Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Bảng 3.1: Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp


+ Lãnh đạo nhà trường và cơ sở sử dụng lao động cần có nhận thức đúng đắn về nhu cầu, lợi ích của mối quan hệ này trong cơ chế thị trường để cùng nhau tìm kiếm và thống nhất mô hình, cơ chế và nội dung hợp tác giữa đôi bên cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi bên.

+ Cơ sở sử dụng lao động cần trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu việc làm như: số lượng cần tuyển dụng theo ngành, yêu cầu về thể lực, trí lực, cũng như các năng lực khác.

+ Xây dựng mô hình, cơ chế liên kết phù hợp để khuyến khích phát triển mối quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với nhà trường như chính sách đối với nhà trường, với các nghệ sỹ, nghệ nhân,… tham gia giảng dạy.

+ Bộ phận chuyên trách phải được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về phát triển quan hệ hợp tác doanh nghiệp.

+ Nhà trường cần có quy định đối với việc chi trả hợp đồng giảng dạy, chấm tốt nghiệp, phản biện chương trình cho các cộng tác viên từ cơ sở sử dụng lao động.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Trên đây là tổ hợp 5 biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO. Các nội dung của tổ hợp các biện pháp có quan hệ biện chứng đan xen nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần phải triển khai tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì mới có thể mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp “Tổ chức khảo sát thị trường lao động và tuyển sinh đáp ứng nhu cầu xã hội” là biện pháp xuất phát điểm nhằm khắc phục nguyên nhân đào tạo vừa thừa vừa thiếu, khiến sinh viên ra trường khó tìm việc làm. Trên cơ sở đầu vào theo yêu cầu xã hội, biện pháp “Tổ chức hoạt động giảng dạy đáp ứng chuẩn đầu ra”; “Xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi” là hai biện pháp quản lý quá trình tổ chức đào tạo đáp ứng các tiêu chí của chuẩn đầu ra. “Phát triển chương trình đào tạo trên cơ sở phản hồi của cơ sở sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp” vừa là biện pháp quản lý đầu vào, vừa là quản lý đầu ra. Biện pháp “Thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với nhà trường” là biện pháp quản lý đầu ra, tác động ngược lại các biện pháp trên.


3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.1: Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp


TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết (%)

Rất cần thiết

Cần thiết trung bình

Ít cần thiết

1

Biện pháp 1: Tổ chức, xây dựng nhà trường

thành biết học hỏi và làm việc

82,5

13,2

4,3


2

Biện pháp 2: Khảo sát thị trường lao động và tuyển sinh đáp ứng nhu cầu sử dụng lao

động


85,6


12,2


2,2


3

Biện pháp 3: Quản lý và phát triển chương trình đào tạo dựa trên thông tin phản hồi

của cơ sở lao động và sinh viên tốt nghiệp


80,7


14,2


5,1

4

Biện pháp 4: Giảng dạy đáp ứng nhu cầu chuẩn đầu ra

85,2

10,4

4,4


5

Biện pháp 5: Gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cơ sở sử dụng lao

động


80,8


14,1


5,1


Chung

82,9

12,9

4,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 11

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát đánh giá các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết cao với 82,9%. Chí có 12,9% cho là cần thiết ở mức trung bình và 4,2% cho là ít cần thiết.

Bảng 3.2: Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp


TT


Các biện pháp

Mức độ khả thi (%)

Rất khả

thi

Khả thi trung

bình

Ít

khả thi

1

Biện pháp 1: Tổ chức, xây dựng nhà

trường thành biết học hỏi và làm việc

84,4

11,3

4,3


2

Biện pháp 2: Khảo sát thị trường lao động và tuyển sinh đáp ứng nhu cầu

sử dụng lao động


87,6


10,3


2,1


3

Biện pháp 3: Quản lý và phát triển chương trình đào tạo dựa trên thông tin phản hồi của cơ sở lao động và

sinh viên tốt nghiệp


84,6


10,1


5,3

4

Biện pháp 4: Giảng dạy đáp ứng nhu cầu chuẩn đầu ra

86,3

10,3

3,4


5

Biện pháp 5: Gắn kết mối quan hệ chặt

chẽ giữa nhà trường với cơ sở sử dụng lao động


84,2


10,4


5,4


Chung

85,5

10,4

4,1


Kết quả khảo nghiệm cho thấy các cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát đánh giá các biện pháp được đề xuất có tính khả thi cao với 5,5%. Chí có 10,4% cho là cần thiết ở mức trung bình và 4,1% cho là ít khả thi.

Tiểu kết chương

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài luận văn đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của Trường cao đẳng quốc tế theo mô hình CIPO gồm:

Biện pháp 1: Tổ chức, xây dựng nhà trường thành biết học hỏi và làm việc

Biện pháp 2: Khảo sát thị trường lao động và tuyển sinh đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động

Biện pháp 3: Quản lý và phát triển chương trình đào tạo dựa trên thông tin phản hồi của cơ sở lao động và sinh viên tốt nghiệp

Biện pháp 4: Giảng dạy đáp ứng nhu cầu chuẩn đầu ra

Biện pháp 5: Gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cơ sở sử dụng lao động

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích tài liệu lý luận, đề tài xác định và sử dụng các khái niệm cơ bản trong luận văn:

Quản lý đào tạo là tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố của quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường.

Quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO là tác động của nhà quản lý đến quá trình đào tạo thông qua quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra dưới tác động của bối cảnh nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.

Quản lý đầu vào gồm các nội dung: Quản lý công tác tuyển sinh; Quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo; Quản lý đội ngũ giảng viên; Quản lý người học; Quản lý cơ sở vật chất.

Quản lý quá trình gồm các nội dung: Quản lý hoạt động dạy của giảng viên; Quản lý hoạt động học của sinh viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá;

Quản lý đầu ra gồm: Quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ; Quản lý thông tin phản hồi của người sử dụng lao động.

Tác động của bối cảnh đến quá trình đào tạo gồm: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực; Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật; Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường; Hội nhập giao lưu quốc tế; Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực; Mối quan hệ giữa nhà trường với các Trung tâm đào tạo.

Khảo sát 70 ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và 200 sinh viên tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội có thể rút ra các kết luận sau:

* Thực trạng đào tạo

Công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội về cơ bản thực hiện đúng theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên khi đi sâu phân tích đánh giá mức độ đạt được thì còn nhiều hạn chế:

Mục tiêu đào tạo chưa đạt được tất cả yêu cầu quy định trong Luật giáo dục nghề nghiệp; Nội dung chương trình đào tạo tuy có sự cân đối giữa lý thuyết và thực


hành nhưng chưa được định kỳ chỉnh sửa, bổ sung; hình thức, phương pháp đào tạo đang thực hiện theo lối truyền thống, chưa áp dụng được phương pháp đào tạo hiện đại vào quá trình giảng dạy;

* Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO

Công tác quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội trong thời gian qua mặc dù đã được triển khai, tổ chức thực hiện theo quy định và đạt được một số kết quả đáng kể nhưng khi đi sâu đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đề ra thì cho thấy còn nhiều hạn chế:

Quản lý đầu vào tuy đã được Trường quan tâm, coi trọng nhưng việc quản lý công tác tuyển sinh hàng năm vẫn còn bất cập so với thực tiễn, không có sự trợ giúp của bất kỳ cơ sở sử dụng lao động, chương trình đào tạo chưa được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên đáp ứng yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động.

Quản lý quá trình luôn được nhà Trường chú trọng thực hiện theo quy định nhưng do mặc dù tăng số lượng tiết thực hành, kết hợp đào tạo nhà trường gắn liền với doanh nghiệp để học sinh tăng thêm kỹ năng tay nghề thực tiễn, nên việc quản lý như hiện nay chưa phát huy được tính sáng tạo của giảng viên và sinh viên. Việc tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập như hiện nay chưa đáp ứng được theo tiêu chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Quản lý đầu ra còn mang tính khép kín, mối liên hệ qua lại giữa nhà trường và cơ sở sử dụng lao động còn lỏng lẻo, ít được quan tâm dẫn đến việc quản lý thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động thực hiện chưa được tốt.

Công tác quản lý đào tạo tại Trường chịu ảnh hưởng nhiều của bối cảnh và được xếp theo thứ bậc: Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực; Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường; Mối quan hệ giữa nhà trường với các trung tâm đào tạo; Tình hình kinh tế, chính trị xã hội; Hội nhập giao lưu quốc tế; Thể chế, chính sách.

Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO:

+ Tổ chức, xây dựng nhà trường thành biết học hỏi và làm việc



động

+ Khảo sát thị trường lao động và tuyển sinh đáp ứng nhu cầu sử dụng lao


+ Quản lý và phát triển chương trình đào tạo dựa trên thông tin phản hồi

của cơ sở lao động và sinh viên tốt nghiệp

+ Giảng dạy đáp ứng nhu cầu chuẩn đầu ra

+ Gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cơ sở sử dụng lao động

Kết quả khảo nghiệm: các chuyên gia đều đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Cần có sự phối hợp giữa hai Bộ trong việc xây dựng chương trình đào tạo, các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác đào tạo, tiêu chuẩn đội ngũ giảng viên, chuẩn chức danh nghề nghiệp sao cho phù hợp với hệ đào tạo cao đẳng.

+ Cần tổ chức các Hội thảo nhằm giải đáp thắc mắc của các trường trong quá trình chuyển đổi từ Bộ giáo dục và đào tạo sang Bộ thương binh và xã hội.

+ Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng giảng viên nhằm chuẩn hóa trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập đối với các Trường Cao đẳng.

2.2. Đối với Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

+ Căn cứ trên chiến lược phát triển nhà trường được cấp có thẩm quyển phê duyệt, xây dựng quy hoạch và kế hoạch thực hiện mục tiêu cho từng giai đoạn.

+ Xây dựng bộ quy chế đào tạo, tuyển sinh, chế độ làm việc của giảng viên theo yêu cầu của Bộ Lao động thương binh và xã hội để các hoạt động của nhà trường được thực hiện theo đúng quy trình, đồng bộ và khoa học.

+ Phân cấp quản lý; đẩy mạnh vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cá nhân trong đơn vị.

+ Các phòng chức năng làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường theo chức năng nhiệm vụ được giao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (2006), “Vấn đề quản lý nhà trường nhận diện qua các sơ đồ”,

Tạp chí Thông tin quản lý giáo dục, Số 2.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân (2004), Hỏi đáp Giáo dục học (tập 1), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2002), VINAS - “Cẩm nang kiểm định chất lượng đào tạo”: Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ADB/1655/VIE/SK).

6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Quy chế đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy.

7. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2017), Thông tư số 03/2017/TT- BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ban hành theo quyết định số 1216/QĐ/TTg.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, ban hành theo quyết định số 771H/QĐ-TTg, ngày 15/6/2012.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học của quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục Hà Nội.

16. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý kiểm định chất lượng đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Đường (1996), “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới”, Chương trình KX-07-14.

19. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Thị Hằng (2008), “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Quan niệm và giải pháp thực hiện”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 32, Tháng 5, Tr. 18 - 20.

21. Đào Việt Hà (2014), Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng, Luận án tiến sỹ giáo dục, Hà Nội.

22. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Hằng (2013), Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Giáo dục.

24. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, Tr. 326.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 12/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí