Kinh Nghiệm Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Ở Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Tỉnh Savanakhet, Nước Cộng Hòa

2.3.5. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC là nơi tổ chức thực hiện các khóa ĐTBD trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ cho ĐTBD. Các cơ sở ĐTBD cần bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu của một trường/viện/ trung tâm đào tạo ĐTBD hiện đại, như: khuôn viên rộng rãi, có hội trường, các phòng học, ký túc xá, khu vui chơi giải trí thể thao; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện đại và chất lượng; đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và đủ năng lực giảng dạy; đội ngũ quản lý đào tạo chuyên nghiệp.

Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ sở ĐTBD, nó không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động, mà còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động của cơ sở ĐTBD. Cơ sở vật chất càng đầy đủ, phương tiện càng hiện đại thì càng phục vụ tốt cho nhu cầu công việc và giải trí, giảm sức lực cho con người.

Không những thế, cơ sở vật chất còn có tác động đến yếu tố tâm lý của con người, đó là cảnh quan, môi trường làm việc, điều này làm kích thích niềm say mê, sự sáng tạo của cán bộ, giảng viên, học viên, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu suất dạy và học.

Sử dụng và quản lý ngân sách dành cho ĐTBD tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ công tác ĐTBD. Nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng cần ĐTBD sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân CBCC. Ngược lại, nếu nguồn ngân sách được sử dụng sai mục đích, lãng phí không những vi phạm quy định của nhà nước về quản lý ĐTBD CBCC mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của CBCC về nhu cầu được ĐTBD.

Công tác ĐTBD đội ngũ CBCC gắn liền với tình hình tài chính của tổ chức. Tổ chức muốn thực hiện công tác này cần phải chi trả tài chính cho cơ sở đào tạo, tiền lương của cán bộ được cử đi ĐTBD… Nếu như nguồn tài

chính của tổ chức dành nhiều cho công tác ĐTBD thì sẽ thuận lợi hơn, có thể đem lại hiệu quả cao hơn.

2.3.6. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự tiến bộ của ngành công nghệ thông tin đã khiến cho một số CBCC còn lúng túng trong việc sử dụng công nghệ hiện đại. Vì thế, việc ĐTBD những CBCC này là hết sức cần thiết để họ có thể bắt nhịp được với khoa học công nghệ cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công nghệ ĐTBD cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC. Có nhiều ý kiến khác nhau về nhân tố này. Có người cho rằng, đó là cơ sở vật chất; Ý kiến khác lại coi trọng trình độ trang bị về công nghệ thông tin; có ý kiến lại đề cập đến năng lực quản lý của tổ chức. Chúng tôi cho rằng, nhân tố này là sự tổng hòa của tất cả các yếu tố, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ ĐTBD, các phần mềm được sử dụng trong ĐTBD, năng lực và trình độ quản lý của tổ chức và kỹ năng, tính chuyên nghiệp hóa của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động ĐTBD. Tổng hòa các yếu tố đó, được gọi là công nghệ ĐTBD. Mỗi tổ chức có các yếu tố khác nhau sẽ hình thành các công nghệ đào tạo khác nhau. Đương nhiên công nghệ ĐTBD tốt nhất phải hội tụ đầy đủ nhất các yếu tố thành phần. Điều này đòi hỏi mỗi tổ chức cần có những công nghệ ĐTBD có tính khác biệt, có tính cạnh tranh và đây cũng là yếu tố tạo ra giá trị gia tăng cho các tổ chức đào tạo. Bởi vì chính công nghệ ĐTBD là có yếu tố quan trọng để kết hợp tối ưu nhất các yếu tố chương trình, tài liệu và giảng viên để đem lại hiệu quả và chất lượng cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

2.3.7. Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng và kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, vấn đề dự báo nhu cầu ĐTBD nguồn nhân lực đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội nói chung và đối với khu vực

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Savanakhet, nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 9

hành chính công nói riêng. Vì vậy, yêu cầu đội ngũ CBCC phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của tổ chức và yêu cầu của từng vị trí việc làm CBCC đảm nhận. Tiếp cận chiến lược, kế hoạch ĐTBD phát triển công chức của các nước tiên tiến, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính công là rất cần thiết. Qua đó đội ngũ ĐTBD trưởng thành, nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng công tác hoạch định, xây dựng chính sách phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.4. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

2.4.1. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở một số nước trên thế giới

* Việt Nam

Trong nhiều năm qua, công tác ĐTBD đội ngũ CBCC luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng, Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác ĐTBD đội ngũ CBCC. Trong đó, có các văn bản quan trọng như:

- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định về chế độ, nội dung, chương trình, tổ chức và quản lý công tác ĐTBD đối với công chức;

- Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định cụ thể về việc thực hiện chế độ ĐTBD và biên soạn, thẩm định chương trình, tài liệu ĐTBD, tổ chức ĐTBD và quản lý chứng chỉ ĐTBD...

- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025.

Ngoài ra còn có các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tài liệu ĐTBD lãnh đạo cấp phòng ở địa phương, cấp sở và tương đương, cấp vụ và tương đương...

Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành, hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC đã được các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia và các cơ sở ĐTBD của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức các lớp ĐTBD CBCC và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thông qua các khóa ĐTBD, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC ở các địa phương ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ CBCC đã làm tốt hơn nhiệm vụ tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ, công cụ. Các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, khoa học quản lý, chính trị, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức thực thi công vụ... cùng với các kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự, kỹ năng giải quyết công vụ, kỹ năng giải quyết tình huống... đã được vận dụng vào giải quyết công việc, bước đầu tạo được niềm tin của công dân và tổ chức vào cơ quan nhà nước.

Số liệu thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, trong 5 năm từ 2006 - 2010 các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã ĐTBD cho 3.948.773 lượt người, riêng cán bộ, công chức là 2.598.965 lượt người. Theo đó, trung bình hàng năm đã có gần 800.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được ĐTBD, riêng

cán bộ, công chức là trên 500.000 lượt người. Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã tiến hành ĐTBD cho hơn 3.230.000 lượt cán bộ, công chức , trong đó, khối bộ, ngành là hơn 889.000 lượt người và khối các tỉnh, thành phố là

2.344.000 lượt người. Trong tổng số 3.230.000 lượt người đã có 456.000 lượt người được ĐTBD về lý luận chính trị; 489.000 lượt người được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả ĐTBD giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 24%, ở các tỉnh tăng 42% so với giai đoạn 2006-2010, cho thấy nhận thức của các cấp, các ngành ở địa phương về chức năng, vai trò của hoạt động ĐTBD cán bộ, công chức có nhiều thay đổi tích cực.

Phân tích những kết quả trên cho thấy, đối với CBCC từ Trung ương đến cấp huyện thực hiện được những nội dung ĐTBD đạt gần 99%; 65% CBCC giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được ĐTBD nghiệp vụ; khoảng 73% công chức bộ, ngành và 64% cán bộ, công chức địa phương thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; khoảng 78% công chức lãnh đạo cấp phòng của bộ, ngành và 86% của địa phương được ĐTBD theo chương trình quy định; có khoảng 79% cán bộ cấp xã đạt trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn và 88% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo yêu cầu công việc. 96% công chức cấp xã vùng đô thị, đồng bằng và 88% công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; gần 72% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. Đối với những người hoạt động không chuyên trách, khoảng 52% được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: gần 100% được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng theo chương trình quy định.

Kết quả ĐTBD ở nước ngoài: trong 5 năm qua, cả nước có hơn 43.000 lượt CBCC được cử đi ĐTBD ngoài nước, trong đó tập trung vào hai đối tượng là CBCC lãnh đạo, quản lý với 23.000 lượt người (53%), CBCC tham mưu, hoạch định chính sách và CBCC nguồn quy hoạch lãnh đạo, quản lý là

gần 11.000 lượt người (27%). Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương đã cử gần

15.000 lượt giảng viên các cơ sở đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

Nhìn chung, hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC ở Việt Nam trong thời gian qua có những điểm nổi bật sau đây:

Một là, ĐTBD tập trung chủ yếu vào hai đối tượng là công chức hành chính và CBCC cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, phục vụ mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

Hai là, ĐTBD tập trung vào hai nội dung cơ bản là trang bị kiến thức lý luận chính trị và kiến thức QLNN.

Ba là, các bộ ngành, địa phương đã tập trung ĐTBD xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đây là một chuyển biến tốt, thể hiện việc thực hiện nghiêm túc chủ trương tiêu chuẩn hoá cán bộ của Đảng và Nhà nước, đồng thời nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ nguồn của các cấp lãnh đạo chiến lược thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Bốn là, có sự chuyển hướng về nội dung ĐTBD đội ngũ CBCC cụ thể là việc ĐTBD ngoại ngữ, tin học được chú trọng thực hiện theo yêu cầu công vụ ngày càng đi vào chiều sâu, tập trung cho đối tượng mang tính chiến lược. Việc đào tạo tin học và công nghệ thông tin đã chuyển hướng từ phổ cập sang trang bị kiến thức chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Năm là, một số bộ, ngành đã sáng tạo chủ động đưa những nội dung mới phù hợp với đặc thù của bộ, ngành vào ĐTBD đội ngũ CBCC.

Sáu là, đã thực hiện ĐTBD trang bị kiến thức và kỹ năng hoạt động thực thi công vụ chuyên sâu theo chức danh như các khoá bồi dưỡng kỹ năng theo tác nghiệp cho Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hội nhập….Nếu đối chiếu với chỉ tiêu đề ra trong Quyết dịnh 74 cho các đối tượng CBCC thì đã có những chỉ tiêu thực hiện tương đối tốt, như các chỉ tiêu “ xoá nợ” về trình độ đại học, về tiêu chuẩn kiến thức QLNN,

về lý luận chính trị cho công tác hành chính; công tác ĐTBD đội ngũ CBCC cấp xã và trưởng thôn, trưởng bản.

* Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước có nhiều nỗ lực nhằm thực hiện cải cách mạnh mẽ nền công vụ quốc gia, trong đó bao gồm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC lên ngang tầm nhiệm vụ và tiệm cận với tính chuyên nghiệp, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những lý luận đặc thù và những giải pháp cụ thể được đánh giá là hiệu quả mà chủ yếu tập trung vào nội dung ĐTBD đội ngũ CBCC. Đánh giá chung quá trình cải cách hành chính ở Trung Quốc, các tác giả, các nhà nghiên cứu đã rút ra một số nét mới tiêu biểu trong công tác ĐTBD ở nước này như sau:

Thứ nhất, tập trung đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở ĐTBD gắn với mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC có khả năng đáp ứng được các yêu cầu công việc trong thời kỳ cải cách, hội nhập quốc tế. Theo thống kê, Trung Quốc có khoảng 3.000 cơ sở ĐTBD CBCC [17, tr.70], bao gồm các trường đảng, trường hành chính, trường cán bộ quản lý ở cấp tỉnh, các trường chính trị ở cấp huyện... Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng cử nhiều lượt CBCC tham gia ĐTBD tại các cơ sở ĐTBD ở ngoài nước, tiêu biểu như Trường Hành chính công ở Pháp, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore...

Việc tập trung đầu tư cho hệ thống các cơ sở ĐTBD được thực hiện song song với việc xác định một cách chính xác hơn, rò ràng hơn các mục tiêu cần đạt được thông qua hoạt động ĐTBD. Một trong những mục tiêu quan trọng đó là nâng cao ý thức và năng lực cầm quyền, lấy việc bồi dưỡng lý luận chính trị làm trọng điểm; nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực cho đội ngũ CBCC về mọi mặt, giáo dục lòng trung thành đối với chế độ, thái độ phục vụ Đảng (Cộng sản Trung Quốc) và nhân dân, hành vi công vụ.

Thứ hai, Trung Quốc thực hiện chuyển đổi mô hình ĐTBD theo kế hoạch, chỉ tiêu sang ĐTBD theo yêu cầu của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo chân lý, xuất phát từ thực tiễn để xác định nhu cầu ĐTBD đội ngũ CBCC. Đồng thời, tính thụ động trong hoạt động ĐTBD cũng được thôi thúc thay đổi một cách mạnh mẽ thể hiện ở việc thay vì các cơ quan, đơn vị, tổ chức chỉ định CBCC tham gia các chương trình ĐTBD một cách máy móc, cứng nhắc nhằm đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch thì hiện nay điều này còn được thực hiện gắn với việc CBCC được lựa chọn đăng ký tham gia một số nội dung chương trình ĐTBD cụ thể nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động của CBCC. Bên cạnh đó, các chương trình ĐTBD cũng được thiết kế trên cơ sở có sự phân loại về cấp bậc, chức vụ, về nhóm đặc thù trong các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý trong các doanh nghiệp quốc doanh. Trung Quốc cũng là một trong số các quốc gia chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng vì ưu điểm về mặt thời gian của nó phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc cũng chú trọng đến việc không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức ĐTBD đội ngũ CBCC theo hướng thiết thực, hiệu quả, vừa đáp ứng được yêu cầu thi hành công việc, vừa đáp ứng được nhu cầu học tập, trau dồi của đội ngũ CBCC. Phương châm cơ bản tại các cơ sở ĐTBD đội ngũ CBCC ở Trung Quốc trong đổi mới công tác ĐTBD chính là đổi mới nội dung ĐTBD, coi đây là then chốt của việc đổi mới ĐTBD. Nội dung ĐBTD đội ngũ CBCC cơ bản của Trung Quốc tập trung vào: lý luận chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, chiến lược phát triển của quốc gia, ngành, địa phương; chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình (sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017 còn được bổ sung thêm “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình”); vấn đề xây dựng Đảng, quản lý

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022