Kết Quả Học Tập Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4 Của Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Học Kỳ I Năm Học 2018 - 2019

Bảng 2.9. Kết quả học tập môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 của học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long học kỳ I năm học 2018 - 2019‌


ST T


Trường


Tổn g số HS

Mức đạt được

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn

thành

SL

%

SL

%

SL

%



Thành phố Hạ Long


4402

277

7

63.

1

151

3

34.

4

10

9


2.5


1


Tiểu học Cao Xanh


212


155

73.

1


56

26.

4


1

0.4

7


2


Tiểu học Đại Yên


114


43

37.

7


70

61.

4


1


0.9


3


Tiểu học Việt Hưng


197


135

68.

5


62

31.

5


0


0


4


Tiểu học Hà Khẩu


328


205

62.

5


107

32.

6


16

4.8

8


5


Tiểu học Bãi Cháy


340


315

92.

7


22

6.4

7


1

0.2

9


6


Tiểu học Hạ Long


400


315

78.

8


82

20.

5


3

0.7

5


7


Tiểu học Cao Thắng


242


113

46.

7


129

53.

3


0


0


8


Tiểu học Võ Thị Sáu - Hạ Long


119


31

26.

1


69


58


19


16


9


Tiểu học Hà Lầm


274


155

56.

6


116

42.

3


3

1.0

9


10

Tiểu học Trần Quốc Toản - Hạ

Long


441


219

49.

7


216


49


6

1.3

6


11


Tiểu học Minh Hà


176


130

73.

9


43

24.

4


3


1.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường Tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực - 9

12

Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Hạ

Long


121


59

48.

8


58

47.

9


4

3.3

1


13


Tiểu học Lê Hồng Phong - Hạ Long


188


84

44.

7


87

46.

3


17

9.0

4


14


Tiểu học Hữu Nghị


86


52

60.

5


34

39.

5


0


0


15


Tiểu học Trần Hưng Đạo - Hạ Long


330


212

64.

2


100

30.

3


17

5.1

5


16


Tiểu học Lý Thường Kiệt - Hạ Long


514


343

66.

7


158

30.

7


13

2.5

3


17


Tiểu học Quang Trung - Hạ Long


320


211

65.

9


104

32.

5


5

1.5

6



Từ bảng số liệu 2.9 chúng ta thấy rằng kết quả học tập môn Lịch sử - Địa lí của học sinh lớp 4 các trường tiểu học thành phố Hạ Long còn nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ hoàn thành tốt chiếm 63.1%, hoàn thành chiếm 34.4% và chưa hoàn thành 2.5%.

Bảng 2.10. Kết quả học tập môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 của học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long học kỳ I năm học 2018 - 2019


STT


Trường


Tổng số HS

Mức đạt được

Hoàn thành

tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn

thành

SL

%

SL

%

SL

%


Thành phố Hạ Long

4503

3143

69.8

1304

29.0

56

1.2

1

Tiểu học Cao Xanh

233

196

84.1

37

15.9

0

0

2

Tiểu học Đại Yên

173

76

43.9

95

54.9

2

1.2

3

Tiểu học Việt Hưng

162

142

87.7

20

12.4

0

0

4

Tiểu học Hà Khẩu

292

184

63

106

36.3

2

0.68

5

Tiểu học Bãi Cháy

357

334

93.6

23

6.44

0

0

6

Tiểu học Hạ Long

378

297

78.2

75

19.7

6

1.58

7

Tiểu học Cao Thắng

276

189

68.5

87

31.5

0

0

8

Tiểu học Võ Thị Sáu - Hạ Long

111

94

84.7

13

11.7

4

3.6

9

Tiểu học Hà Lầm

266

167

62.8

97

36.5

2

0.75

10

Tiểu học Trần Quốc Toản - Hạ Long

433

190

43.9

231

53.4

12

2.77

11

Tiểu học Minh Hà

178

124

69.7

48

27

6

3.37

12

Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Hạ Long

135

72

53.3

53

39.3

10

7.41

13

Tiểu học Lê Hồng Phong - Hạ Long

202

126

62.4

75

37.1

1

0.5

14

Tiểu học Hữu Nghị

83

51

61.5

32

38.6

0

0

15

Tiểu học Trần Hưng Đạo - Hạ Long

371

284

76.6

85

22.9

2

0.54

16

Tiểu học Lý Thường Kiệt - Hạ Long

512

402

78.2

102

19.8

8

1.56

17

Tiểu học Quang Trung - Hạ Long

341

215

63.1

125

36.7

1

0.29

Đối với học sinh lớp 5 thì học kỳ I năm học 2018 - 2019 tỷ lệ chưa hoàn thành môn Lịch sử - Địa lí có 54 học sinh, tương đương chiếm 1.2%. So với học sinh lớp 4 thì kết quả học tập môn Lịch sử - Địa lí của các em khối 5 là tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng kết quả học tập môn Lịch sử - Địa lí của các em học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn thấp, do tâm lí đây là môn phụ các em chưa chú trọng đến việc học tập. Mặt khác phụ huynh học sinh cũng không quan tâm, đôn đốc các em học tập môn Lịch sử - Địa lí ở nhà, phó mặc toàn bộ việc học tập môn Lịch sử - Địa lí cho nhà trường và cho giáo viên. Hơn thế nữa,

giáo viên dạy học môn Lịch sử - Địa lí chưa có kỹ năng, năng lực giảng dạy tích cực để giúp các em học sinh thêm hăng say, yêu thích môn học. Điều này dẫn đến kết quả học tập môn Lịch sử - Địa lí trong các nhà trường tiểu học thành phố Hạ Long còn yếu.

2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực.

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của cán bộ quản lý, lập kế hoạch có vai trò quan trọng đối với mỗi nhà quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong việc xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Tác động của kế hoạch đối với quá trình điều hành hoạt động nhà trường đã sớm được các Hiệu trưởng nhà trường quan tâm. Kế hoạch sẽ định ra mục tiêu, xác định các yêu cầu của từng giai đoạn, đồng thời quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện. Khảo sát 85 CBQL và giáo viên về thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực


TT


Nội dung kế hoạch

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Phân tích thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển

năng lực.


14


16.5


20


23.5


30


35.3


21


24.7


197


2.32


5


2

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục

tiêu đã đề ra


31


36.5


23


27.1


19


22.4


12


14.1


243


2.86


2


3

Xác định các chủ đề dạy học (lồng ghép các vấn đề hiện đại vào nội dung của môn học; hoạt động trải nghiệm...) của nhà trường nhằm phát triển năng lực cho

học sinh.


19


22.4


26


30.6


25


29.4


15


17.6


219


2.58


3


4

Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát

triển năng lực


12


14.1


17


20.0


32


37.6


24


28.2


187


2.20


6

TT


Nội dung kế hoạch

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


5

Xác định kế hoạch dạy thử nghiệm, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn thiện chủ đề dạy học, phương pháp đánh giá, các chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát

triển năng lực


17


20.0


24


28.2


26


30.6


18


21.2


210


2.47


4


6

Xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra các tiết áp dụng dạy học theo định hướng phát triển

năng lực.


35


41.2


28


32.9


13


15.3


9


10.6


259


3.05


1



Để thực hiện nội dung này, hiệu trưởng nhà trường đã giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn phối hợp cùng với giáo viên để lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Chính vì thế 2 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất là “Xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra các tiết áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực” (với 74.1% tốt và khá) và “Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra” (với 63.5% ý kiến đánh giá là tốt và khá”. Đây là 2 nội dung được thực hiện khá thường xuyên và khá tốt, vì nó được yêu cầu thực hiện trong văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long.

Các nội dung được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình là: “Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định

hướng phát triển năng lực” với 14.1% tốt, 20% khá, 37.6% trung bình và 28.2% yếu. Hiện nay việc xây dựng lực lượng dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân, giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lí chủ yếu là giáo viên có thâm niên cao, chính vì thế giáo viên rất ngại học tập và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Nội dung “Phân tích thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực” có 51/85 (chiếm 60%) CBQL và giáo viên cho rằng mức độ thực hiện là trung bình và yếu. Việc phân tích thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực tại các nhà trường còn rất yếu, hầu như chưa được thực hiện hoặc thực hiện rất chống đối. Chính vì thế chưa đem lại hiệu quả cải thiện chất lượng dạy học môn Lịch sử - Địa lí trong các nhà trường. Hoạt động phân tích thực trạng dạy học môn Lịch sử - Địa Lí theo định hướng phát triển năng lực là cực kỳ quan trọng, thông qua phân tích thực trạng sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu, từ đó khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh sẽ giúp cho công tác dạy học môn Lịch Sử - Địa lí trong nhà trường ngày càng phát triển, đặc biệt phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu… của học sinh.

Nội dung “Xác định kế hoạch dạy thử nghiệm, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn thiện chủ đề dạy học, phương pháp đánh giá, các chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực” có 20% tốt, 28.2% khá, 30.6% trung bình và 21.2% yếu. Chính vì mức độ thực hiện thường xuyên kém, dẫn đến kết quả đạt được trong việc phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học môn Lịch sử - Địa lí còn yếu. Đây là các nội dung thể hiện những tồn tại trong công tác xây dựng và quản lý kế hoạch hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong tình hình hiện nay. Những tồn tại này cần được khắc phục để hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực được cụ thể và thường xuyên hơn; đồng thời cũng cần phải xác định các kế hoạch dạy học thử nghiệm, hội thảo rút kinh nghiệm, phát triển chủ đề dạy học… thông qua các hoạt động trên nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các giờ học Lịch sử - Địa lí, từ đó kích thích sự say mê, yêu thích, tìm

tòi… của học sinh đối với môn Lịch sử.

Nhìn chung, công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay chưa được chú trọng, vẫn còn làm để đối phó với kiểm tra của cấp trên, chưa chú ý tới chất lượng và tính khả thi của kế hoạch. Dẫn đến việc quản lý công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học thành phố chưa thực sự hiệu quả. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường tiểu học thành phố Hạ Long cần khắc phục nhược điểm này để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

Tổ chức là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý nhằm thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp, thì phải có người lãnh đạo điều khiển.

Hoạt động tổ chức trước hết và chủ yếu là xây dựng cơ cấu tổ chức: xác định các bộ phận cần có, thiết lập mối quan hệ ngang và dọc của các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, xây dựng quy chế hoạt động.

Khảo sát 85 CBQL và giáo viên về thực trạng tổ chức thực hiện quản lý kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 (phụ lục 1), thu được bảng số liệu 2.12 sau:

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí