Khát Quát Về Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

đối với đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học.

Phẩm chất đạo đức, tính sư phạm và lòng tâm huyết của người thầy khi tham gia HĐDH. Tính năng động, sáng tạo của người thầy trong giảng dạy.

* Trình độ của học sinh

Phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức học tập của học sinh là nhân tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Khi học sinh có ý thức học tập tốt, phẩm chất trí tuệ và khả năng tư duy phát triển thì việc khơi dậy các tiềm năng nội sinh để giải quyết các vấn đề do bài học đặt ra của giáo viên là dễ dàng và thuận lợi. Nếu ngược lại thì giáo viên rất vất vả và lúc này là phải tính đến nghệ thuật, tính kiên nhẫn, lòng yêu trẻ của người giáo viên. Trong dạy học môn lịch sử địa lí theo định hướng tiếp cận năng lực, kiến thức phải do chính các em khai phá, các kỹ năng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu phải do các em tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, để công tác hoạt động dạy học môn lịch sử địa lí theo hướng phát triển năng lực thành công thì phẩm chất, năng lực của người học là một trong những yếu tố quyết định.

Kết luận chương 1


Dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn và thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực

Quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục nâng cao chất lượng dạy học; là quản lý việc chấp hành những quy định, quy chế về hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử - Địa lí.

Nội dung quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực bao gồm (1) Quản lý việc xây chương trình dạy học môn lịch sử địa lí; (2) Quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn lịch sử địa lí của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh; (3) Quản lý nội dung dạy học môn lịch sử địa lí của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

(4) Quản lý phương pháp, hình thức dạy học môn lịch sử - địa lí của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh; (5) Quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh; (6) Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 4, 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC‌

2.1. Khát quát về các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Năm học 2017-2018, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long đã quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, triển khai thực hiện Chương trình hành động nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thi đua thực hiện tốt Chủ đề năm 2018 của tỉnh: “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”; chủ đề năm của Thành phố: “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, xây dựng Thành phố thông minh” gắn với Chủ đề năm của ngành: “Quyết liệt đổi mới, thiết thực và hiệu quả; lấy học sinh làm trung tâm; thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục có kỷ luật, kỷ cương, có tác phong chuẩn mực, có năng lực chuyên môn cao, có kỹ năng giao tiếp ứng xử, lối sống văn hóa, phẩm chất đạo đực tốt; tạo môi trường làm việc, môi trường tổ chức các hoạt động giáo dục thân thiện, văn minh, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, gắn bó, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành, tạo uy tín và niềm tin của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đối với ngành Giáo dục.

Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá, công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; ứng dụng có hiệu quả cao nhất các thành tựu công nghệ thông tin trong dạy, học, quản lý giáo dục; tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, khởi nghiệp cho học sinh; xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời; xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc, kết hợp hài hòa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã đạt được các mặt như sau:

* Về quy mô và chất lượng học sinh

Dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đang thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục của cấp tiểu học; Triển khai nghiêm túc việc giảng dạy chương trình tích hợp, lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục; Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường, trong cụm. Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học; Tích cực đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động giáo dục và tổ chức, quản lý lớp học theo mô hình VNEN; phương pháp “Bàn tay nặn bột”; dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch,…góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, kích thích sự đam mê, tìm tòi, khám phá của học sinh. Năm học 2017 - 2018, thành phố Hạ Long hiện có 17 trường tiểu học, 684 lớp, 25,860 học sinh, cụ thể như bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Quy mô giáo dục cấp tiểu học thành phố Hạ Long năm 2017 - 2018



TT


Cấp học


Trường

Trong đó

Lớp

Trong đó


Học sinh

Trong đó

Tỷ lệ HS

ngoài công

lập (%)


Công lập

Ngoài công lập



Công lập

Ngoài công lập


Công lập

Ngoài công lập


Tiểu học

1

Năm học

2016 - 2017

17

17


648

610

38

24,405

23,427

978

4.0%

2

Năm học

2017- 2018

17

17


684

630

54

25,860

24,427

1,433

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023