trọng phục vụ nhu cầu của các khu công nghiệp, đô thị và cho hoạt động du lịch của tỉnh.
Sông Sài Gòn có giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Một trong những chi lưu của sông Sài Gòn trong địa phận tỉnh, chảy qua huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát là sông Thị Tính.
- Sông Bé dài 350 km, bắt nguồn từ vùng núi phía tây của khu vực Nam Tây Nguyên ở cao độ 650 – 900 m. Với diện tích lưu vực là 7.650 km2, sông Bé chảy qua địa phận tỉnh Bình Phước trước khi chảy vào Bình Dương. Đó là phần hạ lưu chảy qua huyện Phú Giáo với chiều dài khoảng 80 km rồi đổ vào sông Đồng Nai. Sông Bé cùng một số phụ lưu như suối Giai có giá trị về mặt thủy lợi và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía bắc của tỉnh. Tuy nhiên, chế độ thủy văn của sông phụ thuộc vào chế độ mưa theo mùa nên lưu lượng dòng chảy không đều. Mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước chảy xiết
do lòng sông hẹp. Vì vậy, sông Bé ít có giá trị về giao thông vận tải.
- Ngoài ba sông chính và các sông nhỏ là chi lưu của các sông lớn, ở Bình Dương còn có các kênh rạch như rạch Bà Lô, rạch Bà Hiệp, rạch Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ,… tạo nên một mạng lưới thủy văn phong phú. Mật độ kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 – 0,8 km/km2, lưu lượng không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước thấp, thường khô kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng tới việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, tiềm năng nước mặt trong tỉnh khá dồi dào. Hệ thống các sông suối cung cấp một khối lượng nước rất lớn phục vụ cho các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt cũng phân hóa theo mùa : mùa lũ và mùa kiệt. Đối với ngành du lịch tỉnh Bình Dương thì trong ba con sông chảy qua địa phận của tỉnh là sông Bé, sông Đồng Nai, thì sông Sài Gòn có tiềm
năng khai thác về du lịch sinh thái hơn hết. Lòng sông Sài Gòn rộng, dài và không chảy xiết, lý tưởng để phát triển các tuyến du lịch trên sông.
Tỉnh Bình Dương có một số hồ như hồ Dầu Tiếng, hồ Bình An có khả năng phát triển du lịch sinh thái.
Công trình hồ Dầu Tiếng hoàn thành ngày 10/1/1985. Hồ có diện tích 27.000 ha, sức chứa 1,5 tỉ m3 nước. Hồ Dầu Tiếng là một công trình thủy lợi nhân tạo, nhưng cảnh quan thiên nhiên rất lãng mạn, trữ tình.
* Nguồn nước ngầm.
Bình Dương có nguồn nước ngầm tương đối phong phú, ở độ sâu từ 50 – 200 m, được tồn tại dưới 2 dạng là lỗ hổng và khe nứt. Dựa trên tiêu chí về độ phong phú, nguồn nước ngầm ở Bình Dương được chia thành 3 khu vực :
- Khu vực giàu nước ngầm thuộc địa phận phía tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn, có những điểm ở Thanh Tuyền mực nước có thể đạt đến 250 l/s. Khả năng tàng trữ và lưu chuyển nước tốt, tầng chứa nước dày từ 15 – 20 m.
- Khu vực nước ngầm trung bình ở thị xã Thuận An (trừ vùng trũng phèn), phía nam huyện Tân Uyên. Bề dày tầng chứa nước từ 10 -12 m, các giếng đào có lưu lượng 0,05 – 0,6 l/s.
Khu vực nghèo nước ngầm thuộc lãnh thổ phía đông và đông bắc thị xã Thủ Dầu Một và một số nơi thuộc các thung lũng ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và phía nam huyện Bến Cát. Lưu lượng giếng đào là 0,05 -0,40 l/s, thường gặp là 0,1 – 0,2 l/s.
Sinh Vật:
Nằm ở gần trung tâm Đông Nam Bộ, rừng của Bình Dương thuộc hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như trắc, cẩm lai, gỗ mun,… Các kiểu rừng ở đây đáng chú ý nhất là rừng cây họ dầu có khả năng chịu hạn, thích hợp với khí hậu có một mùa khô rõ rệt. Cây họ dầu chủ yếu phát triển trên loại đất xám với các
loại như dầu song nàng, dầu trà beng, dầu lông, dầu chai,… Trong tỉnh còn có kiểu rừng tre nứa, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy và các công dụng khác.
Theo thống kê năm 2002, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Bình Dương là 14.495 ha, chiếm 5,38% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó 5.935 ha là rừng tự nhiên và 8.560 ha là rừng trồng. Rừng tự nhiên hiện có chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác bắc của tỉnh. Khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu (huyện Dầu Tiếng) với 3.905 ha.
Như vậy, về diện tích và độ che phủ rừng của Bình Dương chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản cho nhu cầu của tỉnh cũng như của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cũng như tình trạng chung của các tỉnh ở Đông Nam Bộ, phần lớn lớp phủ thực vật rừng đã bị thay thế bằng những rừng trồng quy mô lớn đến mức đã trở thành một thành phần của tự nhiên. Đó là những vùng cao su, cà phê và những vùng trồng cây ăn quả bạt ngàn. Những vườn cây trái xum xuê vừa mang lại giá trị kinh tế từ các sản phẩm nổi tiếng (xoài, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm, măng cụt,…), lại vừa tạo nên những cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt tuyến dọc sông Sài Gòn bắt đầu từ vườn cây trái Lái Thiêu nổi tiếng kéo dài lên thị xã Thủ Dầu Một đến vùng cận lòng hồ Dầu Tiếng là một trong nững tuyến du lịch miệt vườn điển hình của Bình Dương.
Trong những năm qua, do tích cực trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán trong nhân dân, phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây lâm nghiệp và công nghiệp dài ngày, độ che phủ của tỉnh đến cuối năm 1999 đạt tỉ lệ 44,5% diện tích.
Diện tích rừng của Bình Dương không lớn nhưng có vai trò quan trọng về kinh tế, phòng hộ và giữ cân bằng môi trường sinh thái không chỉ cho tỉnh, mà còn được coi là vành đai xanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì
vậy, cần có các biện pháp quản lí, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và hạn chế việc thay thế diện tích rừng sang các mục đích kinh tế khác. Động vật trong rừng tập trung chủ yếu ở các khu rừng tự nhiên phía bắc,
gắn với hệ động vật của rừng nội chí tuyến rụng lá. Đó là các loài động vật ăn cỏ và ăn lá cây lớn như trâu bò rừng, hươu nai, thỏ,… Loài thú ăn thịt có hổ, báo,… Tuy nhiên, do tình trạng phá rừng tự nhiên và săn bắn những năm trước đây, các loài động vật này hiện nay rất hiếm gặp, chỉ còn một số loài thú nhỏ như hoẵng, nai, sóc, thỏ rừng,… Ngoài ra là một số loài chim như gà rừng, gà gô, và một số loài chim khác. Những loài động vật này là nguồn tài nguyên quý của tỉnh, cần phải được bảo vệ.
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.
Di tích lịch sử:
BẢNG 2.1: SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG ĐẾN 31/12/2010
TỔNG SỐ | QUỐC GIA | ĐỊA PHƯƠNG | |
Tổng số - Đình - Chùa - Di tích lịch sử cách mạng - Di tích khảo cổ - Di tích khác | 40 9 4 10 7 10 | 11 1 1 4 4 1 | 29 8 3 6 3 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 6
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn 2005 – 2010
- Tiềm Năng Du Lịch Của Tỉnh Bình Dương
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 10
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 11
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 12
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
(Theo Niên Giám Thống Kê Bình Dương – 2010) Theo số liệu mới nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình
Dương, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 42 di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng đã được xếp hạng (tính đến tháng 7/2011), trong đó có 11 di tích được công nhận cấp Quốc gia và 31 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn
có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng. Đa số là các loại đình, chùa, miếu, tịnh xá, tịnh thất, hơn 50 ngôi nhà cổ cùng nhiều mộ cổ và danh lam thắng cảnh.
* Di tích lịch sử nhà tù Phú Lợi : được công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 10/7/1980.
Tọa lạc trên đường Một Tháng Mười Hai, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một.
Nhà tù Phú Lợi do chế độ Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ xây dựng năm 1957, với diện tích 77.082 m2 được mệnh danh ô Cụn Đảo đất liền từng giam cầm trờn 4.500 tự nhõn với mục đớch giam cầm cỏc chiến sĩ cỏch mạng và những người yờu nước lỳc bấy giờ.
Tại đây, vào ngày 01/12/1958, Mỹ - Diệm đã gây ra một vụ đầu độc tù nhân chính trị. Sự kiện này gây ra sự phẫn nộ với những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, làm dấy lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc. Nhà tù Phú Lợi là một chứng tích tố cáo tội ác của chiến tranh xâm lược.
ô Phũng giam C ằ đõy là một trong chớn phũng giam lớn của nhà tự Phỳ Lợi, giam giữ từ 300 đến 500 người, cú lỳc lờn đến 700 người.
Khu di tích đã được đầu tư tu bổ nhiều lần, có hàng rào kẽm gai bao bọc, các dấu tích gốc còn lại khá nhiều, tường rào còn một đoạn gần khu B, các tháp canh trung tâm và bốn góc, các khu nhà giam A, B, C trong đó khu C gần như còn nguyên vẹn, các khu A, B chỉ còn lại nền và các sàn nằm bằng bê-tông. Vườn hoa và tượng đài được tôn tạo sau này.
Ngày nay, khu di tích lịch sử này nằm yên ả dưới những hàng cây xanh mát, mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu về lịch sử hào hùng và ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập.
* Di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát : được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 18/3/1996.
Di tớch địa đạo Tam giỏc sắt Tõy nam Bến Cỏt thuộc địa bàn 3 xó An Điền, An Tõy, Phỳ An nằm ở phớa tõy nam huyện Bến Cỏt, cỏc thị xó Thủ Dầu Một 15 km về phớa nam. Đõy là địa bàn được hỡnh thành một tam giỏc do 2 con sụng Sài Gũn, Thị Tớnh bao bọc và hai lộ 7 và 14 đi qua. Chớnh vỡ vị trớ chiến lược quan trọng này, Huyện ủy Bến Cỏt và Đặc khu Sài Gũn – Gia Định lỳc trước đó chọn nơi đõy làm căn cứ đúng quõn, là vựng căn cứ địa cỏch mạng, được mệnh danh là ô Tam giỏc sắt ằ từng làm cho kẻ thự khiếp sợ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vùng đất 3 xã Tây Nam Bến Cát sớm được nổi danh với Chiến khu An Thành. Thuở đó, An Thành đã từng là nơi dừng chân của các cơ quan đầu não kháng chiến Khu bộ miền Đông, Xứ ủy Nam Bộ, Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định… nhờ đó mà người dân địa phương sớm được giác ngộ cách mạng và đã từng đương đầu với biết bao thử thách ác liệt nhất trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước đầy gian khổ và hy sinh của nhân dân ta.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đã nhiều lần càn đi xát lại nhưng chúng không khuất phục nổi lòng người dân nơi đây. Đến khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam, năm 1967 bằng đủ loại binh hùng tướng mạnh và những vũ khí giết người hiện đại nhất, chúng mở trận càn Xê-đa-phôn với quy mô lớn gồm 30.000 quân, 400 xe tăng, 80 tàu chiến, 100 đại bác và nhiều loại máy bay ném bom, kể cả máy bay B.52 hòng hủy diệt mục tiêu quan trọng này. Nhưng dựa vào hệ thống địa đạo quanh co, chằng chịt, quân và dân ta lúc ẩn lúc hiện bí mật mất ngờ mở đợt chống càn quyết liệt. Cuối cùng, giặc Mỹ phải rút lui. Với sự thất bại thảm hại, 3.200 tên Mỹ-ngụy bị diệt, 149 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy, 28 máy bay bị bắn rơi hoặc bị thương, 2 tàu chiến bị bắn chìm, bắn cháy… Sau những thất bại liên
tiếp, kẻ thự đành bất lực, chỳng phải gọi vựng này là vựng ô Tam giỏc sắt ằ (địa đạo Tõy Nam Bến Cỏt).
Di tớch địa đạo Tam giỏc sắt Tõy Nam Bến Cỏt là biểu tượng cho cỏch mạng, cho khỏng chiến. Địa đạo là khu đường hầm liờn hoàn, luồn sõu trong lũng đất. Với phương tiện thụ sơ và lưỡi cuốc và chiếc ky xỳc đất bằng tre, quõn và dõn 3 xó Tõy Nam đó tạo nờn cụng trỡnh đồ sộ với hàng trăm con đường hầm ngang dọc trong lũng đất, nối liền cỏc xó với nhau. Với hệ thống địa đạo dài 70 km, khoảng 50 ụ ụ chiến đấu và nhiều hầm để trỳ ẩn, cứu chữa thương binh, dự trữ vũ khớ, lương thực, thực phẩm… địa đạo Tõy Nam và căn cứ địa của nhiều cơ quan và tổ chức khỏng chiến, đõy cũn là chiến trường tiờu diệt địch tại chỗ. Từ căn cứ này, nhiều lực lượng vũ trang chủ lực làm bàn đạt xuất phỏt tiến cụng vào sào huyệt kẻ thự trong những trận đỏnh lớn, chiến dịch lớn. Đú là chiến dịch Lờ Hồng Phong (1950), những trận phục kớch đỏnh giao thụng trờn đường 14, đỏnh cỏc trận càn ô Phong hỏa ằ, ô Át-tăng-bơ-rơ ằ,
ô Xờ-đa-phụn ằ…
Địa đạo Tây Nam Bến Cát đã giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hai cuộc kháng chiến, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong suốt 20 năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, địa đạo ba xã Tây Nam đã phát huy tác dụng của một địa đạo chiến đấu. Dựa vào hệ thống địa đạo, quân dân ở đây đã chiến đấu chôn vùi hàng ngàn tên giặc, bắn cháy và phá hủy hàng trăm xe tăng và xe bọc thép… Đặc biệt trong chiến dịch Mậu Thân 1968 và mùa xuân 1975, địa đạo Tây Nam là nơi nhiều cánh quân lớn tập kết từ đây tiến đánh vào Sài Gòn, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến thắng lợi của quân dân cả nước năm 1975.
Di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát : được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 18/3/1996. Theo dự án trùng tu tôn tạo được thực hiện từ năm 2004 đến nay, khu di tích đã được xây dựng khu trung tâm
quần thể tượng đài diện tích 23 ha, gồm : tượng đài, phù điêu, tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng, tượng anh du kích, tượng sinh hoạt chiến đấu của quân và dân ba xã Tây Nam Bến Cát, các hạng mục công trình như : nhà lưu niệm, nhà điều hành, nhà văn bia, sân hành lễ, sân mô hình địa đạo, nhà trưng bày, khu cây xanh, vườn hoa…
Địa đạo Tam giác sắt sẽ hình thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng để du khách tham quan dừng bước nghỉ ngơi.
* Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật chùa Hội Khánh : được công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 10/07/1980.
Tọa lạc tại số 35 đường Bác Sỹ Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một – cách trung tâm thị xã 500 m về hướng đông.
Chùa Hội Khánh là công trình kiến trúc tôn giáo, đồng thời là công trình kiến trúc gỗ lớn nhất tỉnh, với diện tích xây dựng 1.211 m2. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741) trên một ngọn đồi. Năm 1861, chùa bị giặc Pháp thiêu hủy, sau đó được xây dựng lại vào năm 1868 ở vị trí hiện nay. Chùa Hội Khánh hình thành và tồn tại hơn 250 năm, được xem là ngôi chùa cổ có lịch sử kiến trúc văn hóa nổi tiếng hàng đầu ở Nam Bộ.
Ngoài giá trị kiến trúc quy mô, hệ thống tượng thờ phong phú, tiêu biểu của ngôi chùa Đông Nam Bộ. Chùa Hội Khánh còn là công trình điêu khắc do chính người thợ Đất Thủ tạo tác, chạm trổ tinh vi, khéo léo từng bộ phận trong nội thất như cột kèo, đầu dư, cửa võng câu đối… Cổng chùa có hình khối bề thế, bên trong có hàng trăm pho tượng phật thếp vàng, Đại Hồng Chung của chùa được đúc từ năm 1883 và hàng tăm di vật, hoành phi, liễn đối có giá trị văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử được bảo tồn nơi đây. Đặc biệt, bộ Thập Bát La Hán và Thập Điện Minh Vương với các dáng vẻ khác nhau tạo nên một công trình điêu khắc tuyệt mỹ, có giá trị nghệ thuật cao mang đặc trưng phong cách điêu khắc gỗ Bình Dương xưa.