Đối Với Giáo Viên Nói Chung Và Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Nói Riêng


Nghiên cứu, điều chỉnh về chế độ chính sách đối với GV làm công tác CNL.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng

Tăng cường nguồn tài chính, đầu tư cơ sở vật chất thỏa đáng cho giáo dục để đủ điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục theo yêu cầu đổi mới, có quy định dành một phần kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kinh phí đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập kinh nghiệm.

Có chế độ khen thưởng GVCN có nhiều đóng góp cho công tác giáo dục HS của tỉnh giống như các GV bộ môn có thành tích cao trong giảng dạy HS.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng

Sở GD&ĐT ra các văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác GVCN lớp.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp thường xuyên, phù hợp với thực tế hiện nay. Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác CNL.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên của ngành giáo dục hội tụ đầy đủ về phẩm chất trình độ và kỹ năng để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cấp THPT ở các trường, trong đó có GVCN lớp

2.4. Đối với các trường THPT thành phố Sóc Trăng

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể về công tác CNL phù hợp với đặc điểm nhà trường.

Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác CNL và các tình huống nảy sinh trong quá trình giáo dục.

Tạo mọi điều kiện giúp GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có chế độ đãi ngộ, động viên, khen thưởng nhằm thúc đẩy công tác chủ nhiệm lớp phát triển.

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức tin học để GVCN khai thác và ứng dụng CNTT trong công giáo dục HS.

2.5. Đối với giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng

Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của GVCN lớp trong việc phát triển toàn diện HS.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao. Luôn là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, hành vi, lối sống để các thế hệ HS noi theo.


Thường xuyên học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT, cập nhật các kỹ năng sống cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Không ngừng nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức tin học để khai thác và ứng dụng CNTT trong công giáo dục HS.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (2004). Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội.

Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2009). Chế độ làm việc đối với GV phổ thông.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2007). Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2009). Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV trung học phổ thông. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2011). Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2012). Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GD mầm non, phổ thông và GD thường xuyên. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2015). Dự thảo chương trình phổ thông mới sau năm 2015.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2015). Chỉ thị số 3131 về nhiệm vụ trong tâm năm học của GD mầm non, phổ thông và GD thường xuyên.

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2008). Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và XH trong công tác GD trẻ em, HS, sinh viên.

Bùi Đức Tịnh. (2004). Từ điển Tiếng Việt. Nxb Văn hóa Thông tin.

Bùi Việt Phú (chủ biên), Nguyễn Văn Đệ, Đặng Bá Lãm. (2014). Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng.


Đảng cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Đảng cộng sản Việt Nam. (2011). Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020.

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo và Bùi Việt Phú. (2012). Một số góc nhìn về quản lý và phát triển giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú. (2012). Một số góc nhìn về quản lý và phát triển giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Đặng Vũ Hoạt. (1998). Giáo dục học - tập 1,2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Hà Nhật Thăng. (1998). Công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Hà Thế Ngữ. (2001). Giáo dục học-một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Harold Koontz, Cyril Ódonnell, Heinz weihrich. (1992). Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

Harvey B. Elvy. (2004). Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Lê Thị Huyền Trang, Minh Huệ. (2011). Hướng dẫn tìm hiểu những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết, (Sưu tầm, biên soạn). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

M.I Kônzacov. (1994). Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Giáo dục, Trường CBQL GD Trung ương I và Viện khoa học giáo dục.

Mai Quang Huy. (2007). Tổ chức, quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục, ĐH quốc gia Hà Nội.

N.I.Bônđưrep. (1984). Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp. Nxb Giáo dục Matxcơva. Nguyễn Minh Đạo. (1997). Cơ sở khoa học về quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Quan. (1998). Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Giáo dục. Trường CBQL Giáo dục Trung ương I, Hà Nội.


Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (1996). Lý luận đại cương về quản lý. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên). (2011). Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trường THCS, trưòng THPT, Bộ GD-ĐT (tài liệu lưu hành nội bộ). Hà Nội.

Nguyễn Văn Đệ (chủ biên), Phạm Minh Hùng. (2013). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý GD. Nxb giáo dục Việt Nam. Hà Nội.

Phạm Minh Giản. (2013). Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Giáo dục Việt Nam. Hà Nội.

Phạm Minh Hạc. (1981). Phương pháp luận khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Phạm Viết Vượng. (2008). Giáo dục học. Nxb Hà Nội. Quốc hội. (2009). Luật giáo dục, bổ sung sửa đổi.

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2005). Luật giáo dục.

Thái Duy Tuyên. (2001). Giáo dục học hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Kiểm. (2004). Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Trần Kiểm. (2009). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Trần Mạnh Dũng, Trần Trọng Hà và Bùi Đức Thạch. (1978). Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức của GVCN lớp. Nxb Giáo dục TP Hồ Chí Minh.

Trần Thị Hương (chủ biên) Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua. (2014). Giáo trình Giáo dục học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.

Vũ Dũng và Phùng Đình Mẫn. (2007). Giáo trình tâm lý học quản lý. Nxb Giáo dục.


PHỤ LỤC

P1

PHIẾU KHẢO SÁT

VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GVCN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GVCN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, SÓC TRĂNG

(Dành cho Cán bộ quản lý)

Kính gửi: Quý Thầy, Cô!

Đội ngũ GVCN lớp là tập hợp các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, được tổ chức thành một lực lượng hoạt động có kế hoạch, theo nội quy, quy đinh cụ thể, cùng chung một nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GVCN và quản lý đội ngũ GVCN ở các trường THPT Thành Phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện HS THPT. Xin quý Thầy/ Cô cho biết ý kiến về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) hoặc điền thông tin vào ô trống có nội dung phù hợp với thực tế đơn vị.

Ý kiến của quý Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý Thầy/ Cô.

Trân trọng cám ơn!

I. Thông tin cá nhân

- Giới tính - Nam - Nữ

- Công việ - Hiệu trưởng - Phó Hiệu Trưởng - Tổ trưởng

- Trình độ chuyên môn: - Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ

- Vào ngành: Dưới 5 năm Từ 5 – 10 năm Trên 10 năm đến 15 năm Trên 15 năm đến 20 năm Trên 20 năm

- Làm quản lí: Dưới 5 năm 5 đến 10 năm Trên 10 năm đến 15 năm Trên 15 năm

- Công tác tại trường: …………………………………..........................

II. Thông tin về quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Câu 1: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý, giáo dục HS?

Rất quan trọng Quan trọng


Ít quan trọng Không quan trọng

Câu 2: Theo quý Thầy/Cô, giáo viên ở trường Thầy/Cô có thích làm công tác chủ nhiệm lớp không?

Rất thích Thích

Bình thường Không thích

Câu 3: Trong nhà trường, người trực tiếp quản lý hoạt động của đội ngũ GVCN lớp là: Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng

Tổ trưởng bộ môn Tổ trưởng tổ chủ nhiệm

Câu 4: Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình về mức độ đạt được các tiêu chí về phẩm chất đạo đức nhà giáo đối với GVCN ở đơn vị:

Tiêu chí

Tốt

Khá

TB

Yếu

1. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.





2. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực

hiện nghĩa vụ công dân.





3. Chấp hành luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của

ngành, có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm.





4. Sáng tạo, năng động, khách quan trong công tác giáo dục.





5. Kiêm trì, điềm đạm, tự tin, quyết đoán.





6. Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, có lòng vị

tha, nhiệt tình, tận tâm với công việc chủ nhiệm.





7. Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với HS, giúp

HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện.





8. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, là tấm

gương tốt cho HS noi theo.





9. Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức

xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu GD.





10. Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc

dân tộc và môi trường GD; có tác phong mẫu mực.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng - 17


Câu 5: Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình về tiêu chí năng lực đạt được của GVCN ở đơn vị:

Tiêu chí

Nội dung

Tốt

Khá

TB

Yếu


NĂNG LỰC DẠY HỌC

1. Có kiến thức về tâm lí lứa tuổi, tâm lí

xã hội, tâm lí sư phạm.





2. Nắm vững các nội dung tìm hiểu học

sinh và tập thể học sinh.





3. Có phương pháp tìm hiểu học sinh và

tập thể học sinh.





4. Có phương pháp thu thập và xử lí thông

tin về đặc điểm của HS và tập thể HS.





5. Có phương pháp phân tích và vận dụng thông tin thu nhập vào công tác giáo dục

HS trong lớp.





6 Phát hiện và giải quyết những vấn đề

nãy sinh trong thực tiễn giáo dục HS.






NĂNG LỰC GIÁO DỤC

7. Nắm vững nội dung và phương pháp

công tác chủ nhiệm lớp.





8. Nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm và

xây dựng tập thể HS vững mạnh.





9. Có năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện HS một lớp phù

hợp, khả thi.





10. Có năng lực xây dựng kế hoạch chủ

nhiệm lớp phù hợp.





11. Nắm vững và vận dụng các phương

pháp giáo dục.





Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí