Biện Pháp 2: Khảo Sát Thị Trường Lao Động Và Tuyển Sinh Đáp Ứng Nhu Cầu Sử Dụng Lao Động


+ Đối với cán bộ, giảng viên, việc đánh giá cán bộ, giảng viên phải được thực hiện công bằng, minh bạch căn cứ trên bộ tiêu chí đánh giá của nhà trường, trong đó cần đặc biệt quan tâm đánh giá dựa theo các yêu cầu về năng lực; mục tiêu công việc; chất lượng công việc. Chất lượng công việc của giáo viên chủ yếu được đo lường thông qua các sản phẩm đầu ra như chất lượng sinh viên, các giáo trình, đề tài, sáng kiến,…

+ Đối với sinh viên, việc đánh giá chất lượng của sinh viên, cần đảm bảo tính khách quan, công bằng do đó cần có hội đồng đánh giá độc lập, những người tham gia hội đồng là những người có uy tín và kinh nghiệm trong nghề do lãnh đạo nhà trường mời. Có chế độ, chính sách đãi ngộ với những cá nhân, tập thể có những đóng góp to lớn làm lợi cho nhà trường.

+ Lãnh đạo nhà trường phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thể hiện trong các khía cạnh: văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; văn hóa trong thực thi nhiệm vụ…, môi trường văn hóa trong đó mọi thành viên có thể tin cậy lẫn nhau, chia sẻ thông tin và cùng nhau hợp tác để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường.

+ Tạo môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc thuận lợi để mỗi cán bộ. giáo viên phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và phục vụ cộng đồng. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện trong nhà trường để tạo động lực làm việc cho giáo viên.

3.2.2. Biện pháp 2: Khảo sát thị trường lao động và tuyển sinh đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động

a. Mục đích của biện pháp

+ Nắm được khả năng đáp ứng thị trường lao động của lĩnh vực ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo.

+ Dự báo nhu cầu nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.

+ Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh các ngành đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

b. Nội dung của biện pháp


Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 10

+ Khảo sát trực tiếp nhu cầu tuyển dụng nhân lực lao động tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thủ đô.

+ Khảo sát thông tin từ các ngày hội việc làm, thông tin từ các trường trung học phổ thông.

+ Khảo sát sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo tại buổi trao bằng tốt nghiệp của nhà trường hàng năm.

+ Đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, truyền thông tuyển sinh các ngành trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

+ Thành lập các tổ công tác để về các trường THPT tiến hành tuyên truyền, vận động, giới thiệu, tư vấn tại các trường THPT trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng tuyển của trường để thu hút tuyển sinh. Truyền thông đến các cơ sở sử dụng lao động.

+ Xây dựng kế hoạch truyền thông trên mang thông tin đại chúng, thông tin điện tử bằng phương pháp online.

+ Phát phiếu điều tra sinh viên tốt nghiệp và phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng trong buổi lễ phát bằng tốt nghiệp hàng năm làm căn cứ để dự báo nhu cầu xã hội.

+ Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh lớp 12 một số trường THPT tại buổi tư vấn hướng nghiệp của trường.

+ Thành lập Ban cố vấn tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về các ngành nghề tuyển sinh trên cơ sở số liệu khảo sát.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

+ Thành lập ban tư vấn tuyển sinh được đào tạo chuyên nghiệp

+ Phỏng vấn, lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng về sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu của vị trí tuyển dụng để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung cho chương trình giảng dạy. Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý đến nhu cầu ngắn hạn cũng như dài hạn để đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

+ Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đối với từng chuyên ngành cần căn cứ trên các chỉ số đã thực hiện khảo sát từ các nhà tuyển dụng.


+ Nhóm chịu trách nhiệm tuyển sinh phải được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ. Việc đào tạo này là hết sức cần thiết nhằm giúp các cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ nắm rõ các đặc thù của từng chuyên ngành, các môn thi của từng ngành để giới thiệu, tư vấn tới các em học sinh giúp các em có cái nhìn rõ hơn đối với các chuyên ngành nghệ thuật để từ đó có lựa chọn chính xác, phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Công tác tuyển sinh phải được lên kế hoạch, được "thông tin" tới toàn thể cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên. Cần nhận thức rõ mỗi cá nhân là một kênh thông tin quan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu xã hội cũng như góp phần quảng bá tuyển sinh cho nhà trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý và phát triển chương trình đào tạo dựa trên thông tin phản hồi của cơ sở lao động và sinh viên tốt nghiệp

a. Mục đích của biện pháp

Quản lý và phát triển chương trình đào tạo là quá trình liên tục làm hoàn thiện chương trình đào tạo. Phát triển chương trình đào tạo bao gồm cả việc biên soạn hay xây dựng mới một chương trình hoặc bổ sung, cải tiến một chương trình đào tạo hiện có. Như vậy, mục đích của việc phát triển chương trình đào tạo trên cơ sở phản hồi của cơ sở lao động và sinh viên tốt nghiệp là:

+ Sinh viên có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp có thể sử dụng những kiến thức cũng như kỹ năng đã được rèn luyện trong quá trình học tập để phát triển nghề nghiệp.

+ Nhà trường có được chương trình đào tạo hiện đại, phù hợp với thực tiễn của cơ sở sử dụng lao động, là một trong những cơ sở để kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

+ Chương trình đào tạo được cập nhật theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ tạo nên thương hiệu cho nhà trường, là cơ sở để thu hút nguồn tuyển sinh hàng năm cho nhà trường.

b. Nội dung của biện pháp


+ Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

+ Thiết kế, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các ngành theo hướng đáp ứng nhu cầu của cơ sở lao động; giảm tải các học phần mang nặng tính lý thuyết, không áp dụng vào thực tế nghề nghiệp; bổ sung các học phần tự chọn trên nguyên tắc đảm bảo tiêu chuẩn của khung trình độ quốc gia Việt Nam;

+ Xây dựng mới chương trình đào tạo theo yêu cầu xã hội. Việc biên soạn mới một chương trình đào tạo được thực hiện trên cơ sở khảo sát thị trường lao động, phản hồi của sinh viên đã tốt nghiệp cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực của các cơ sở sử dụng lao động.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

+ Thành lập ban biên tập chịu trách nhiệm công việc phát triển chương trình đào tạo, là bộ phận của Hội đồng khoa học và đào tạo nhà trường. Thành phần của ban là các giảng viên có học hàm học vị, có kinh nghiệm trong nghề, các chuyên viên thuộc bộ phận Quản lý khoa học được đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức về phát triển chương trình đào tạo.

+ Trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp các trường phổ thông, bộ phận phòng Công tác học sinh sinh viên và phòng Thanh tra, Khảo thí & Kiểm định chất lượng tổng hợp ý kiến, phân loại trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường.

+ Trên cơ sở các phân tích của bộ phận chuyên môn về phản hồi của cơ sở lao động và phản hồi của cựu sinh viên, Hội đồng Khoa học và Đào tạo họp thống nhất quyết định rà soát, điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo.

+ Việc rà soát, bổ sung, chỉnh sửa nội dung chương trình đào tạo phải được thực hiện định kỳ và thường xuyên, đảm bảo chương trình đào tạo được xét duyệt, thẩm định, ban hành và triển khai đúng quy định về biên soạn, chỉnh sửa chương trình đào tạo.

+ Cơ sở sử dụng lao động tham gia với nhà trường trong việc xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo và tham gia đánh giá chất lượng người học. Nhờ


vậy chương trình đào tạo thường xuyên được cập nhật, tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

+ Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo. Từ đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện và quan tâm đầu tư cho hoạt động này. Phòng Đào tạo & Quản lý khoa học của trường tham mưu cho Ban Giám hiệu kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo cũng như xây dựng các chương trình đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người học.

+ Việc phát triển chương trình đào tạo phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất theo quy trình từ đơn vị khoa đến các phòng chức năng. Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng chuyên môn và hội đồng khoa học và đào tạo để thẩm định chương trình đào tạo có sự tham gia của chuyên gia chuyên môn cao và các trưởng đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức phát triển chương trình đào tạo thông suốt từ ban giám hiệu, phòng, khoa, bộ môn thông qua các văn bản quy định, quy chế và quy trình thực hiện kèm theo biểu mẫu thống nhất.

+ Cơ sở sử dụng lao động cung cấp các thông tin phản hồi về năng lực của người học đang làm việc tại cơ sở giúp nhà trường điều chỉnh kịp thời chương trình đào tạo cho các khoá tiếp theo.

3.2.4. Biện pháp 4: Giảng dạy đáp ứng nhu cầu chuẩn đầu ra

a. Mục đích của biện pháp

+ Giảng dạy đảm bảo cho sinh viên được học tập lĩnh hội kiến thức, hình thành năng lực, thái độ tự chủ đáp ứng yêu cầu của ngành nghề đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Giúp cho giáo viên có khả năng ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực; áp dụng công nghệ vào quá trình dạy học; tổ chức kiểm tra đánh giá sinh viên khách quan theo chuẩn quy định.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

+ Trên cơ sở khung trình độ quốc gia Việt Nam, nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với từng ngành nghề đào tạo. Nhà trường mời các chuyên gia trong lĩnh vực


giáo dục và các chuyên gia của các cơ sở sử dụng lao động hỗ trợ trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo.

+ Công khai chuẩn đầu ra trên trang thông tin điện tử nhà trường. Giáo viên chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học và thực hiện giảng dạy theo chuẩn đầu ra từng ngành nghề.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

+ Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường về việc thực hiện hoạt động giảng dạy đáp ứng theo tiêu chuẩn mới. Ban Giám hiệu nhà trường quán triệt chủ trương tới các tập thể, đơn vị; đồng thời khuyến khích tổ chức các hội thảo cấp trường, cấp khoa nhằm giúp cán bộ giảng viên nhận thức rõ hơn sự thay đổi trong hoạt động giảng dạy, từ đó họ có thái độ chủ động với công việc của mình.

+ Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng hoặc tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại. Nhà trường có thể mời các chuyên gia nước ngoài dạy các lớp Master Class, để giáo viên có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp tiên tiến của thế giới.

+ Cung cấp cho sinh viên thông tin về khóa học để họ có kế hoạch chuẩn bị cho quá trình học tập của mình. Trong tuần lễ công dân đầu năm học mới, Phòng Công tác học sinh sinh viên cung cấp cho sinh viên sổ tay sinh viên giúp họ có đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo của ngành nghề theo học; thông tin của toàn bộ giảng viên nhà trường.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát nghiêm túc hoạt động giảng dạy của giảng viên từ khâu lập kế hoạch đến khâu hoạt động trên lớp, kiểm tra chất lượng SV. Phòng Đào tạo phối hợp với phòng Thanh tra khảo thí&đảm bảo chất lượng tổ chức các đợt dự giờ và có báo cáo nhận xét nhằm giúp Ban Giám hiệu có những điều chỉnh kịp thời.

+ Cho phép sinh viên lựa chọn học phần và lựa chọn giảng viên trên cổng thông tin sinh viên. Sinh viên có điều kiện đăng ký học tập và gửi phản hồi thông tin về giáo viên, quá trình giảng dạy của giáo viên tới ban biên tập của trường; trên cơ sở đó nhà trường sẽ có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.


+ Thiết lập môi trường giảng dạy và học tập để lôi cuốn người học vào quá trình lĩnh hội tri thức một cách chủ động, có trách nhiệm. Điều này sẽ giúp sinh bên cạnh nắm vững kiến thức, sẽ hình thành năng lực tự chủ và thái độ chịu trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. Bên cạnh hoạt động học tập trên lớp, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thi tài năng trẻ, thi ban nhóm hoặc các hội diễn của khoa nhằm tạo môi trường thực hành cho sinh ngay từ những năm đầu tiên.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

+ Đối với lãnh đạo nhà trường ý thức được tầm quan trọng của việc học tập bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, từ đó tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nói chung và người học nói riêng.

+ Cần có chế độ khen thưởng và biểu dương những gương sáng trong việc hoạt động giảng dạy, đồng thời có hình thức khiển trách, kỷ luật đối với các trường hợp không thực hiện theo chủ trương của nhà trường.

+ Xây dựng bộ công cụ đánh giá đối với giáo viên: giáo viên đánh giá giáo viên, sinh viên đánh giá giáo viên,… để giáo viên có hướng điều chỉnh kịp thởi cũng như làm căn cứ cử đi bồi dưỡng, tập huấn đồng thời có biện pháp đối với những giáo viên trong nhiều kỳ có số lượng sinh viên lựa chọn ít.

+ Ban cố vấn học tập của nhà trường cần nắm vững chương trình đào tạo, đặc thù của ngành, trao đổi có tính định hướng với sinh viên để giúp sinh viên lựa chọn các học phần, mô đun có nội dung gắn liền, bổ sung tối đa kiến thức cho ngành nghề đang theo học và phù hợp với khả năng tại từng thời điểm của sinh viên.

3.2.5. Biện pháp 5: Gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cơ sở sử dụng lao động

a. Mục đích của biện pháp

+ Tổ chức hình thành được hệ thống thông tin đầu ra có sự phối hợp của cơ sở sử dụng lao động để quản lý các thông tin, dữ liệu khách quan và chân thực nhằm đánh giá chính xác chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo, qua đó có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình đào tạo; đồng thời góp phần xác định nhu cầu đầu vào.


+ Tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành, thực tập nghề nghiệp đúng ngành nghề đào tạo.

+ Gắn kết đào tạo, các doanh nghiệp và sử dụng lao động, dự báo sự thay đổi của thị trường lao động.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

+ Khuyến khích các cơ sở sử dụng lao động tham gia vào ngày hội hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh của nhà trường.

+ Mời lãnh đạo các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động tham gia đánh giá, thẩm định, phản biện chương trình đào tạo. Điều này giúp cho chương trình đào tạo của nhà trường ngày càng sát với yêu cầu của tay nghề, tạo điều kiện sinh viên sau khi tốt nghiệp không phải đào tạo lại.

+ Mời các nhà chuyên môn cao, giám đốc doanh nghiệp tham gia giảng dạy một số học phần thực hành, tham gia vào Hội đồng chấm tốt nghiệp. Nhà trường và các tổ chức doanh nghiệp hợp tác với nhau để sinh viên được thực tập tay nghề tại các cơ sở.

+ Tổ chức các buổi thi tay nghề.

+ Hợp tác với các cơ sở sử dụng lao động để mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đáp ứng theo yêu cầu và nâng cao tay nghề thường xuyên.

+ Căn cứ kết quả khảo sát xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động một cách khoa học và tương đối đầy đủ để nhà trường có được số liệu tổng quan về nhu cầu của cơ sở sử dụng lao động trước mắt và lâu dài.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện được các công việc trên, Phòng Công tác học sinh sinh viên phối hợp với phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng lựa chọn bộ phận chuyên trách về quản lý sinh viên sau tốt nghiệp và hợp tác doanh nghiệp. Nhà trường cần khuyến khích các khoa, giảng viên tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để lôi cuốn được người tài, có uy tín trong nghề về giảng dạy. Hơn nữa, nhà trường có thể cử các ban, nhóm biểu diễn của trường phục vụ các chương trình theo yêu cầu của doanh nghiệp.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 12/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí