Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực

biệt là về chiến lược phát triển cả nhà trường và doanh nghiệp.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

1.6.1. Tác động của yếu tố khách quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực‌

a) Xu hướng phát triển giáo dục

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Xu hướng phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay đó là: chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Xu hướng này được thể chế hóa qua các nghị quyết Trung ương Đảng, luật Giáo dục, nghị định, thông tư,… đã tạo điều kiện mở đường cho giáo dục nói chung và đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật nói riêng phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác, các phương thức quản lý, mô hình quản lý phụ thuộc cơ chế chính sách của Bộ GD-ĐT và các bộ ngành liên quan trong phân cấp quản lý và các quy định về quan hệ quản lý đào tạo (quy định về thẩm quyền tự chủ trong đào tạo), đều có ảnh hưởng đến mức độ thuận lợi, khó khăn trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP.

b) Tình hình chính trị, kinh tế xã hội của địa phương

Tình hình phát triển KT-XH của địa phương thành lập trường ĐH, trong đó khả năng thu ngân sách sẽ ảnh hưởng đến mức độ đầu tư các nguồn lực CSVC, tài chính, đội ngũ… cho nhà trường để bảo đảm chất lượng đào tạo và phát triển đào tạo bền vững đáp ứng nhu cầu nhân lực địa phương. Sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương tác động thuận lợi đến nhận thức, mối quan tâm của nhân dân và huy động tài chính của nhân dân đầu tư cho giáo dục đào tạo ở các trường ĐHĐP thông qua hình thức xã hội

hóa đào tạo.

Mặt khác, UBND địa phương với tư cách là cơ quan chủ quản của trường ĐHĐP nên tình hình chính trị, KT-XH của địa phương sẽ tác động trực tiếp đến các trường ĐHĐP thông qua hệ thống cơ chế chính sách do địa phương phân cấp cho nhà trường về thẩm quyền trong quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản…

Ngoài ra, các trường đại học địa phương cần quan tâm đến các yếu tố khác như dân số, giới tính, độ tuổi lao động… để có những định hướng phát triển phù hợp, mặc dù những tác động này có thể mang tầm vĩ mô, nhưng ít nhiều có ảnh hưởng nhất định đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương.

c) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc tranh thủ thời cơ tốt từ tác động này giúp cho các trường đại học địa phương nắm bắt được một phần xu hướng, nhu cầu đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật và thậm chí biết chắc chắn “một số ngành nghề sẽ mất đi và một số ngành nghề mới sẽ sinh ra” để kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL.

Ngoài ra, sự phát triển khoa học và công nghệ nói chung, nhất là các lĩnh vực CNTT và truyền thông, các phương tiện dạy học, làm việc hiện đại; các lĩnh vực công nghệ cao và quy trình công nghệ trong quản lý…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH ứng dụng, chuyển giao, giúp cho hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo theo TCNL nâng cao chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương.

d) Truyền thống ngành nghề của địa phương

Vì các trường đại học địa phương chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chính thị trường lao động địa phương. Nên khi lựa chọn các ngành đào tạo thì các trường đại học địa phương phải xem xét yếu tố truyền thống ngành

nghề trên địa bàn một cách toàn diện cả thuận lợi và khó khăn. Dự báo ngành nghề nào sẽ nảy sinh, ngành nghề nào sẽ mất đi để có kế hoạch đào tạo phù hợp, tránh tình trạng mất cân đối cung – cầu trong thị trường lao động.

e) Tình hình tuyển sinh của các trường đại học địa phương

Toàn cầu hóa đã có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến các cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường đại học địa phương ở Việt Nam nói riêng. Toàn cầu hóa kéo theo sự cạnh tranh ngày một gay gắt giữa các cơ sở giáo dục đại học nên điều này gây khó khăn về tuyển sinh cho các trường đại học địa phương ở các ngành đào tạo nói chung cũng như đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật nói riêng.

Hơn nữa, sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế thị trường cũng đã làm một số trường đại học địa phương có xu hướng từ bỏ các ngành công nghệ kỹ thuật đào tạo truyền thống đã có thế mạnh từ lâu để chuyển sang đào tạo các ngành mới không thuộc thế mạnh của mình nhằm phù hợp với thị hiếu của người học. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật.

Chính vì những lý do trên, đòi hỏi các trường đại học địa phương cần phải được đổi mới về công tác đào tạo nhằm nâng cao khả năng thích ứng. Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực có thể xem là một giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bài toán đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng theo tác giả luận án trong tổ chức, thực hiện cũng phải điều chỉnh, cập nhật những đổi mới tương ứng: lựa chọn chương trình đào tạo, xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đa dạng hóa hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá… theo yêu cầu thực tiễn.

1.6.2. Tác động của các yếu tố chủ quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

a) Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL

Lý luận và thực tiễn quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng,

có thể khẳng định hiệu quả quản lý phần lớn phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người đứng đầu và đội ngũ CBQL trong nhà trường.

- Các phẩm chất cần thiết: Phẩm chất chính trị (quan điểm, niềm tin vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong có cần nắm vững đường lối, chủ trương về GD-ĐT, bản lĩnh chính trị vững vàng…); Phẩm chất đạo đức (niềm tin, thái độ đạo đức phù hợp chuẩn mực xã hội, gương mẫu, trung thực, liêm khiết, kỷ cương nề nếp…); Phẩm chất nghề nghiệp (tận tụy, năng động, sáng tạo, tích cực với cái mới, chống bảo thủ, trì trệ …)

- Năng lực chủ yếu cần thiết: Biểu hiện của năng lực quản lý đó là sự thành thạo trong sử dụng các kỹ năng quản lý, có thể chia làm ba nhóm: Kỹ năng nhận thức (Nắm bắt nội dung cơ bản chủ trương của cấp trên, Giao tiếp, Dự báo, Thu thập thông tin… ); Kỹ năng kỹ thuật (Lập kế hoạch, Tổ chức thực hiện, Điều chỉnh, KT-ĐG, Sử dụng công cụ, phương tiện quản lý…); Kỹ năng tổ chức nhân sự (Sắp xếp, Đánh giá, Khen ngợi, phê bình…)

b) Năng lực và nhận thức của giảng viên về vai trò, trách nhiệm trong hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực

Nhận thức luôn phải đi trước hành động, muốn đổi mới hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực thì cần thay đổi nhận thức của giảng viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này. Khi áp dụng cách tiếp cận năng lực thay cho cách tiếp cận nội dung thì vai trò của người giảng viên đã thay đổi: từ người truyền thụ kiến thức thành người hướng dẫn sinh viên học tập, phát triển năng lực bản thân. Chính giảng viên phải được trang bị hệ thống năng lực, kĩ năng, giá trị thì mới có thể hỗ trợ cho sinh viên phát triển năng lực tổng thể. Với lập luận trên, có thể thấy: Giảng viên chính là yếu tố quyết định trong quá trình đào tạo theo tiếp cận năng lực.

c) Năng lực và nhận thức của người học về vai trò, trách nhiệm trong hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực

Đào tạo theo tiếp cận năng lực là dựa trên cơ sở năng lực của người học

để thiết kế chương trình đào tạo, từ đó định hướng phát triển năng lực cho người học. Nhà quản lý cần phải xác định chính xác ngưỡng nhận thức năng lực phù hợp của người học. Ngoài ra, cần điều chỉnh lại mục tiêu, thiết kế xây dựng lại nội dung cho từng cấp, bậc và ngành học; bổ sung điều kiện quan trọng khác như giáo trình, tài liệu…

Trong đào tạo theo tiếp cận năng lực, người học trở thành trung tâm của hoạt động đào tạo. Do đó, người học cần tích cực, chủ động trong hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức, từ đó phát triển năng lực bản thân.

Kết luận chương 1

Đào tạo theo TCNL đã hình thành, phát triển và áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ưu điểm lớn nhất của phương thức đào tạo này là quá trình đào tạo lấy người học làm trung tâm, tiến hành dựa trên năng lực của người học, vì mục tiêu hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học nên “đầu ra” của quá trình đào tạo luôn được tiệm cận gần nhất với yêu cầu của thực tiễn sản xuất và nhu cầu doanh nghiệp.

Trong chương 1 luận án tìm hiểu về những khái niệm liên quan đến đề tài như: năng lực, tiếp cận năng lực, ngành công nghệ kỹ thuật, đại học địa phương... Và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương trên các phương diện. Đồng thời tác giả luận án cũng phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khách quan (truyền thống ngành nghề của địa phương, tình hình chính trị, kinh tế xã hội địa phương, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng phát triển giáo dục, tình hình tuyển sinh của các trường ĐHĐP) và yếu tố chủ quan (Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL, năng lực và nhận thức của GV, năng lực và nhận thức của người học) đến đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo trong các trường ĐH nói chung và ĐHĐP nói riêng, tác giả cho rằng phương thức quản lý đào tạo theo hướng kết hợp tiếp cận hệ thống, tiếp cận năng lực và tiếp cận CIPO là rất phù hợp với mô hình các trường ĐHĐP. Vì thế tác giả đã nghiên cứu vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực bao gồm: quản lý đầu vào (quản lý công tác tuyển sinh; quản lý phát triển chương trình đào tạo: xác định mục tiêu đào tạo, thiết kế nội dung đào tạo, thiết kế phương pháp đào tạo; quản lý cơ sở vật chất); quản lý quá trình (quản lý hoạt động giảng dạy của GV, quản lý hoạt động học tập

của SV); quản lý đầu ra (quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, quản lý cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp và thông tin đầu ra, quản lý hợp tác giữa trường ĐHĐP và DN) và đồng thời quan tâm đến các yếu tố tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật. Nội dung cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trong các trường ĐHĐP mà tác giả luận án trình bày trong chương 1 có vai trò quan trọng làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng ở chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý đào tạo trong chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC


2.1. Khái quát về trường đại học địa phương được khảo sát

Luận án nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở 3 trường đại học Hải Phòng, đại học Hồng Đức, đại học Hùng Vương. Đây là 3 trong 27 trường đại học địa phương đào tạo đa ngành ở những tỉnh/thành đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Đồng thời, 3 trường cũng có nhiều nét tương đồng từ lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, quy mô đào tạo,… đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đã được đánh giá ngoài bởi các tổ chức kiểm định uy tín. Hiện nay, cả 3 trường đại học này đã và đang đào tạo những ngành công nghệ kỹ thuật đặc trưng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các tỉnh/thành lân cận.

Bảng 2.1. Các trường ĐHĐP nghiên cứu thực trạng


STT

Trường Đại học

Năm thành lập

Tiền thân

Cơ quan chủ quản

1

ĐH Hùng Vương

29/4/2003

CĐSP Phú Thọ

UBND tỉnh

Phú Thọ


2


ĐH Hồng Đức


24/9/1997

CĐ Sư phạm, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật,

CĐ Y tế Thanh Hoá


UBND tỉnh Thanh Hóa

3

ĐH Hải Phòng

9/4/2004

ĐHSP Hải Phòng

UBND TP

Hải Phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 11


2.1.1. Cơ cấu đội ngũ giảng viên

* Kết quả thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở 03 trường được khảo sát như sau:

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí