123
điện thoại; có thể gửi sách, báo, tạp chí có các nội dung pháp luật phù hợp để PN tự đọc, tìm hiểu thêm. Bản thân mỗi PN phải nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập pháp luật, chiếm lĩnh tri thức pháp luật. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa TG, các cơ quan hữu quan, gia đình PN và bản thân mỗi PN vừa là quan điểm chỉ đạo, vừa là biện pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả GDPL cho PN.
4.1.4. Công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án hình sự; sự tổ chức, điều hành của các trại giam
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ: tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự; chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; tổng kết công tác thi hành án hình sự. Đồng thời, cơ quan này còn có một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể: tổ chức kiểm tra công tác thi hành án hình sự thuộc lực lượng công an nhân dân; quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án; trực tiếp quản lý các TG thuộc Bộ Công an; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sựt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an giao.
Một trong những nhiệm vụ cụ thể thuộc nhiệm vụ, quyền hạn kể trên của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an là lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng các quy định pháp luật về GDPL cho PN trong các TG thuộc Bộ Công an cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác này. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an đã tổ chức xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác GDPL cho PN trong các TG hoặc có liên quan đến công tác này, như phối hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục công dân” dành cho PN, trong đó có phần GDPL. Công tác GDPL cho PN trong các TG phải dựa trên nội dung, tinh thần của các văn bản đó nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án hình sự; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, nề nếp của công tác này.
Với tư cách là cơ quan thi hành án phạt tù, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của TG thuộc Bộ Công an là tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải
124
tạo PN, trong đó có việc tổ chức GDPL cho PN. Trên cơ sở các quy định pháp luật, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, các TG là nơi trực tiếp tổ chức GDPL cho PN dưới sự chỉ đạo, điều hành của Giám thị TG và các Phó giám thị TG (thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám thị và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao). Chính vì vậy, công tác GDPL cho PN cũng phải luôn đặt dưới sự chỉ đạo, điều hành của TG.
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam - 14
- Một Số Vấn Đề Đang Đặt Ra Trong Giáo Dục Pháp Luật Cho Phạm Nhân Tại Các Trại Giam Ở Việt Nam Hiện Nay
- Giải Quyết Mâu Thuẫn Giữa Mặt Bằng Trình Độ Học Vấn Tương Đối Thấp Của Nhiều Phạm Nhân Với Yêu Cầu Tiếp Thu Thông Tin, Kiến Thức Pháp Luật
- Bảo Đảm Các Điều Kiện Cần Thiết Về Kinh Tế Phục Vụ Giáo Dục Pháp Luật Cho Phạm Nhân Trong Các Trại Giam
- Thực Hiện Đầy Đủ, Nghiêm Túc Những Nội Dung Trong Chương Trình Giáo Dục Pháp Luật, Đổi Mới Phương Pháp, Đa Dạng Hóa Hình Thức Giáo Dục Pháp Luật
- Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
4.1.5. Phải lựa chọn những nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm tình hình phạm nhân trong các trại giam
Nội dung, phương pháp và hình thức GDPL là những thành tố cơ bản của hoạt động GDPL cho PN trong các TG. Giữa các thành tố này có mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Bởi vậy, để bảo đảm GDPL cho PN thì phải lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức GDPL phù hợp.
Nội dung GDPL cho PN trong các TG phải bảo đảm tính khoa học, vừa tuân thủ các nội dung chương trình GDPL cho PN, vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của PN và phù hợp với đặc điểm về độ tuổi, giới tính, học vấn, cơ cấu tình hình tội phạm ở từng khu vực. Trên cơ sở thống kê về thực trạng tình hình tội phạm ở từng khu vực, cần xây dựng chuyên đề GDPL chuyên biệt về những loại tội phạm nổi cộm ở khu vực để truyền đạt cho PN.
Phương pháp GDPL cho PN trong các TG phải được coi trọng hơn và đặt đúng vị trí, vai trò của nó, cũng phải bảo đảm tính khoa học, hiện đại; chuyển dần từ phương pháp “lấy người dạy làm trung tâm” sang phương pháp “lấy người học làm trung tâm” nhằm “phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều” [27, tr.97]. Các CBGDPL cần kết hợp hài hòa giữa phương pháp thuyết trình truyền thống với phương pháp nêu vấn đề, kết hợp giữa truyền đạt nội dung pháp luật với việc nêu ra các tình huống, bài tập trắc nghiệm; tăng cường các phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm theo các chủ đề pháp luật, phương pháp nêu tình huống để lôi cuốn PN vào sự tranh luận, thảo luận nhằm tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất.
Phải đa dạng hóa, sử dụng kết hợp nhiều hình thức GDPL cho PN trong các TG một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng PN; từng bước khai thác và vận dụng công nghệ thông tin (soạn bài giảng, giáo án
125
điện tử) phục vụ công tác GDPL cho PN. Ngoài hình thức chính là giảng dạy trên hội trường thì cần tăng cường thêm các hình thức GDPL khác, như sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, sân khấu hóa, thảo luận tại buồng giam, thi tìm hiểu pháp luật...
4.1.6. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục công dân, dạy văn hóa và dạy nghề cho phạm nhân
Trên thực tế, quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa GDPL với giáo dục công dân, dạy văn hóa và dạy nghề cho PN đã được quy định trong Luật Thi hành án hình sự: “1. Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ...” [64, khoản 1 Điều 28]. Luật Phổ biến, giáo dục năm 2012 cũng quy định: “2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù... được chú trọng thực hiện thông qua chương trình học pháp luật, giáo dục công dân và lồng ghép trong chương trình học văn hoá, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng; phổ biến thông tin thời sự, chính sách; sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các hình thức phù hợp khác” [65, khoản 2, Điều 21].
Việc quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa GDPL cho PN với giáo dục công dân, dạy văn hóa và dạy nghề cho họ là nhằm bảo đảm tính đồng bộ, hài hòa và hiệu quả của công tác GDPL cho PN trong các TG. Giữa GDPL và giáo dục công dân, dạy văn hóa và dạy nghề cho PN có mối quan hệ biện chứng: GDPL cho PN phải gắn với giáo dục công dân. Nội dung chủ yếu của giáo dục công dân cho PN là giáo dục đạo đức và kỹ năng sống. Mục tiêu của GDPL và giáo dục đạo đức là thiết lập trật tự pháp luật và trật tự đạo đức, hình thành ở mỗi cá nhân hành vi hợp pháp, hợp đạo đức xã hội. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là xã hội mà ở đó mọi công dân đều phải có ý thức và lối sống phù hợp với nền tảng đạo đức và tuân thủ pháp luật. Mục tiêu của pháp luật và đạo đức là phục vụ con người, vì những giá trị nhân văn của con người. Có kiến thức pháp luật mà thiếu sự hiểu biết, tôn trọng các giá trị đạo đức thì PN khó có thể trở thành người có ích khi trở về tái hòa nhập xã hội.
Giáo dục pháp luật phải gắn với dạy văn hóa cho PN vì GDPL chỉ có tác dụng khi dựa trên một nền tảng học vấn nhất định. Trình độ học vấn của PN càng cao thì việc học tập pháp luật càng thuận lợi và ngược lại. PN mù chữ thì khó có thể
126
tiếp thu kiến thức pháp luật chứ chưa nói đến hiểu biết pháp luật. Bởi vậy, để bảo đảm hiệu quả GDPL cho PN mù chữ thì điều kiện tiên quyết là phải dạy chữ cho họ, có thể triển khai lồng ghép với hoạt động dạy nghề cho PN.
4.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM
4.2.1. Nhóm giải pháp bảo đảm từ phía cơ quan quản lý thi hành án hình sự (Tổng cục VIII, Bộ Công an)
Để bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho PN tại TG ở nước ta hiện nay, với tư cách là cơ quan quản lý công tác GDPL cho PN trong các TG, Tổng cục VIII, Bộ Công an cần thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:
4.2.1.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn tổ chức, thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Nhằm tăng cường công tác GDPL cho PN trong các TG, đảm bảo hiện thực hóa mục đích của hình phạt, trong những năm qua, Nhà nước, các cơ quan chức năng đã xây dựng, ban hành một hệ thống các văn bản QPPL về GDPL cho PN trong các TG, trong đó có các quy định cụ thể về chủ thể, nội dung, hình thức GDPL cho PN, như Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT Hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, GDPL, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho PN.
Từ trước tới nay, công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam đã được chú trọng triển khai thực hiện, song thiếu tính đồng bộ, nhất quán về nội dung, phương pháp và hình thức GDPL; mỗi TG làm công tác GDPL cho PN theo những cách khác nhau tùy thuộc điều kiện cụ thể về nhân lực, cơ sở vật chất của từng TG. Nhằm chấn chỉnh những hạn chế đó, năm 2009, Tổng cục VIII đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) biên soạn Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” gồm 03 tập dành cho 03 nhóm đối tượng PN. Tất cả các TG thuộc Bộ Công an đều đã tổ chức GDPL cho PN theo nội dung được biên soạn trong Bộ tài liệu này và đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ và hành vi của đa số PN.
Tuy nhiên, sau một số năm triển khai thực hiện, đến nay, Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập do những nguyên nhân chủ
127
quan và khách quan. Từ thực tế đó, với tư cách là cơ quan quản lý công tác GDPL cho PN trong các TG, Tổng cục VIII, Bộ Công an cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác GDPL cho PN trong các TG theo hướng:
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan biên soạn lại Bộ tài liệu “Giáo dục công dân”
Việc biên soạn lại Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” đang được sử dụng trong các TG hiện nay phải được triển khai trên cơ sở những quy định về nội dung theo các văn bản QPPL mới nhất, như Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, và phải có sự linh hoạt về hình thức trình bày.
- Về hình thức tài liệu, phải tách chủ đề GDPL ra khỏi Bộ tài liệu và biên soạn thành tài liệu/sách độc lập với tên gọi “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân”, trong đó vẫn gồm ba phần: Phần I- Dành cho PN mới đến TG chấp hành án phạt tù; Phần II- Dành cho PN đang chấp hành án phạt tù, trong đó chỉ cần ấn định nội dung, còn hình thức GDPL để mở để các TG vận dụng linh hoạt); Phần III- Dành cho PN sắp chấp hành xong án phạt tù. Sau khi bộ tài liệu được biên soạn lại, được nghiệm thu thì cho in thành sách và phát hành rộng rãi tại tất cả các TG để giảng dạy cho PN. Việc giảng dạy các nội dung vẫn lần lượt theo từng phần phù hợp với tiến trình đã được xác định.
Hai chủ đề giáo dục đạo đức và giáo dục kỹ năng sống cũng phải được biên soạn thành tài liệu/sách với tên gọi “Giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho phạm nhân” và vẫn gồm ba phần dành cho 03 nhóm đối tượng PN như trên; in thành sách và phát hành làm tài liệu học tập cho PN trong các TG.
- Về nội dung GDPL cho PN, phải thay đổi ngay phần nội dung pháp luật về Thi hành án phạt tù và Quy chế trại giam trong Bộ tài liệu “Giáo dục công dân” hiện hành vì chúng đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011 khi Luật Thi hành án hình sự chính thức có hiệu lực. Việc biên soạn tài liệu/sách “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân” phải: một mặt, kế thừa những nội dung GDPL phù hợp trong tài liệu “Giáo dục công dân” hiện hành vì chúng đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn GDPL cho PN trong những năm qua; mặt khác, bổ sung ngay những nội dung GDPL mới được quy định tại khoản 1, Điều 21 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và khoản 2, Điều 8 Thông tư liên tịch số
128
02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT nhằm bảo đảm quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam. Hiện nay, Tổng cục VIII đang xúc tiến việc ban hành Chương trình khung về giáo dục cải tạo PN nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc biên soạn lại nội dung GDPL, giáo dục công dân cho PN.
- Về việc huy động những cán bộ nghiên cứu, nhà giáo dục tham gia biên soạn nội dung, chương trình GDPL cho PN, với tư cách là cơ quan chủ trì, tổ chức biên soạn tài liệu/sách GDPL dành cho PN, Tổng cục VIII phải mời được những nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia pháp luật đang công tác tại Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật, Học viện Cảnh sát... tham gia biên soạn sách “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân” vì họ là những người đã và đang trực tiếp tham gia giảng dạy pháp luật, có kinh nghiệm sư phạm, đã từng biên soạn sách chuyên khảo, giáo trình, đã từng chủ trì, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học... Việc mời được những nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia pháp luật tham gia biên soạn tài liệu/sách GGDPL cho PN chắc chắn sẽ góp phần xây dựng được một cuốn sách giáo khoa có chất lượng cao, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, phù hợp với những đặc điểm tâm lý của PN trong các TG; đáp ứng cao nhất nhu cầu tiếp nhận tri thức pháp luật của PN.
b) Tổ chức tập huấn chuyên sâu các chuyên đề giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật ở các trại giam
Sau khi tổ chức biên soạn, nghiệm thu xong và in thành sách “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân”, Tổng cục VIII, Cục C86 phải tổ chức tập huấn chuyên sâu các chuyên đề GDPL cho PN - những nội dung trong sách, bồi dưỡng các phương pháp và hình thức giảng dạy những nội dung đó cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GDPL cho PN ở các TG trước khi chính thức triển khai rộng rãi tại tất cả các TG thuộc Bộ Công an. Điều đó có tác dụng tạo sự đồng thuận, thống nhất về quan điểm, nhận thức xung quanh nội dung, phương pháp và hình thức triển khai thực hiện GDPL cho PN trong đội ngũ CBGDPL tại các TG, tránh được tình trạng “mạnh ai nấy làm”.
Khi tổ chức tập huấn các chuyên đề GDPL, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GDPL tại các TG, Tổng cục VIII cũng phải mời được những nhà khoa học, nhà sư phạm giỏi về
129
chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ sư phạm, am hiểu đặc điểm, tình hình PN trong các TG để trực tiếp đứng lớp. Đó phải là những người đủ khả năng “cầm tay chỉ việc” cho CBGDPL, có thể tạo ra những “giờ giảng mẫu” thực sự thuyết phục để những CBGDPL của các TG có thể vận dụng trực tiếp vào công việc của họ. Tuyệt đối tránh tình trạng làm qua loa, đại khái cho xong, không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả!
c) Ban hành văn bản pháp quy quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật, về hình thức bắt buộc và hình thức bổ trợ trong giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Bộ Công an, Tổng cục VIII cần xây dựng, ban hành văn bản quy phạm, trong đó quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GDPL cho PN theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT; theo đó, CBGDPL cho PN phải đạt trình độ chuyên môn từ cử nhân luật trở lên; được tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tin học, phương pháp giảng dạy và các kỹ năng mềm khác (thuyết phục, làm việc nhóm, soạn giáo án điện tử, kỹ năng đánh giá...); xác định cụ thể lộ trình để mỗi CBGDPL cho PN có thể đạt được các tiêu chuẩn đó. Những cán bộ, giảng viên bên ngoài TG được mời tham gia GDPL cho PN cũng phải đạt chuẩn theo quy định.
Về hình thức GDPL cho PN, Bộ Công an, Tổng cục VIII cần quy định cứng, bắt buộc các TG phải tổ chức học tập pháp luật của PN theo hình thức học tập trung trên hội trường/phòng học, phải có giảng viên trực tiếp lên lớp; hình thức bổ trợ là tổ chức cho PN thảo luận, viết thu hoạch theo tổ, đội, nhóm dưới sự hướng dẫn của CBGDPL kết hợp với cán bộ quản giáo. Những hình thức GDPL khác thì cho phép các TG tự vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi TG.
4.2.1.2. Tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đối với công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình GDPL là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với hoạt động triển khai thực hiện GDPL cho các đối tượng của các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới nhằm định hướng, bảo đảm cho công tác này diễn ra đúng quy định pháp luật; đánh
130
giá được kết quả của công tác GDPL. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát mà các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có căn cứ để đưa ra nhận định đúng đắn về những thành công và hạn chế của quá trình thực hiện pháp luật về GDPL, phát hiện kịp thời những biểu hiện lệch lạc, vướng mắc cần tháo gỡ; điều chỉnh, bổ sung kịp thời những khe hở, thiếu hụt của pháp luật; xử lý kịp thời các hành vi sai phạm của chủ thể GDPL.
Là cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, dựa trên cơ sở các quy định pháp luật về GDPL cho PN, Tổng cục VIII có trách nhiệm cụ thể hóa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn tổ chức, thực hiện việc GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam; còn tổ chức và thực hiện hoạt động GDPL cho PN là nhiệm vụ của các TG thuộc Bộ Công an. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Tổng cục VIII phó mặc cho các TG tự mình thực hiện GDPL cho PN; mà còn phải lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác này ở từng TG. Để có thể tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đối với GDPL cho PN trong các TG thì Tổng cục VIII phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực, bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt sâu sắc tới Đảng ủy, Ban Giám thị các TG, tới đội ngũ CBGDPL cho PN về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GDPL cho PN trong các TG. Mỗi chủ thể nói trên phải coi đó là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay; yêu cầu các chủ thể GDPL thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về tiến độ, chương trình, nội dung, hình thức và thời lượng GDPL cho PN trong các TG theo đúng văn bản hướng dẫn của Tổng cục VIII. Định kỳ hàng năm, mỗi TG phải tổ chức tổng kết, đánh giá công tác GDPL cho PN, chỉ ra cụ thể những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, xác định bài học kinh nghiệm, phương hướng tháo gỡ, biện pháp khắc phục. Kết quả tổng kết, đánh giá công tác GDPL cho PN phải được tập hợp thành Báo cáo tổng hợp và gửi về Tổng cục VIII.
Thứ hai, thường xuyên hoặc định kỳ hàng quý gửi văn bản đôn đốc, nhắc nhở Ban Giám thị các TG xây dựng chương trình, kế hoạch, thời gian biểu và yêu cầu đội ngũ CBGDPL cho PN trong TG làm tốt công tác GDPL cho cả ba nhóm đối tượng PN (mới đến TG chấp hành án phạt tù, đang chấp hành án phạt tù và sắp