Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Thương Mại Hiện Hành Về Mua Bán Hàng Hóa Thống Nhất Trong Luật Pháp Quốc Gia Và Phù Hợp Với Thông

Trong một số trường hợp khi tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa, do sự tin tưởng lẫn nhau nên khi tiến hành giao hàng không có biên bản giao nhận hàng hóa hoặc khi tiến hành giao tiền không có giấy xác nhận đã giao nhận tiền. Do đó, khi phát sinh mâu thuẫn việc giải quyết tranh chấp sẽ gặp những khó khăn rất lớn trong việc chứng minh đã thực hiện giao hàng hoặc đã thực hiện nhận tiền.

Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự thuộc về bên yêu cầu, trong khi không có các chứng từ xác nhận việc giao hàng hoặc đã giao tiền. Lúc này, để chứng minh cho việc đã giao hàng hoặc đã giao tiền cần phải dựa trên các chứng cứ gián tiếp. Do đó, để tiến hành thu thập và hoàn thiện các chứng từ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có cơ sở là rất khó khăn. Bởi vậy cần có một đơn vị chuyên nghiệp giúp các bên trong việc thu thập những bằng chứng có lợi góp phần chứng minh yêu cầu khởi kiện là có cơ sở.


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ


Trong điều kiện kinh tế thị trường, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Một số lượng lớn các giao dịch dân sự diễn ra trong đời sống kinh tế hàng ngày là giao dịch mua bán tài sản. Ở Việt Nam, cùng với tiến trình hội nhập vào đời sống thương mại quốc tế, khái niệm thương mại hàng hóa đã được đề cập trong khoa học pháp lý cũng như luật thực định nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Ngày nay, hầu hết các nước đang cố gắng thích ứng hệ thống pháp luật của mình với tính hợp lý của thị trường thế giới, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Theo số liệu của WTO và IMF, tính đến giữa năm 1996, trên thế giới đã có 101 liên minh kinh tế, thương mại được thành lập, đầu năm 2000 đã có 184 thỏa thuận về thương mại có tính chất khu vực, trong đó có 109 thỏa thuận khu vực còn hiệu lực (ví dụ như EU, ASEAN, APEC…). Với yêu cầu của thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và vận hành luật pháp các nhà nghiên cứu và các nhà thực tiễn, từng bước phải đi đến đánh giá đầy đủ hơn về cách thức, hệ thống pháp luật của mỗi nước ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước đó như thế nào. Điều này, lại càng được thể hiện một cách rõ rệt và đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết ở những nước đang chuyển đổi, trong đó có VN. Trước đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh trong tiến trình hội nhập, pháp luật về mua bán hàng hóa của VN đã và sẽ còn có những thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời của LTM năm 2005 đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật thương mại nói chung và pháp luật mua bán hàng hóa nói riêng, đã phần nào minh chứng cho những thay đổi này.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết chỉ đề cập đến thực tiễn về việc thực hiện HĐMBHH trong nước, qua đó đề xuất một số phương hướng hoàn thiện về mặt pháp lý đối với những chế định trong LTM năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước.

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật

3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại hiện hành về mua bán hàng hóa thống nhất trong luật pháp quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế

Sự ra đời của các chế định pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung và HĐMBHH nói riêng trong thời gian qua đã thực sự là cầu nối không chỉ giữa các DN trong nước với nhau mà còn tạo sự liên kết giữa các DN trong nước với DN nước ngoài. Điều này mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, đảm bảo hướng đến một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động mua bán hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Trước những thách thức của sự phát triển các loại hình kinh doanh, đón đầu sự phát triển của nền kinh tế và để tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, trong thời gian qua Nhà nước ta đã tiến hành rất nhiều chính sách cải cách về pháp luật, trong đó có cả những đổi mới liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa. Nhờ đó, hệ thống pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa cũng đã dần được hoàn thiện nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững vàng cho các DN hoạt động kinh doanh hiệu quả. Việc cải cách pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào công tác giải thích pháp luật, chi tiết hóa các chế định hình thành từ lâu, chủ yếu từ PL HĐKT năm 1989. Văn bản chuyên ngành điều chỉnh về hoạt động này là LTM 2005 được phát triển dựa trên văn bản quy phạm pháp luật cũ, mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng hiện nay còn nhiều quy định chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đặt ra. Chính vì thế yêu cầu tiếp tục điều chỉnh, phát triển các quy định còn chưa phù hợp luôn được Nhà nước ta đặt ra cấp thiết.

Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên thực hiện theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế nhưng cũng đảm bảo những lợi ích hợp pháp của các DN trong nước. Muốn thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải có các ban soạn thảo luật chuyên trách để tập trung nghiên cứu pháp luật các nước phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có chính sách “gần dân” để hiểu các mong muốn cũng như xác định được các vấn đề

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 12

mong mỏi của DN. Quan trọng hơn nữa là cho ra đời những sản phẩm là những văn bản quy phạm pháp luật về HĐMBHH có chất lượng, truyền tải được những mong muốn của cấp quản lý nhà nước cũng như hài hòa được lợi ích của người dân, DN.

Thứ nhất, tại Điều 293 LTM năm 2005 quy định: Trừ trường hợp thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với hành vi vi phạm không cơ bản.Và tại Khoản 13 Điều 3 Luật này cũng quy định: Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Ở đây, mục đích của hợp đồng là cái gì đó rất trừu tượng, khó có thể xác định, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của các bên tham gia hợp đồng. Giả sử, vào thời điểm giao kết hợp đồng một trong các bên nói rằng mục đích của việc giao kết hợp đồng là muốn bán được hàng, nhưng vào thời điểm xảy ra tranh chấp họ lại nói khác rằng mục đích của việc giao kết hợp đồng là thu lợi từ việc bán hàng. Vậy thì đâu mà mục đích thật sự. Chính điều này làm cho các chủ thể hợp đồng khi áp dụng quy định trên trong thực tiễn sẽ gặp khó khăn: dựa vào tiêu chí nào để phân biệt vi phạm nào là cơ bản, vi phạm nào là không cơ bản. Việc xác định này là hoàn toàn cần thiết vì hậu quả pháp lý của chúng hoàn toàn khác nhau, đồng thời nó còn đảm bảo được sự công bằng trong hoạt động kinh doanh thương mại.

Theo Điều 25 Công ước Viên năm 1980 quy định: Vi phạm hợp đồng được coi là cơ bản nếu vi phạm đó gây ra cho bên bị vi phạm sự tổn thất, một khoản lợi đáng kể mà họ phải có được trên cơ sở hợp đồng, ngoại trừ trường hợp nếu bên vi phạm không nhìn thấy trước hậu quả đó và những người bình thường, trong những hoàn cảnh, tình huống tương tự cũng không thể nhìn thấy trước được. VN là một nước chưa gia nhập Công ước Viên năm 1980, vậy thì nên chăng việc quy định cụ thể thế nào là vi phạm cơ bản trong LTM hay không. Thiết nghĩ là phải có văn bản hướng dẫn vi phạm cơ bản là như thế nào và áp dụng trong những trường hợp cụ thể.

Thứ hai, Điều 15.2.2 BLDS Liên bang Nga quy định: Nếu người vi phạm nghĩa vụ thu lợi từ việc vi phạm thì người bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường

cùng với những thiệt hại khác, khoản lợi đáng lẽ được hưởng không ít hơn thu nhập nói trên của người vi phạm. Có thể nói rằng, đây là một quy định hết sức mới và hiện nay mới chỉ có trong BLDS của Cộng hòa Liên bang Nga. Việc quy định trên đã giải quyết được một vấn đề mà trong thực tiễn hợp đồng thương mại luôn gặp nhưng chưa được Luật VN cũng như Luật trên thế giới điều chỉnh. Đó là tình huống khi mà bên vi phạm cố tình không thực hiện nghĩa vụ bởi vì họ thấy rằng việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có lợi hơn thực hiện hợp đồng mặc dù phải chịu bồi thường thiệt hại. Nhằm để góp phần bảo đảm trật tự cho hoạt động kinh doanh thương mại cũng như lưu thông dân sự, LTM VN nên xây dựng tương tự Điều 15 BLDS Nga.

Thứ ba, vấn đề được đặt ra là “giới hạn mức tối đa của phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm” [Điều 301 LTM]. Theo quy định này trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao nhiêu đi nữa thì bên vi phạm chỉ phải trả tiền tối đa 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Phạt vi phạm, theo nguyên tắc thực hiện hai chức năng: Thứ nhất là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; thứ hai là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Như vậy, liệu quy trình của Luật có phù hợp với mục đích vừa nêu hay không[35]. Thêm nữa, việc quy định mức phạt 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế. Có thể thấy chủ thể tham gia hoạt động thương mại là những người kinh doanh chuyên nghiệp, vì vậy khi ký kết hợp đồng họ phải biết được mức thiệt hại nào là có thể nếu nghĩa vụ hợp đồng đó bị vi phạm. Ngoài ra quy định này trái với BLDS năm 2005 và không phù hợp với pháp luật quốc tế. Pháp luật các nước không hạn chế mức phạt vi phạm mà chỉ quy định rằng mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng. Mức phạt này có thể được Tòa án điều chỉnh khi có yêu cầu của một trong trường hợp thiệt hại thực tế do vi phạm là quá thấp hoặc quá cao so với mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận [Mục 2 Điều 333 BLDS Liên Bang Nga]. Do đó, pháp luật VN nên học tập theo cách lập pháp của các nước nêu trên để điều chỉnh về mức phạt vi phạm khi vi phạm hợp đồng thương mại hàng hóa.

Thứ tư, việc chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro từ người bán sang người mua đối với hàng hóa trong HĐMBHH là một vấn đề hết sức phức tạp và có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Theo LTM quy định: nếu không có thỏa thuận khác hay pháp luật không có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao [Điều 62]. Tại các điều đề cập đến việc chuyển rủi ro như Điều 57, 58, 59, 61 cũng có nhắc đến khái niệm hàng hóa được chuyển giao. Tuy nhiên, thời điểm mà hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào thì LTM không quy định rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay trên thực tế. Đối tượng của HĐMBHH là hàng hóa đồng loại hay hàng hóa đặc định. Có thể nói rằng, trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng. Điều kiện cần thiết để quyền sở hữu hàng hóa đồng loại được chuyển từ người bán sang người mua là những hàng hóa đó phải có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường sao cho phù hợp với mục đích của hợp đồng. Còn đối với hàng hóa đặc định, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa được pháp luật các nước khác nhau quy định khác nhau. Chẳng hạn, Điều 459 BLDS Nga quy định: Trong trường hợp không có sự thỏa thuận thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và song song đó BLDS quy định rõ ràng, khi nào thì người bán mới được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Từ sự phân tích trên, LTM hay BLDS VN năm 2005 cần có thêm điều khoản quy định khi nào thì người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Có như vậy, các quy định về chuyển quyền sở hữu cũng như chuyển rủi ro từ người bán sang người mua đối với hàng hóa trong HĐMBHH mới được coi là chặt chẽ.

Thứ năm, về trường hợp miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng quy định tại Khoản 2 Điều 294 LTM năm 2005. Lại thêm một lần nữa thương nhân gặp nhiều lúng túng khi gặp phải khái niệm cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Vì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền là cơ quan cấp nào? Cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền ban hành ra quyết định đó nhằm mục đích gì? Việc pháp luật không có quy định rõ ràng những vấn đề nói trên chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định một quyết định nào đó của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có phải là trường hợp miễn trách nhiệm hay không.

3.1.2. Tăng cường các cơ chế hỗ trợ ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong thực tiễn của hoạt động thương mại liên quan đến mua bán hàng hóa nói riêng cũng như các hoạt động giao dịch mà pháp luật điều chỉnh nói chung, nếu Nhà nước chỉ hướng tới hoàn thiện về các quy định pháp luật để ngày càng chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với mọi vấn đề thì chưa đủ. Để mọi hoạt động trong xã hội được diễn ra theo đúng với tinh thần của pháp luật và mang lại hiệu quả đối với các thành phần tham gia quan hệ pháp luật đó thì ngoài hành lang pháp lý ra, yếu tố quản lý nhà nước, cơ chế hỗ trợ thực hiện triển khai tinh thần của pháp luật cũng luôn được đặt ra cấp thiết không kém. Trong hoạt động thương mại về mua bán hàng hóa cũng vậy, ngoài hệ thống pháp luật vững chắc, nó còn cần có nhiều cơ chế hỗ trợ triển khai và thực hiện mới mang lại hiệu quả. Để làm được điều này, không những Nhà nước mà các tổ chức, cá nhân trong xã hội cần ý thức và thực sự bắt tay vào những hành động thực tiễn phù hợp với vai trò và chức năng của mình liên quan đến pháp luật và quá trình triển khai thực hiện HĐMBHH.

Kinh doanh là hoạt động của con người, do đó hiệu quả kinh doanh tùy thuộc vào năng lực của người kinh doanh. Trong sự phức tạp và đầy những thử thách của nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về HĐMBHH nói riêng cho các cán bộ kinh doanh là thật sự cần thiết. Các DN cần phải thường xuyên cập nhật thông tin pháp lý; xây dựng tổ chức pháp chế trong DN; sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật một cách thường xuyên và có hiệu quả; lãnh đạo cán bộ DN có kế hoạch định kỳ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật HĐMBHH. Điều này sẽ giúp DN tránh được những rủi ro không đáng có khi giao kết và thực hiện hợp đồng.

Các DN cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại, xác định rõ nghĩa vụ của các bên. Đặc biệt là nghiên cứu về chế tài khi vi phạm

hợp đồng thương mại; cần phải xem xét tổng thể về nội dung, điều kiện áp dụng và các nghĩa vụ có liên quan đến các chế tài đó. Đặc biệt, khi có hành vi vi phạm xảy ra các DN cần xác định đúng tính chất của hành vi đó. Ứng với mỗi hành vi vi phạm hợp đồng thương mại sẽ có những chế tài áp dụng tùy theo tính chất của hành vi vi phạm là cơ bản hay không cơ bản. “Vi phạm cơ bản là vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” . Một trong các chế tài mà các bên có thể áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm cơ bản là hủy hợp đồng. Việc xác định tính chất của hành vi vi phạm sẽ giúp DN áp dụng được đúng và đủ các chế tài cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mình trong cả trường hợp bị vi phạm hay vi phạm hợp đồng thương mại.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện hành trong nước

Điều chỉnh quy định về khái niệm vi phạm cơ bản

Điều chỉnh khái niệm “vi phạm cơ bản” trong LTM 2005 hoặc ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về nội hàm khái niệm này. Nên kế thừa cách khái niệm của Công ước viên, theo đó để được xem là vi phạm cơ bản thì sự vi phạm đó phải đạt được ba tiêu chí: Có sự vi phạm hợp đồng; Sự vi phạm đó dẫn đến hậu quả không mong muốn cho bên bị vi phạm; và bên vi phạm có lỗi vô ý, không nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. Việc quy định rõ ràng giúp cho quá trình áp dụng được triển khai hiệu quả, từ đó hạn chế tranh chấp phát sinh và cách giải quyết tranh chấp cũng được dễ dàng hơn.

Điều chỉnh quy định về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

Xem xét sửa đổi Điều 136 BLDS 2005 theo hướng: Nên có sự phân biệt giữa thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn với thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; Không nên lấy mốc là thời điểm xác lập hợp đồng mà lấy mốc là thời điểm chấm dứt sự đe dọa hay thời điểm bên bị lừa dối biết được hay buộc phải biết được mình bị lừa dối để tính thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Như đã từng phân tích thì việc quy

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí