Cơ Sở Lý Luận Về Đào Tạo Và Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực.

các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017[16], Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập[17]... Những chính sách bao gồm rất nhiều quy định liên quan toàn diện tới các hoạt động của trường đại học như: tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học…

Theo tác giả, những tác động của bối cảnh đào tạo mang đến cho các trường đại học không chỉ cơ hội mà cả thách thức. Vì vậy, giải pháp đặt ra là các trường đại học cần xây dựng chiến lược phát triển riêng, đồng thời thực hiện đổi mới toàn diện trong công tác quản lý. Đặc biệt quan trọng là đổi mới quản lý đào tạo vì đây là hoạt động trọng tâm của một trường đại học. Do vậy, các trường phải có cách tiếp cận mới trong quản lý đào tạo; phải nghiên cứu, tìm kiếm phương thức đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả cho rằng quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực không chỉ là xu thế tất yếu mà nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã áp dụng thành công mà đó là yêu cầu và giải pháp để các trường đại học địa phương nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tăng cường năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập. Đồng thời đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã được chỉ rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, đó là: Đối với giáo dục đại học, cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học 1 .

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn và tâm huyết thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực”. Đề tài sẽ góp phần quan trọng đối với các trường đại học địa phương nói riêng và hệ thống giáo dục đại học nói

chung trong nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào thực tiễn quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực; đồng thời là tài liệu tư vấn cho Bộ GDĐT, UBND địa phương tham khảo trong công tác quản lý, chỉ đạo toàn diện; phát huy được vai trò, hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường đại học địa phương trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương, tác giả đề xuất biện pháp quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

4.2. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

4.3. Đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1. Giả thuyết khoa học

Ở Việt Nam, trước yêu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao mà việc đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Yêu cầu đặt ra cho

các trường đại học địa phương là phải đổi mới phương thức đào tạo và cơ chế quản lý đào tạo.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chứng minh đào tạo theo TCNL và tiếp cận CIPO là các phương thức đào tạo tiên tiến và áp dụng hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế nếu đề xuất được các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo hai hướng tiếp cận trên một cách đồng bộ và phù hợp thì sẽ tác động tích cực đến chất lượng đào tạo nhân lực cũng như nâng cao uy tín, vị thế của các trường đại học địa phương trong giai đoạn hiện nay.

5.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật có đặc thù gì và nếu đi theo tiếp cận năng lực thì quy trình phát triển chương trình sẽ như thế nào để đem lại hiệu quả?

- Mô hình quản lý ở các trường đại học địa phương đem đến thuận lợi, khó khăn gì trong quản lý đạo tạo ngành công nghệ kỹ thuật? có thể dựa trên tiếp cận năng lực và mô hình CIPO để xác định các nội dung quản lý nào?

- Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương hiện nay đã dựa theo tiếp cận năng lực chưa và có những điểm mạnh/ hạn chế nào?

- Có thể dựa theo tiếp cận năng lực và mô hình CIPO để đưa ra các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương như thế nào nhằm cải thiện thực trạng?

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật (ĐH chính quy) ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

- Giới hạn chủ thể quản lý: nghiên cứu biện pháp quản lý cho đối tượng Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL trong các trường ĐHĐP.

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tại 3 trường đại học

địa phương: Đại học Hùng Vương, Đại học Hải Phòng và Đại học Hồng Đức

- Giới hạn đối tượng khảo sát: khảo sát 500 đối tượng thuộc 5 nhóm gồm: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng.

- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực trong 3 năm học gần đây (từ 2016 đến 2018).

7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp tiếp cận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống:

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương bao gồm các thành tố có mối liên hệ và quan hệ với nhau. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân tích cơ cấu của hệ thống và xem xét các mối quan hệ trong hệ thống các thành tố của quản lý đào tạo.

7.1.2 Tiếp cận CIPO:

Luận án nghiên cứu các thành tố của quản lý đào tạo theo tiếp cận hệ thống (vận dụng kết hợp các yếu tố: Đầu vào – Input; quá trình - Process) và tiếp cận phức hợp, đồng thời cũng chú trọng xem xét tác động của các yếu tố: Bối cảnh – Context và Kết quả đầu ra – Output để đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

7.1.3. Tiếp cận năng lực: Nghiên cứu quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực phải dựa trên quan điểm phát triển năng lực người học. Do đó, các biện pháp đề xuất thực hiện trong quản lý đào tạo không chỉ nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra mà quan trọng nhất là thực hiện được mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức trong thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp sau này.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm của thế giới trong việc quản lý đào tạo.

+ Nghiên cứu các văn bản về đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.

+ Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận thực tiễn cho đề tài.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra cơ bản:

Xây dựng bảng câu hỏi dành cho nhóm cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động nhằm thu thập các thông tin, số liệu: (1) Xác định thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương; phân tích các nguyên nhân của thực trạng; (2) Nội dung, mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam.

* Phương pháp phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn để thu thập đến mức tối đa thông tin, đồng thời bổ sung, kiểm chứng và làm rõ những thông tin đã thu thập thông qua phỏng vấn một số đối tượng như: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, ban chủ nhiệm khoa, tổ trưởng, sinh viên chính quy, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động.

* Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp này được sử dụng để thu thập các ý kiến của các chuyên gia. Trực tiếp trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu theo chuyên ngành của các chuyên gia Bộ GDĐT, các viện nghiên cứu khoa học giáo dục, các học viện và trường đại học để bảo đảm tính khách quan, độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến về các biện pháp quản lý đào tạo

ngành công nghệ kỹ thuật trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam.

7.2.3. Các phương pháp thống kê, xử lí số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê nhằm xử lý và phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập được từ khảo sát, ứng dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý dữ liệu.

7.2.4. Các phương pháp kiểm chứng

+ Phương pháp khảo nghiệm: Mục tiêu khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

+ Phương pháp thử nghiệm: Ứng dụng các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương. Triển khai thực hiện thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm một biện pháp ở một trường đại học địa phương.

8. Những luận điểm bảo vệ

8.1. Việc áp dụng phương thức đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam tất yếu phải đổi mới quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu cơ bản của đào tạo theo tiếp cận năng lực.

8.2. Vận dụng các yếu tố của mô hình CIPO vào quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, cụ thể: yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo, yếu tố đầu ra, tác động của bối cảnh sẽ giúp cho quá trình quản lý đào tạo ở các trường đại học địa phương đạt hiệu quả hơn.

8.3. Các biện pháp được đề xuất sẽ khắc phục hạn chế, yếu kém trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương, góp phần tạo ra sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Luận án đã tạo dựng được khung lý thuyết, làm sáng tỏ thêm lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương trong bối cảnh đổi mới giáo dục

hiện nay. Theo tiếp cận năng lực, vận mô hình CIPO nhằm kiểm soát đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và tính đến cả yếu tố môi trường tác động đến chất lượng nhân lực được đào tạo.

9.2. Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam nhằm phát hiện những điểm mạnh, hạn chế trong thực tiễn quản lý đào tạo và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong các trường đại học địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương trước tác động của bối cảnh.

9.3. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích, ít nhất là ở giai đoạn đầu áp dụng phương thức đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong các trường đại học và đặc biệt là các trường đại học địa phương; giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách giáo dục có cơ sở xây dựng giải pháp chiến lược cho các trường đại học địa phương nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

Chương 2: Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG‌

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC‌


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra nhanh chóng bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cùng những thách thức mới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trở thành mối quan tâm của mọi quốc gia bởi lẽ chất lượng giáo dục đại học là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, là ngọn nguồn để duy trì sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đã có nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đưa ra những luận điểm với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về các công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học theo tiếp cận năng lực

* Các nghiên cứu ở nước ngoài

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, chú trọng và đã có nhiều nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, trong đó phải kể đến các công trình của các tác giả:

Theo Clark, F.W.(1976) trong cuốn“Characteristics of the competency- based curriculum” (Đặc điểm của chương trình giảng dạy dựa trên năng lực)

[90] đã chỉ ra đào tạo dựa trên năng lực (Competency based education) xuất hiện đầu tiên ở Mỹ. Đạo luật Nông nghiệp Morrill Land 1862 đã cung cấp nền tảng đầu tiên cho khái niệm nền giáo dục ứng dụng dựa trên nhu cầu của các

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí