Danh Mục Các Daht Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương

đánh giá về các đặc điểm tự nhiên, lịch sử và mối quan hệ đến các vấn đề kinh tế- xã hội của địa phương; Hình thành cho HS kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kĩ năng giao tiếp ứng xử, có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội, kĩ năng tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội. Về thái độ là giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc… thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế; Bồi dưỡng thái độ tình cảm về nơi mình sinh ra, học tập và trưởng thành; Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử. Về định hướng phát triển năng lực là hình thành năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Giáo viên chia dự án thành 5 chủ đề chính là Chủ đề 1: Tìm hiểu về nguồn gốc tổ tiên nhà Trần tại Đông Triều và 14 điểm di tích Nhà Trần; Chủ đề 2: Tìm hiểu về 8 vị vua Trần tại Đền Sinh; Chủ đề 3: Tìm hiểu những đóng góp của Nhà Trần với lịch sử phong kiến dân tộc; Chủ đề 4: Tìm hiểu Am Ngọa Vân; Chủ đề 5: Những giải pháp để giữ gìn và phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa của di tích. Với phương pháp DHDA, các em sẽ có cơ hội thực hiện các nhiệm vụ học tập với tính tự lực và tinh thần trách nhiệm cao. Hình thức làm việc là theo nhóm. Mỗi nhóm phải hoàn thành sản phẩm học tập theo từng chủ đề của DA. Các nhóm tiến hành họp nhóm để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT; xác định những nội dung cần tìm hiểu, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm như tìm hiểu vị trí địa lý, lịch sử hình thành, viết báo cáo, làm tập san… Tìm hiểu thực tế tại các điểm di tích đền An Sinh và Am Ngọa Vân tại Đông Triều - Quảng Ninh. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi đi thực tế như Máy ảnh, Smatphone, máy quay, sổ ghi chép, giấy, bút,… GV hướng dẫn HS một số kĩ năng máy tính cơ bản về phần soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm trình chiếu Powerpoint, phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Imindmap… GV giới thiệu tài liệu tham khảo như Sách giáo khoa Lịch sử địa phương tỉnh Quảng Ninh (Sách dùng trong trường THPT); Sách viết về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Nguồn Thư viện tỉnh Quảng Ninh); Tài liệu về triều đại nhà Trần (Nguồn sách Các triều đại Việt Nam). Các nguồn Internet như https://www. youtube.com,https://vi.wikipedia.org/wiki/com, http://www.google.com. vn,http:// www.thuvienquangninh.org.vn/, http://thuvien.dongtrieu.edu.vn.

GV và HS lên kế hoạch thực địa tại các điểm di tích nhà Trần. Nhiệm vụ cụ thể các ban, nhóm như sau: Ban tổ chức xây dựng dựng kịch bản của chương trình, của dự án; Thực hiện công tác tuyên truyền; Viết báo cáo giới thiệu về di tích nhà Trần tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ban chuyên môn gồm nhóm 1: Tìm hiểu về nguồn gốc tổ tiên nhà Trần tại Đông Triều và 14 điểm di tích Nhà Trần; Thống nhất với nhóm kế hoạch hoạt động; Hoàn thiện sản phẩm: Sưu tập các bức ảnh được chụp tại thực địa của cả nhóm, tập thể trong quá trình thực hiện dự án. Nhóm 2: Tìm hiểu về 8 vị vua Trần tại Đền Sinh; Hoàn thiện sản phẩm: Thuyết trình dưới hình thức là hướng dẫn viên du lịch tại thực địa ở các di tích. Nhóm 3: Tìm hiểu những đóng góp của Nhà Trần với lịch sử phong kiến dân tộc; Thảo luận và viết báo cáo. Nhóm 4: Những giải pháp để giữ gìn và phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa của di tích; Thảo luận và giới thiệu sản phẩm dự án, kêu gọi mọi người có ý thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bền vững của các di tích. GV và HS lên kế hoạch thực địa tại các điểm di tích nhà Trần. Thời gian dự kiến 1 buổi sáng, phương tiện bằng tự túc xe máy hoặc xe đạp điện. Cụ thể như sau:

6h15: GV bộ môn, HS tập trung tại trường THPT Đông Triều, kiểm tra đồ dùng học tập, quân tư trang. 6h30: GV, HS xuất phát từ trường THPT Đông Triều đi Đền Sinh. 7h15: GV, HS có mặt tại khu di tích Đền Sinh để làm lễ dâng hương, hành lễ trước trung thiên của đền Đền Sinh. Đây là nghi lễ thể hiện sự thành kính, bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đối với các vị tiên đế và đức thánh Trần cùng cha mẹ Ngài. 7h30-8h30: Nghe hướng giáo viên giới thiệu về khu di tích nhà Trần, về đền An Sinh

- nơi thờ 8 vị vua Trần; Học tập trải nghiệm tại đền An Sinh; HS nghe GV hướng dẫn và tìm hiểu những kiến thức tại điểm đền An Sinh như: vị trí địa lý, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; vấn đề bảo bảo vệ môi trường; giáo dục ý thức bảo tồn di tích lịch sử. 8h30: Tiếp tục cuộc hành trình đến Am Ngọa Vân; tìm hiểu và giới thiệu điểm đến. 9h: HS đến Am Ngọa Vân; HS đi tham quan và học tập dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn. 10h15-10h30: GV và HS ra về. Dự kiến về trường THPT Đông Triều 10h30. Tại đây GV tập kết HS, cũng cố kiến thức hành trình, rút kinh nghiệm sau chuyến học tập trải nghiệm.

Sau đó, các nhóm tiếp tục tự sắp xếp thời gian tích cực làm việc, tăng cường trao đổi thông tin, tài liệu, chia sẻ phương pháp làm việc với nhau. Các nhóm liên hệ với GV qua hòm thư điện tử khi gặp khó khăn. GV thường xuyên theo dõi sát sao tiến độ, quá trình làm việc của các nhóm, động viên, đôn đốc các nhóm xúc tiến hoàn thành sản phẩm. Các nhóm báo cáo tiến độ thực hiện sản phẩm, thông báo những nội dung đã đạt được, những nội dung chưa đạt được. Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày vấn đề đã tìm hiểu và các giải pháp để giữ gìn và phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa của di tích văn hóa nhà Trần tại Đông Triều - Quảng Ninh. Cuối cùng GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.

Có thể thấy thông qua việc thực hiện DHDA, HS được tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường trong các vai trò khác nhau như một báo cáo viên khoa học, người dẫn chương trình, hướng dẫn viên du lịch, phóng viên, diễn viên… HS được chủ động thiết kế các hoạt động tìm kiếm và xử lý thông tin, làm việc theo nhóm, trao đổi, tranh luận… Với hình thức dạy học này, HS trực tiếp tham quan các di tích, đưa ra các giải pháp nhằm nâng giữ gìn và phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa của di tích văn hóa nhà Trần tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Những việc làm đó, phần nào góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào là người con sinh ra và lớn lên trên mãnh đất mang tên “Đệ tứ anh hùng”.

Tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở các trường THPT được xây dựng trên cơ sở đặc điểm của DHDA và bản chất cốt lõi của nó. “Học đi đôi với hành”, người học chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ học tập đúng đắn. Không phải bài học lịch sử nào cũng có thể áp dụng phương pháp DHDA, phương pháp này có khả năng tổ chức trong dạy nội khóa, ngoại khóa và dạy học lịch sử địa phương. Từ việc tổ chức các dự án học tập nói trên, tác giả đề xuất danh mục những DAHT sau để tiến hành tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT như sau:

Bảng 2.2. Danh mục các DAHT trong dạy học bài nội khóa


Lớp

Dự án học tập


10

DAHT 1: Dạy học dự án “Những dấu tích người nguyên thủy và nhà nước

đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học dự án trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - 9

DAHT 2: Dạy học dự án “Văn hóa Việt Nam thời phong kiến

10

DAHT 3: Dạy học dự án “Kinh tế Việt Nam thời phong kiến”


10

DAHT 4: Dạy học dự án “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ

thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII”.


11,12

DAHT 5: Dạy học dự án “Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc

địa của thực dân Pháp”.


11

DAHT 6: Dạy học dự án “Các khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam cuối

thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX”.


11, 12

DAHT 7: Dạy học dự án “Hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc- Hồ

Chí Minh”.


12

DAHT 8: Dạy học dự án “Quá trình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng

Tám năm 1945”.


12

DAHT 9: Dạy học dự án “Những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân ta trong

cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”.


12

DAHT 10: Dạy học dự án “Các loại hình chiến tranh của Mĩ trong cuộc

chiến tranh xâm lược Việt Nam”.


12

DAHT 11: Dạy học dự án “Những thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự của

quân và dân miền Nam đánh thắng đế quốc Mĩ”.

10

Bảng 2.3. Danh mục các DAHT trong dạy học bài ngoại khóa


Lớp

DỰ ÁN HỌC TẬP

Địa điểm


10

DAHT 1: Dạy học dự án “Những dấu tích người nguyên thủy và nhà nước

đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam”.

Ngoại khóa trên lớp hoặc ngoại khóa tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam hay

Bảo tàng lịch sử Quốc gia


10

DAHT 2: Dạy học dự án “Thời kỳ

phong kiến ở Việt Nam (thế kỉ X-thế kỉ XIX)”.

Ngoại khóa tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia


10

DAHT 3: Dạy học dự án “Kinh tế Việt Nam thời phong kiến”

Ngoại khóa tại các địa danh của bài

học. Ví dụ các làng nghề truyền thống như gốm, dệt…

10

DAHT 4: Dạy học dự án “Văn hóa

Việt Nam thời phong kiến”.

Ngoại khóa tại các di tích, danh thắng


10,12

DAHT 5: Dạy học dự án “Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân

tộc ta (thế kỉ X-XV)”.

Ngoại khóa tại các di tích lịch sử


10

DAHT 6: Dạy học dự án chủ đề “Quá

trình dựng nước và giữ nước của dân tộc” (Từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX).

Ngoại khóa trên lớp

11

DAHT 7: Dạy học dự án chủ đề Sơ kết

lịch sử Việt Nam từ 1858-1918.

Ngoại khóa trên lớp

12

DAHT 8: Dạy học dự án chủ đề Tổng

kết lịch sử Việt Nam từ 1919-2000.

Ngoại khóa trên lớp

Bảng 2.4. Danh mục các DAHT trong dạy học lịch sử địa phương


Lớp

DỰ ÁN HỌC TẬP

Địa điểm


10

DAHT 1: Hành trình về miền di sản nhà Trần

Ngoại khóa tại các di tích Nhà Trần (Đông Triều - Quảng

Nình.

10

DAHT 2: Tìm hiểu về phái thiền Trúc Lâm

qua di tích Am Ngoại Vân và chùa Yên Tử.

Ngoại khóa tại Am Ngoại Vân

và chùa Yên Tử.


10

DAHT 3: Tìm hiểu về kiến trúc và tinh thần Phật giáo thông qua di tích lịch sử và chùa

Quỳnh Lâm.

Ngoại khóa tại chùa Quỳnh Lâm.


12

DAHT 4: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của công nhân mỏ trong cuộc cách mạng

tháng Tám

Ngoại khóa tại Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh

12

DAHT 5: Tìm hiểu về Đệ tứ chiến khu Đông

Triều trong cách mạng tháng Tám.

Ngoại khóa tại Đình - chùa Hổ

Lao

2.4. Thực nghiệm sư phạm

Sau khi đưa ra biện pháp tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, giảng dạy ở trường THPT Đông Triều tỉnh Quảng Ninh và có sự so sánh đối chiếu với dạy học truyền thống.

2.4.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm

Mục đích thực nghiệm: Mục đích cơ bản của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài: “Nếu tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập, tạo hứng thú, góp phần hình thành và phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh trong việc đổi mới, phát triển toàn diện về giáo dục”. Mặt khác thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các DAHT đã được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS, giúp HS học tập tích cực và có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kì II, năm học 2018 - 2019 ở lớp 10 và lớp 12 thuộc trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quá trình thực nghiệm tác giả căn cứ vào: Sĩ số học sinh gần bằng nhau; Điều kiện tổ chức dạy học như nhau; Chất lượng học tập tương đương nhau. Tác giả dựa vào kết quả khảo sát chất lượng học tập bộ môn đầu năm.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm 2018-2019 môn Lịch sử



Điểm kiểm tra Xi (i=1,1 )


2


3


4


5


6


7


8


9


10


X

Số HS đạt điểm Xi của lớp

10B1

1

4

6

10

8

4

3

3

0

5,5

Số HS đạt điểm Xi của lớp

10B2

2

4

5

8

10

8

2

1

0

5,4

Số HS đạt điểm Xi của lớp

10B6

2

1

3

7

9

9

5

4

1

6,3

Số HS đạt điểm Xi của lớp

10B7

1

2

2

6

8

10

6

3

2

6,5

12A8

3

3

5

9

10

2

2

1

0

5,1

Số HS đạt điểm Xi của lớp

12A5

1

2

4

5

8

6

6

3

1

6,0

Số HS đạt điểm Xi của lớp

Trên cơ sở đó, tác giả chọn lớp 10B1, 10B2, 12A8 là lớp thực nghiệm (TN), lớp 10B6, 10B7, 12A5 là lớp đối chứng (ĐC). Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do cùng một GV dạy để đảm bảo sự đồng đều về thời gian và nội dung kiến thức.

Bảng 3.2. Danh sách các lớp TN và ĐC năm học 2018 - 2019



Trường

GV dạy thực nghiệm

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số


THPT


Đông Triều


Nguyễn Thị Huệ

10B1

39

10B6

41

10B2

40

10B7

40

12A8

35

12A5

36

Tổng số HS

114


117

Tác giả tổ chức thực nghiệm ở 3 dự án học tập gồm Dự án 1: Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nữa đầu thế kỉ XIX - Lớp 10B1; Dự án: Việt Nam - Những chiến công hào hùng của thế kỉ XX - Lớp 12A8; Dự án: Hành trình về miền di sản nhà Trần - Lớp 10B2.

Phương pháp thực nghiệm: Đối với lớp thực nghiệm, GV tiến hành dạy học dự án trên lớp và trong các buổi ngoại khóa triển khai đến các em HS, tiến hành lấy ý kiến, định hướng hoạt động và kiểm tra tiến độ thực hiện DA. Cuối cùng là báo cáo và đánh giá sản phẩm. Đối với các lớp đối chứng, GV sử dụng PPDH truyền thống sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề… để HS phát huy khả năng của mình. Cuối đợt thực nghiệm, GV tiến hành cho HS lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả việc chiếm lĩnh kiến thức và kết quả làm việc nhóm của HS. Thông qua bài kiểm tra

trắc nghiệm khách khách quan cuối đợt, tác giả tiến hành thống kê, lập bảng phân phối và vẽ đồ thị, lập bảng tổng hợp phân loại kết quả và tính các tham số thống kê đặc trưng để rút ra nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với kết quả học tập của HS để để đánh giá tính khả thi của dự án.

2.4.2. Kết quả thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện: Về mặt định tính và về mặt định lượng.

Về mặt định tính: Quá trình thực hiện nghiệp vụ sư phạm ở các DA dạy học lịch sử đối với dạy học bài nội khóa, bài ngoại khóa và dạy học lịch sử địa phương, tác giả đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của HS căn cứ vào phiếu đánh giá sản phẩm của HS, phiếu đánh giá sản phẩm của GV. Bằng kết quả định tính, tác giả nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm như sau:

Kĩ năng làm việc nhóm: Đa số HS biết hoạt động nhóm, thực hiện các công việc cần thiết đúng kế hoạch đề ra, hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ. Các thành viên trong nhóm làm việc đúng giờ giấc, nghiêm túc thực hiện các quy định làm việc của nhóm. Các thành viên có tinh thần, trách nhiệm làm việc tốt, tích cực, chủ động theo đúng nhiệm vụ được phân công, hoàn thành công việc đúng thời gian do nhóm quy định. Nhóm trưởng trưởng nhanh nhẹn, nhiệt tình, năng động trong công việc được giao. Mới đầu còn lúng túng trong việc nhận nhiệm vụ nhưng sau khi được GV định hướng, HS nhanh làm quen với dự án. Nhìn chung cả nhóm có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, quyết tâm thực hiện dự án đạt kết quả cao nhất.

Khả năng hiểu biết, tiếp thu, vận dụng sáng tạo kiến thức: Trong quá trình học tập dự án HS luôn được trao đổi thông tin hai chiều đều đặn. HS vận dụng khá tốt sự hiểu biết của mình vào giải quyết những vấn đề đặt ra. Tự tin trước lớp và sáng tạo trong quá trình báo cáo sản phẩm.

Việc đánh giá và tự đánh giá bản thân HS được sát thực hơn. Điều này thể hiện rất rõ trong phiếu đánh giá sản phẩm của từng nhóm HS, làm cho việc đánh giá trở nên khách quan, công bằng.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí