Những Cơ Sở Và Nguyên Tắc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lí Dạy Học Môn Vật Lí Các Trường Trung Học Phổ Thông Ở Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long


của các bộ môn, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất của HS, sử dụng các PPDH tích cực mang tính đặc thù của bộ môn; phong trào tự làm ĐDDH; chưa thường xuyên tổ chức tập huấn cho GVBM sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học và trong kiểm tra; chưa trang bị đủ các phương tiện hiện đại và TBDH phục vụ bộ môn Vật lí.

Trình độ, kinh nghiệm giảng dạy giữa các GVBM Vật lí không đồng đều, vẫn còn GV có tư tưởng an phận không cầu tiến, nên không đổi mới PPDH, không nắm bắt kịp việc đổi mới trong HĐDH.

Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho GVBM thông qua các buổi hội giảng, thao giảng, làm ĐDDH,… cũng chưa được CBQL nhà trường quan tâm chỉ đạo đúng mức.

Công tác quản lí, trang bị CSVC – TBDH hiện đại cho bộ môn còn hạn chế. Công tác chỉ đạo GVBM thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn việc tự học của

HS chưa được CBQL các trường quan tâm, vẫn còn HS có ý thức học tập môn Vật lí chưa cao.


Tiểu kết Chương 2

Chương 2 đã khái quát được tình hình kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển GD các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời thu thập, thống kê phân tích số liệu cụ thể về tình hình đội ngũ CBQL, GVBM, HS và cũng đánh giá được thực trạng về HĐDH bộ môn Vật lí của GV và HS.

Qua khảo sát thực trạng HĐDH và quản lí HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Nó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ CBQL, GVBM Vật lí của các trường trong khoảng thời gian vừa qua. Qua khảo sát, cũng thấy rõ được những ưu điểm và những hạn chế trong công tác quản lí HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp quản lí khoa học, có tính cấp thiết và tính khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn.


Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 13

CHƯƠNG 3‌

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN

VẬT LÍ CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG

3.1. Những cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

3.1.1. Cơ sở xác lập các biện pháp

3.1.1.1. Cơ sở pháp lí

Trong thế kỷ XXI, với sự bùng nổ của tri thức khoa học công nghệ mà đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tay nghề cao để thuận lợi trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức của nước nhà. Cạnh tranh giữa các nước hiện nay thực chất là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ.

Thấy rõ được vấn đề cấp thiết nêu trên, BCHTW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Chỉ thị đã nêu rõ: “Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu tự giải quyết vấn đề, phát huy năng thực sáng tạo cho người học... Tích cực áp dụng cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy học”.

Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 03 tháng 10 năm 2012 “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất,


chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X nhiệm kì 2015 - 2020 đề ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh là: “Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Lấy nguồn nhân lực chất lượng cao làm trọng tâm phát triển” đã chỉ rõ: Tập trung đổi mới công tác quản lí, bảo đảm dân chủ, thống nhất, xem trọng chất lượng đồng thời tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và dạy nghề. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu. Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có tri thức, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp và có đạo đức, lối sống tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.1.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực như y học, công nghệ, năng lượng, kĩ thuật,…được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Môn Vật lí là một trong những bộ môn quan trọng nhất cho sự phát triển của KHKT, đặc biệt là khoa học thực nghiệm. Ở bậc THPT, môn học này trang bị rất nhiều kiến thức gần gũi với thực tế cuộc sống, liên quan đến nhiều lĩnh vực như: cơ học, điện học, nhiệt học và quang học, là môn học mà HS cho là khô khan, khó tiếp thu, khó vận dụng và khó nhớ. Vì vậy, để HS thích thú và học tốt môn học, đòi hỏi người GV phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm tốt, đặc biệt phải có PPDH thu hút HS và kĩ năng thực hành giỏi, phải am hiểu về lĩnh vực KHKT, đồng thời phải gần gũi, ân cần và thấu hiểu HS.

Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn không ít GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long khi soạn giáo án ít cập nhật thông tin mới vào bài dạy, giáo án soạn vẫn theo hướng cũ nên khi lên lớp giảng dạy thường truyền thụ kiến thức cho HS theo kiểu “một chiều” là “Thầy đọc – trò ghi” dẫn đến tính tích


cực, chủ động, sáng tạo của HS không được phát huy, HS rất dễ chán môn học và kết quả học tập không cao. Nguyên nhân, GVBM đã không làm tốt nhiệm vụ khơi dậy, dẫn dắt và hướng dẫn HS thực hiện tốt các hoạt động học tập như: tự phát hiện và giải quyết vấn đề qua từng nội dung bài học, hay tự làm các TNTH và rút ra các kiến thức bài học để hiểu bài nhớ lâu, tự làm các thí nghiệm biểu diễn để kiểm chứng kiến thức môn học.

Qua cơ sở lí luận đã nêu ở chương 1, đặc biệt là thực trạng về quản lí HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nêu ở chương 2. Tôi nhận thấy công tác quản lí HĐDH môn Vật lí ở các trường còn nhiều bất cập và hạn chế làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng bộ môn Vật lí nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung của các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Trước thực tế trên, cần phải xác lập các biện pháp để quản lí hiệu quả HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29 – NQ/TW.

3.1.2. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Tính khả thi của biện pháp thể hiện các biện pháp đề ra có thể thực hiện trong điều kiện thực tế hiện nay của các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Tính hiệu quả của các biện pháp thể hiện các biện pháp đề ra phải giúp nâng cao chất lượng của công tác quản lí HĐDH bộ môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Tính thực tiễn của các biện pháp thể hiện các biện pháp đề ra phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế và các nguồn lực hiện có của các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, phù hợp với điều kiện CSVC - TBDH và đặc thù của bộ môn Vật lí trên cơ sở phù hợp với đường lối, phương châm giáo dục của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.


3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống và đồng bộ

Các biện pháp phải đảm bảo trình tự nhất định, biện pháp trước là tiền đề để thực hiện biện pháp sau. Đồng thời, các biện pháp không thực hiện đơn lẻ mà luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn kết và tác động lẫn nhau.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp phải được xác lập trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phê phán những biện pháp trước đó. Đồng thời, các biện pháp vừa được xác lập cũng phải làm tiền đề để có thể phát triển ở một mức độ khác, hiệu quả và hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển của nhà trường và của xã hội.

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

3.2.1. Nâng cao nhận thức về dạy học môn Vật lí cho cán bộ, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và học sinh trung học phổ thông‌

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Khi nhận thức về quản lí HĐDH môn Vật lí trong CBQL, GVBM, PHHS và HS trong các nhà trường được nâng cao sẽ giúp CBQL, GVBM, PHHS và HS có trách nhiệm hơn, có nhiều sáng tạo và tích cực tham gia vào HĐDH bộ môn Vật lí, từ đó sẽ nâng cao chất lượng bộ môn.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn Vật lí cho CBQL, GVBM, PHHS và HS

Các trường cần làm tốt các công việc sau:

Trong cuộc họp hội đồng sư phạm đầu năm, lãnh đạo nhà trường triển khai đầy đủ kế hoạch giáo dục của Sở GD và ĐT chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị trong đó có HĐDH.

Trong cuộc họp tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề về tầm quan trọng của bộ môn Vật lí trong giai đoạn hiện nay, nêu các biện pháp nâng cao hiệu quả của HĐDH bộ môn Vật lí nhằm nâng cao nhận thức cho GVBM Vật lí, sau đó tổ chức hội thảo cấp trường để trao đổi, thảo luận và nhân rộng. Qua hoạt động này sẽ giúp CBQL, GVBM nhận thức sâu sắc hơn về


công tác quản lí HĐDH môn Vật lí, đồng thời họ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trong công việc này.

Trong các cuộc họp PHHS của trường hàng năm vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường nên lồng ghép nội dung về thời đại KHKT phát triển nhanh như hiện nay, trong đó nhấn mạnh nhiều ứng dụng quan trọng của bộ môn Vật lí được sử dụng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho PHHS về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn Vật lí, từ đó nhờ PHHS phối hợp tốt với nhà trường trong việc quản lí, tổ chức HĐDH bộ môn trong nhà trường. Đề nghị PHHS quản lí việc học tập tại nhà của HS một cách chặt chẽ, hiệu quả.

Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ chức ngoại khóa với chủ đề “Vật lí với cuộc sống” để nâng cao nhận thức cho HS về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn Vật lí.

* Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu của môn Vật lí cho CBQL, GV và HS ở các trường THPT

Thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng, họp tổ chuyên môn, họp PHHS mà đặc biệt là các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, lãnh đạo nhà trường lồng ghép nội dung tuyên truyền về mục tiêu của về kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn Vật lí, nhất là mục tiêu rèn kĩ năng vận dụng kiến thức bộ môn giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ Vật lí, được tổ chức định kì hàng tháng để phổ biến về mục tiêu của bộ môn.

* Tăng cường tuyên truyền, giáo dục môn Vật lí thông qua các hoạt động dạy và học trong và ngoài lớp học

Các trường cần làm tốt các công việc sau:

Chỉ đạo tổ chuyên môn Vật lí, tổ chức tốt các HĐDH trong nhà trường như ứng dụng CNTT hợp lí, hướng dẫn tốt các bài TNTH, tăng cường làm các thí nghiệm biểu diễn, dạy học trải nghiệm sáng tạo,… giúp HS chiếm lĩnh kiến thức hiệu quả và rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.


Chỉ đạo Đoàn thanh niên phối hợp với tổ chuyên môn Vật lí thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như “Vật lí với cuộc sống”, “Bắn tên lửa nước”, “Vật lí vui”,…

* Xây dựng ý thức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn cho học sinh khi học bộ môn Vật lí

Các trường cần làm tốt các công việc sau:

Xây dựng nội qui HS nhà trường trong đó có nội dung qui định ý thức, thái độ, động cơ, các dụng cụ học tập của HS khi đến lớp học.

Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất các qui định về việc học tập bộ môn, việc làm TNTH, làm đồ dùng học tập,…

Chỉ đạo tổ chuyên môn viết và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao ý thức, thái độ, động cơ học tập bộ môn Vật lí cho HS”.

Chỉ đạo tổ chức tốt các phong trào thi đua học tập bộ môn Vật lí như “hoa điểm 10”, “thi làm đồ dùng học tập môn Vật lí” để chào mừng các ngày lễ lớn như 20/11; 26/3;… tổng kết khen thưởng và nhân điển hình.

Thông qua các hoạt động nêu trên sẽ tạo động lực tích cực cho HS tham gia các hoạt động học tập bộ môn một cách chủ động, tự giác, sáng tạo và mang lại hiệu quả cao.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức cho CBQL, GVBM, PHHS và HS về tầm quan trọng của HĐDH môn Vật lí, lãnh đạo nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các nguồn lực sau: Nhân lực: cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tập huấn cho CBQL, GVBM về HĐDH môn Vật lí. Đồng thời CBQL, GVBM cũng thường xuyên tuyên truyền cho PHHS hiểu rõ mục tiêu của HĐDH môn Vật lí, kịp thời nhắc nhở HS thực hiện

nghiêm các qui chế, qui định về HĐDH bộ môn.

Vật lực: CSVC - TBDH (hội trường, máy tính, máy chiếu, sách tham khảo,…) phải đảm bảo đầy đủ nhằm phục vụ tốt cho các lớp tập huấn về HĐDH môn Vật lí của CB và GVBM.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí