tin Vật lí.

- Kĩ năng vẽ hình, đo đạc trong Vật lí.

- Kĩ năng suy luận, giải toán Vật lí.

* Về tình cảm và thái độ, hình thành cho học sinh:

- Ý thức tự học, tự rèn.

- Hứng thú với môn học và tự tin trong học tập.

- Biết trân trọng các kết quả của các nhà khoa học đã nghiên cứu.

- Có thái độ khách quan, trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả của mình và của người khác.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.


1.3.2.2. Nội dung, chương trình môn Vật lí ở bậc trung học phổ thông Bảng 1.1. Kế hoạch dạy học (chương trình chuẩn)

Lớp

Số tiết/tuần

Số tuần

Tổng số tiết/năm

10

2

35

70

11

2

35

70

12

2

35

70

Tổng cộng

105

210

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 4

Nguồn: Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT năm 2006

Bảng 1.2. Nội dung dạy học lớp Vật lí 10


TT

Chương

Số tiết

1

Động học chất điểm

15

2

Động lực học chất điểm

12

3

Cân bằng và chuyển động của vật rắn

11

4

Các định luật bảo toàn

11

5

Chất khí

06

6

Cơ sở nhiệt của nhiệt động lực học

05

7

Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

10

Tổng

70

(Nguồn: Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT năm 2006)

Bảng 1.3. Nội dung dạy học lớp Vật lí 11


TT

Chương

Số tiết

1

Điện tích. Điện trường

09

2

Dòng điện không đổi

13

3

Dòng điện trong các môi trường

12

4

Từ trường

12

5

Cảm ứng điện từ

06

6

Khúc xạ ánh sáng

05

7

Mắt. Các dụng cụ quang

13

Tổng

70

(Nguồn: Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT năm 2006)


Bảng 1.4. Nội dung dạy học lớp Vật lí 12


TT

Chương

Số tiết

1

Dao động cơ

10

2

Sóng cơ

09

3

Dòng điện xoay chiều

14

4

Dao động và sóng điện từ

07

5

Sóng ánh sáng

10

6

Lượng tử ánh sáng

09

7

Phản ứng hạt nhân

08

8

Từ vi mô đến vĩ mô

03

Tổng

70

(Nguồn: Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT năm 2006)

1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy môn Vật lí trong trường trung học phổ thông‌

1.3.3.1. Phương pháp dạy học, đồ dùng và thiết bị dạy học môn Vật lí

* Phương pháp dạy học

Theo từ điển Tiếng Việt: Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thị Hương Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí

Minh, tác giả quyển “Dạy học tích cực” cho rằng phương pháp dạy học có các dấu hiệu đặc trưng như:

- Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của người học và cách thức điều khiển nó nhằm đạt được mục đích đề ra.

- Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của nội dung dạy học.

Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một hoạt động cụ thể - hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau: hoạt động dạy của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, hoạt động học của người học đóng vai trò chủ động. Vì vậy, nói đến phương pháp dạy học là nói đến tổ hợp cách thức làm việc của giáo viên và người học.

Từ đó có thể nêu lên khái niệm: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp thống nhất của giáo viên và người học trong hoạt động dạy học,


được tiến hành với vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

Theo ý kiến cá nhân tôi thì phương pháp dạy học là một nghệ thuật giúp học sinh hiểu bài, vận được được kiến thức một cách năng động, sáng tạo.

* Đồ dùng và thiết bị dạy học môn Vật lí

Đồ dùng và thiết bị dạy học môn Vật lí góp phần quan trọng cho tiết dạy và học thành công, yêu cầu: đồ dùng và thiết bị dạy học phải đầy đủ, chính xác khi làm thí nghiệm thực hành (hoặc thí nghiệm biểu diễn) trên lớp hay tại phòng thí nghiệm. Trong chương trình môn học, nhiều khái niệm, định nghĩa, định luật, hiện tượng đều được hình thành bằng con đường thực nghiệm. Khi làm thí nghiệm Vật lí thì tư duy lí luận, óc suy đoán, kí năng quan sát, đánh giá cũng được phát triển

mạnh mẽ trong học sinh.

Tăng cường đồ dùng, thiết bị dạy học nếu được bảo quản tốt, sử dụng hiệu quả thì sẽ phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí bậc THPT.

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Vật lí đa phần được xây dựng hoặc rút ra từ thí nghiệm. Học sinh học Vật lí sẽ giúp các em phát triển mạnh về tư duy sáng tạo, kĩ năng quan sát, phân tích và đánh giá chính xác sự vật hiện tượng từ đó hình thành phẩm chất tốt, tính trung thực trong nghiên cứu khoa học, trong làm việc và trong cuộc sống. Để có hiệu quả trong công tác dạy học Vật lí cấp THPT thì giáo viên cần có các phương pháp dạy học tích cực và người CBQL cần có nhiều biện pháp tốt trong quản lí hoạt động dạy học.

1.3.3.2. Hình thức tổ chức dạy môn Vật lí trong trường trung học phổ thông

Khi tiến hành hoạt động dạy học, giáo viên có thể tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú như:

- Theo số lượng học sinh tham gia: dạy theo nhóm và toàn lớp.

- Theo thời gian: tiến hành theo tiết qui định (45 phút/tiết).

- Theo không gian: dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp, dạy học qua mạng (trang “Trường học kết nối”, Facebook,…).


- Theo mục tiêu bài học: giờ học hình thành lí thuyết trên lớp, giờ học hình thành kĩ năng thực hành, giờ ôn tập, giờ làm bài tập, giờ kiểm tra,…

1.3.4. Định hướng đổi mới dạy học‌

1.3.4.1. Xu hướng dạy học môn Vật lí hiện nay trong trường trung học phổ thông

Thực hiện theo Nghị quyết số 29 – NQ/TW, giáo viên Vật lí thường dạy theo một số xu hướng như:

- Dạy học giải quyết vấn đề: Là một hệ thống phương pháp dạy học, trong đó giáo viên nêu ra vấn đề học tập, tạo ra tình huống có vấn đề (tình huống nghịch lí; tình huống tại sao; tình huống lựa chọn; tình huống bác bỏ) tổ chức, hướng dẫn người học tự lực tìm tòi cách giải quyết vấn đề, qua đó người học tự lĩnh hội tri thức mới và cách hành động mới, hình thành phát triển năng lực sáng tạo (Trần Thị Hương, 2012).

Phương pháp này giúp học sinh hứng thú, vì giải quyết vấn đề phải xây dựng tri thức mới từ bài học, học sinh sẽ nắm rất chắc kiến thức vì hiểu rõ được con đường hình thành.

- Dạy học theo nhóm: Là cách thức giáo viên chia học sinh thành từng nhóm để thảo luận về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập (Trần Thị Hương, 2012).

Phương pháp này học sinh được giao nhiệm vụ học tập, được thảo luận trực tiếp với nhau và với giáo viên, tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh,…để đạt được kết quả và hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Học theo cách này học sinh tự hành động để tìm ra tri thức mới nên rèn được tư duy tích cực, sáng tạo và chủ động trong suốt buổi học. Để đạt được thành công, giáo viên phải chuẩn bị tốt bài giảng và các phương tiện dạy học và phải có kĩ năng quản lí nhóm (kĩ năng điều động các nhóm làm việc, kĩ năng quan sát, kĩ năng nhận xét đánh giá).

- Dạy học theo tình huống: Là cách thức giáo viên tổ chức cho người học tự lực nghiên cứu và giải quyết các tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp gắn với những chủ đề học tập, qua đó người học tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023