Đối Tượng Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Dịch Vụ


Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất.

Như vậy, do đặc điểm của kinh doanh dịch vụ là không có thành phẩm nhập kho, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với nhau, ta có:

Giá thành kinh doanh

hàng ăn uống

=

Tổng chi phí thực tế phát sinh liên

quan đến hàng ăn uống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ - 3

1.4.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ

1.4.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Do đặc điểm kinh doanh và quản lý của ngành dịch vụ nên việc tập hợp chi phí sản xuất phải theo nguyên tắc tập hợp chi phí phát sinh ở hoạt động dịch vụ nào thì tập hợp riêng cho hoạt động đó, được tiến hành mỗi tháng hoặc mỗi quý.

1.4.2.2. Nội dung giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

1.4.2.3. Đối tượng tính giá thành

Trong ngành dịch vụ du lịch, do tổ chức sản xuất mang tính đơn chiếc, mỗi loại sản phẩm dịch vụ đểu phải có một mức giá thành dự toán riêng, nên đối tượng tính giá thành trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống là hàng kinh doanh ăn uống đã hoàn thành và đem vào tiêu thụ.

1.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ

1.4.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí

Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm bằng cách tập hợp riêng cho từng hoạt động. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến từng hoạt động. Cuối kỳ kết chuyển và tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cần tính giá thành.

1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

- Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Phương pháp này thường áp dụng cho những doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn giản: sản xuất ít mặt hàng, khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ ngắn hoặc có rất ít sản phẩm dở dang.


- Phương pháp hệ số

Để tính được trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi dựa vào để tính giá thành gốc của từng loại sản phẩm.


Giá thành đơn vị sản phẩm gốc


=

Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm

Số lượng sản phẩm quy đổi (sản phẩm gốc)

- Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, có quy cách, phẩm chất khác nhau. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tập hợp chi phí sản xuất cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại.

Giá thành thực tế đơn

vị sản phẩm cùng loại

=

Giá thành kế hoạch (hoặc định

mức) đơn vị sản phẩm từng loại

x

Tỷ lệ chi phí

Trong đó:




Tổng giá thành sản xuất thực



Tỷ lệ chi phí

=

Tổng giá thành sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm

x

100

1.5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.5.1.1. Phương pháp trực tiếp

Kế toán chi phí NVLTT

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, chi phí vật liệu trực tiếp chủ yếu cho kinh doanh ăn uống bao gồm:

Giá trị thực tế của vật liệu chính (các loại thực phẩm), vật liệu phụ như đường, sữa,… và các vật liệu khác dùng để chế biến sản phẩm.

Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để tập hợp các chi phí thu mua, xuất dùng trong kỳ và cuối kỳ, kết chuyển vào giá thành để tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống.


Khi xuất kho NVL để chế biến sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 152 (thực phẩm)

Khi xuất kho vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 621 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 152 (đường, sữa…)

- Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm ăn uống, căn cứ vào giá xuất dùng, kế toán ghi:

Nợ TK 621 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 111 (nếu mua bằng tiền mặt)

Có TK 112 (nếu mua bằng chuyển khoản) Có TK 331 (nếu nợ người bán)

- Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT cho đối tượng để tính giá thành sản phẩm Nợ TK 154 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 621

Công thức tính giá thực tế của NVL như sau:


Giá thực tế của

vật liệu trong kỳ

=

Giá hạch toán của vật

liệu xuất trong kỳ

x

Hệ số giữa giá thực tế

hạch toán của vật liệu

Trong đó:


Hệ số giữa giá thực tế hạch toán của vật liệu


=

Giá thực tế của vật

liệu tồn đầu kỳ

+

Giá thực tế của vật liệu

nhập kho trong kỳ

Giá hạch toán của vật

liệu tồn đầu kỳ

+

Giá hạch toán của vật liệu

nhập trong kỳ

TK 152,111,112


TK 621 – Dịch vụ ăn uống



TK 154


Tập hợp chi phí NVL xuất dùng để chế biến sản phẩm


Kết chuyển chi phí NVLTT


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT


Kế toán chi phí NCTT

Chi phí NCTT bao gồm tiền lương, các khoản có tính chất như lương trả cho nhân viên sản xuất và các khoản trích theo lương được tính vào chi phí.

Lương của CBCNV

=

Giá trị ngày công quy đổi

x

Ngày công quy đổi

Trong đó:


Ngày công quy đổi

=

Hệ số lương

x

Hệ số phân loại

x

Ngày công thực tế đi làm


Giá trị ngày công quy đổi


=

Tổng quỹ lương

-

Tổng phụ cấp theo chế độ



Tổng ngày quy đổi

Tính lương phải trả tính vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 622 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 334 (Tổng lương phải trả cho công nhân trực tiếp)

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, kế toán ghi: Nợ TK 622 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT vào đối tượng để tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 (Chi tiết từng đối tượng)

Có TK 622

TK 334


TK 622 –

Dịch vụ ăn uống



TK 154


Tiền lương và phụ cấp phải trả cho CNTT


Kết chuyển chi phí NCTT

TK 338

(3382,3383,3383)



Các khoản trích theo lương



Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT


Hạch toán chi phí SXC

Chi phí SXC là những chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như: chi phí vật liệu, chi phí CCDC dùng ở phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

Tài khoản kế toán sử dụng TK 627 và chia thành các TK cấp 2 sau:

+ TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

+ TK 6272 – chi phí vật liệu

+ TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

+ TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ

+ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác


Phương pháp hạch toán như sau:

- Nếu tự sửa chữa thì chi phí vật liệu sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng, các vật liệu xuất dùng:

Nợ TK 6272 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 152 – Vật liệu xuất dùng.

- Chi phí lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương phải trả cho CNV, kế toán ghi:

Nợ TK 6271 – Dịch vụ ăn uống Có TK 334 – Phải trả CNV

- Trích khấu hao TSCĐ, kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí SXC cuối tháng, kế toán ghi sổ, và tập hợp chi phí để tính giá thành dịch vụ

Nợ TK 6274 – Dịch vụ ăn uống Có TK 214 – khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ.

Cuối tháng, quý, kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp và chứng từ ghi sổ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp nó để tính giá thành sản phẩm. Kế toán ghi:

Nợ TK 6277 – Dịch vụ ăn uống Có TK 111,112,331…

- Trong kỳ phát sinh chi phí sửa chữa kế toán ghi: Nợ TK 6278 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 335 – Trích trước chi phí Khi có phát sinh chi phí sửa chữa:

Nợ TK 335

Có TK 111, 112, 331…

Căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu chi tiền mặt, tiền gửi): Nợ TK 6278 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 111, 112…


Cuối kỳ, kế toán chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 – Dịch vụ ăn uống

Có TK 627 – Chi phí SXC


TK 152, 153

TK 627 – Dịch vụ ăn uống


TK154


Chi phí vật

liệu, dụng cụ

TK 334, 335

Chi phí phải

trả

TK 214

Khấu hao

TSCĐ

Kết chuyển chi phí

SXC

TK 111,112 Chi phí mua

ngoài và chi phí bằng tiền khác

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí SXC


Nếu đơn vị áp dụng theo phương pháp KKĐK:


TK 156 TK 611 TK 156 TK 632


Kết

chuyển HH

ĐK

H

Xác

định

h

TK 911


Kết chuyển H

cuối kỳ

Xác địn KQ

KD

TK 111,112,331


Mua hàng hóa nhập

kho

Giá

vốn

Sơ đồ 1.4. Cách hạch toán chi phí và xác định KQKD (KKĐK).


Nếu đơn vị áp dụng theo phương pháp KKTX


TK 156,157

TK 632


TK 911


Giá vốn HH xuất bán


Kết chuyển giá vốn, XĐKQ

Sơ đồ 1.5. Cách hạch toán chi phí và xác định KQKD (KKTX).


1.6. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai giai đoạn kế tiếp nhau của một quá trình hạch toán sản xuất, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề cho nhau. Đồng thời có sự khác biệt nhau do yêu cầu hạch toán, kiểm tra

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/01/2024