Đội Ngũ Cbql-Gv Giảng Dạy Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật

Bảng 2.2. Thống kê đội ngũ CBQL - GV ở 03 trường ĐHĐP năm học 2018 – 2019‌

(Nguồn số liệu 3 công khai)



STT


Nội dung

Số GV

cơ hữu

Số lượng Giáo sư

Số lượng Phó Giáo

Số lượng Tiến sỹ

Số lượng thạc sỹ

Số lượng cử nhân

Tỉ lệ GV cơ hữu có trình độ trên ThS

(%)

1

ĐH Hùng Vương

315

0

7

48

208

52

83,49

2

ĐH Hồng Đức

512

0

16

87

360

49

90,4

3

ĐH Hải Phòng

495

1

7

78

358

51

89,6

Tổng

1322

1

30

213

926

152

88,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 12


Trong bảng số liệu trên ta thấy, số giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư là 31 người, chiếm 0,25% số giáo sư, phó giáo sư cả nước (Tính đến tháng 12/2017 cả nước có 12,226 giáo sư, phó giáo sư, trong đó chỉ có 1/3 giáo sư, phó giáo sư phân bố ở các trường đại học. Trung bình, mỗi trường đại học ở Việt Nam có khoảng 20 giáo sư, phó giáo sư.) 8 . Như vậy, tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư vẫn còn rất thấp so với tỉ lệ trung bình các trường đại học toàn quốc.

Tổng số giảng viên có học vị tiến sĩ là 213 người, chiếm 1,29% số tiến sĩ của các trường đại học cả nước (các trường đại học, cao đẳng cả nước có 16,514 tiến sĩ), tỉ lệ tiến sĩ/giảng viên là 16,11% rất thấp so với tỉ lệ trung bình các trường đại học toàn quốc là 22,69% (năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%))[8].

Tổng số giảng viên và cán bộ quản lý có học vị thạc sĩ là 926 người, chiếm 2,15% số thạc sĩ của các trường đại học cả nước (các trường đại học, cao đẳng cả nước có 43.065 thạc sĩ)[8], tỉ lệ thạc sĩ/giảng viên là 88,50%.

Từ nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên của 3 trường đại học địa phương được khảo sát, tác giả đưa ra những đánh giá chung như sau:

Sau 20 năm thành lập và phát triển, đội ngũ giảng viên ở các trường đại

học địa phương đã có sự gia tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì còn khá nhiều hạn chế. Chủ yếu là: thiếu về số lượng (tỉ lệ người học/giảng viên quá cao, gấp 1,5 lần quy định), yếu về chất lượng (tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư/giảng viên, tỉ lệ tiến sĩ/giảng viên thấp), bất hợp lý về cơ cấu (thừa giảng viên khoa học xã hội, nhân văn, thiếu giảng viên khoa học kỹ thuật, công nghệ; thừa giảng viên dạy lý thuyết, thiếu giảng viên có kĩ năng nghề nghiệp giỏi), không đồng bộ về đội ngũ (đội ngũ có học hàm, học vị cao chủ yếu thuộc khối khoa học xã hội, sư phạm và nhân văn, rất ít thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ; không những thế, một tỉ lệ đáng kể người có học hàm, học vị cao đang làm công tác quản lý, ít giảng dạy)… Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên chưa toàn diện và thiếu tính trọng tâm, trọng điểm.

2.1.2. Đội ngũ CBQL-GV giảng dạy ngành công nghệ kỹ thuật

Kết quả thống kê đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành công nghệ kỹ thuật ở 03 trường được khảo sát như sau:

Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ CBQL-GV giảng dạy ngành công nghệ kỹ thuật ở 03 trường ĐHĐP, năm học 2018 – 2019‌

(Nguồn số liệu 3 công khai)



STT


Nội dung

Số GV

cơ hữu

Tổng số GV ngành kỹ

thuật

Số lượng Giáo sư

Số lượng Phó Giáo

Số lượng Tiến sỹ

Số lượng thạc sỹ

Số lượng cử nhân

Tỉ lệ GV

trên ThS

(%)

1

ĐH Hùng Vương

315

54

0

2

6

40

6

88,89

2

ĐH Hồng Đức

512

46

0

1

8

35

2

95,65

3

ĐH Hải Phòng

495

72

0

2

11

48

11

84,72

Tổng

1322

172

0

5

25

123

19

88,95

Trong bảng số liệu trên ta thấy, đội ngũ giảng viên ở các trường đại học địa phương đã có sự tăng lên về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo thực tế thì còn khá nhiều hạn chế. Chủ yếu là: thiếu về số lượng (tỉ lệ người học/giảng viên quá cao), yếu về chất lượng (tỉ lệ giáo sư, phó giáo

sư/giảng viên, tỉ lệ tiến sĩ/giảng viên thấp),… Qua trao đổi với một số cán bộ quản lý nhà trường, tác giả thấy rằng nguyên nhân chính là do nguồn lực tài chính eo hẹp nên các trường đại học địa phương chưa có nhiều chính sách động viên, khích lệ để giảng viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tuyển dụng, thu hút các giảng viên có học hàm, học vị cao về công tác tại trường.

2.1.3. Quy mô đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Hiện tại, quy mô đào tạo của 3 trường khảo sát là 30.219 SV trong đó có 4126 SV theo học các ngành công nghệ kỹ thuật chiếm tỉ lệ 13,65%. Số lượng sinh viên học các ngành công nghệ kỹ thuật chiếm tỷ lệ không cao do thời gian các trường đại học địa phương chuyển sang đào tạo đa ngành còn ngắn, cơ sở vật chất phục vụ đầu tư cho đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật còn hạn chế, đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Các ngành công nghệ kỹ thuật đào tạo trong các trường đại học hiện nay chủ yếu là: 7510101 – CNKT kiến trúc, 7510103 – CNKT xây dựng, 7510201 – CNKT cơ khí, 7510202 – CNKT Chế tạo máy, 7510203 – CNKT Cơ điện tử, 7510301 – CNKT Ðiện, điện tử, 7510303 – CNKT điều khiển và tự động hóa, 7510406 – CNKT Môi trường.

Bảng 2.4. Thống kê quy mô đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở 3 trường ĐHĐP

(Nguồn số liệu 3 công khai)



STT


Nội dung

Số ngành CN

kỹ thuật đào tạo


Tên ngành công nghệ kỹ thuật đào tạo


Hệ đào tạo

Tổng số SV NKT


Tổng số SVCQ


Tỷ lệ

%


1

ĐH Hùng Vương


03

CNKT Điện – Điện

tử, CNKT Cơ khí, CNKT Cơ điện tử


ĐH


851


7465


11,4


2


ĐH Hồng Đức


03

CNKT Điện – Điện tử, CNKT xây dựng,

CNKT môi trường


ĐH


1720


13988


12,29


3


ĐH Hải Phòng


04

CNKT Điện – Điện tử, CNKT Xây dựng, CNKT Chế tạo máy,

CNKT Cơ điện tử


ĐH


1555


8766


17,74

Tổng

10



4126

30219

13,65

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tổ chức khảo sát để đánh giá điểm mạnh, hạn chế của thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương.

2.2.2. Phạm vi và đối tượng khảo sát

Với nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả đã giới hạn phạm vi khảo sát tại 3 trường là Đại học Hồng Đức, Đại học Hải Phòng và Đại học Hùng Vương. Các nhóm đối tượng khảo sát đó là 200 cán bộ quản lý, giảng viên, 100 sinh viên, 100 cựu sinh viên và 100 nhà tuyển dụng như sau:

Bảng 2.5. Thống kê đối tượng khảo sát



TT


Tên trường

Số lượng CBQL-

GV

Số

lượng SVCQ

Số

lượng cựu SV

Số lượng TDLĐ


Tổng

1

ĐH Hùng Vương

65

30

30

30

155

2

ĐH Hồng Đức

55

30

30

30

145

3

ĐH Hải Phòng

80

40

40

40

200

Tổng

200

100

100

100

500

2.2.3. Nội dung khảo sát

Tổ chức khảo sát tập trung làm nổi bật thực trạng của các nội dung chính sau đây:

- Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhà tuyển dụng, sinh viên chính quy và cựu sinh viên về mức độ quan trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương;

- Khảo sát thực trạng chung về hoạt động đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP theo TCNL: thực trạng phù hợp của chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP; thực trạng kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP so với yêu cầu năng lực của chuẩn đầu ra; thực trạng hợp tác giữa trường ĐHĐP và doanh nghiệp;

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP theo TCNL bao gồm: quản lý đầu vào (tuyển sinh; phát triển chương trình đào tạo: mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo), quản lý quá trình (hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập) và quản lý đầu ra (hoạt động kiểm tra đánh giá KQĐT; cấp phát chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp, thông tin đầu ra; hợp tác đào tạo giữa trường ĐHĐP và DN).

- Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP theo TCNL.

- Đánh giá chung thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương, phân tích thực trạng, điểm mạnh, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng.

Để có căn cứ đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực, tác giả đã xây dựng các iêu chí, chỉ báo rõ ràng như sau:

Bảng 2.6. Một số tiêu chí đánh giá quản lý đào tạo ngành CNKT ở các trường ĐHĐP‌

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Chỉ báo


Quản lý đầu vào


Quản lý tuyển sinh

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh

Tuyên truyền, quảng bá, tư vấn tuyển sinh

Xây dựng phương thức tuyển sinh

Tổ chức xét tuyển, thi tuyển

Tổng hợp, thông báo kết quả trúng tuyển


Quản lý phát triển chương trình đào tạo. Gồm có:Chỉ đạo xác định mục tiêu đào tạo, CĐR dựa theo năng lực

Lập kế hoạch trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với khung năng lực

Xác định các nguồn lực cần thiết thực hiện mục tiêu đào tạo để đảm bảo chất lượng

Tổ chức thực hiện cụ thể hóa mục tiêu đào tạo theo khung năng lực

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật và kỹ năng mềm cho sinh viên ngành CNKT

Rà soát, điều chỉnh mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành CNKT


Quản lý thiết kế nội dung chương trình đào tạo ngành CNKT

Xây dựng KH triển khai nội dung đào tạo để đạt được khung năng lực.

Tổ chức thực hiện nội dung đào tạo theo kế hoạch.

Kiểm tra việc thực hiện nội dung đào tạo

Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung đào tạo với yêu cầu thực tiễn.

Chỉ đạo cập nhật điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo


Quản lý thiết kế phương pháp đào tạo ngành CNKT

Xây dựng kế hoạch sư dụng phương pháp đào tạo phù hợp với định hướng hình thành khung năng lực

Tổ chức triển khai đa dạng hóa phương pháp đào tạo


Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Chỉ báo



Giám sát việc thực hiện phương pháp đào tạo

Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp đào tạo với khung năng lực

Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung phương pháp đào tạo


Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành CNKT

Xây dựng kế hoạch quản lý CSVC

Tổ chức thực hiện cải thiện CSVC

Chỉ đạo công tác cải thiện CSVC

Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của CSVC với yêu cầu đào tạo ngành CNKT theo TCNL

Điều chỉnh, bổ sung CSVC


Quản lý quá trình đào tạo


Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ngành CNKT

Xây dựng kế hoạch để GV thực hiện chương trình giảng dạy, hướng dẫn SV thực hành, thực tập

Chỉ đạo GV thực hiện hoạt động biên soạn giáo trình, tài liêu phù hợp với khung năng lực

Tổ chức bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo

Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV để điều chỉnh phù hợp

Quản lý hoạt động NCKH của GV


Quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành CNKT

Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động học tập của SV

Tổ chức, chỉ đạo SV thực hiện hoạt động học tâp (học lý thuyết, thực hành, thực tập, tự học, NCKH, tự đánh giá KQHT...)

Tổ chức bồi dưỡng phương pháp học tập cho SV

Xây dựng môi trường và các điều kiện học tập cho SV

Xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật về kết quả học tập của SV


Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Chỉ báo


Quản lý đầu ra


Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ngành CNKT

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá KQĐT theo TCNL

Xây dựng quy trình, kế hoạch KTĐG theo hướng chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu đánh giá năng lực của SV và ĐBCLĐT

Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo theo TCNL

Kiểm tra việc sử dụng phương pháp, phương tiện thiết bị kỹ thuật đào tạo theo TCNL

Chỉ đạo việc kiểm tra đúng quy trình, đúng kế hoạch đáp ứng yêu cầu đào tạo theo TCNL


Quản lý cấp phát chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp

Xây dựng quy định quản lý trong in, cấp phát CC, VBTN

Xây dựng kế hoạch in, cấp phát CC, VBTN

Tổ chức cấp phát CC, VBTN đúng yêu cầu đào tạo theo TCNL

Kiểm tra, đánh giá trong quản lý in, cấp phát CC, VBTN

Điều chỉnh, bổ sung quy định trong quản lý in, cấp phát CC, VBTN


Quản lý hợp tác giữa trường ĐHĐP và doanh nghiệp

Quản lý hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D)

Quản lý hợp tác trong trao đổi nhân sự (GV, SV và chuyên gia)

Quản lý hợp tác trong xây dựng và phổ biến CTĐT

Quản lý hợp tác phát triển DN – khởi nghiệp

Quản lý hợp tác trong quản trị DN, nhà trường


Với mỗi chỉ báo có 5 mức đánh giá chung: Kém, yếu, trung bình, khá, tốt. Kém: Chưa có/chưa thực hiện.

Yếu: Đã có nhưng chưa hoàn thiện, chưa khả thi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023